Ấn tượng hang Mỏ Rẹ
Từ quốc lộ 1B, thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn rẽ vào đường đi xãTân Lập, đi khoảng 12 km, du khách sẽ đến với hang Mỏ Rẹ, thuộc thôn Nam Hương II, xã Tân Hương, huyện Bắc Sơn.
Đây là nơi hoạt động bí mật của các đồng chí lãnh đạo Xứ uỷ Bắc Kỳ và là nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt phá vòng vây của địch vào ngày 28/2/1941. Hang Mỏ Rẹ có nhiều cảnh sắc đẹp, mang nhiều dấu ấn lịch sử, vì vậy, đây sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan, trải nghiệm, khám phá.
Hang Mỏ Rẹ nằm trong núi Mỏ Rẹ, núi có độ cao 480 m so với mặt nước biển. Tổng khu vực hang có diện tích trên 9.304 m2, hang nằm giữa lưng chừng núi và cửa hang quay về hướng Tây Bắc
Trong hang, những khối thạch nhũ với muôn hình vạn trạng rủ xuống, tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí
Khi có ánh sáng chiếu vào, một số khối thạch nhũ dường như phát sáng
Video đang HOT
Ở đáy hang, nước vẫn nhỏ xuống từng giọt, tạo nên một vũng nước có diện tích khoảng 15m2
Khối thạch nhũ giống hình răng cưa
Những viên sỏi, đá nhỏ nằm dưới đáy hang
Nhiều cột nhũ đá có đường kính lên đến 3m, cao 30m
Nước đọng trên thạch nhũ
Một số tảng thạch nhũ bị rơi xuống đáy hang
Nhiều tầng thạch nhũ xếp chồng lên nhau
Ấn tượng thác Tiên
Dịp ghé thăm thác Tiên, xã Dền Sáng (Bát Xát, Lào Cai), chúng tôi có cơ hội khám phá vẻ đẹp hoang sơ, huyền bí của thác nước mà theo truyền thuyết là nơi các nàng tiên hạ phàm.
Ông Tẩn A Lù, người Dao, thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng là người dẫn đường cho chúng tôi tới khám phá, chiêm ngưỡng thác Tiên. Tương truyền, cái tên thác Tiên bắt nguồn từ một truyền thuyết được các già làng kể lại rằng, từ xa xưa, khu vực cụm ao Tiên, thôn Ngải Chồ, xã Dền Sáng này được thiên nhiên ban tặng cho cảnh quan đẹp, núi non kỳ vỹ, thác nhiều tầng, nguồn nước trong lành, khí hậu mát mẻ. Vì yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng và ruộng bậc thang nơi đây, các tiên nữ trên thiên đình thường hạ phàm vui chơi, tắm mát ở khu vực này. Vì vậy, người dân gọi nơi đây là thác Tiên và ao Tiên.
Rừng vầu đẹp tự nhiên và huyền bí.
Để tới được thác Tiên, chúng tôi phải đi bộ khoảng 20 phút qua rừng vầu và chè cổ thụ. Tôi thực sự bất ngờ, choáng ngợp và thích thú với việc đi bộ dưới những rặng vầu cao tít tắp, với cảm giác yên bình, thơ mộng. Theo ông Tẩn A Lù, cây vầu mọc hoàn toàn tự nhiên và được người dân bảo vệ theo phong tục địa phương, không ai vào rừng chặt, phá bao giờ. Vì vậy, rừng vầu ở đây mọc sum suê, san sát, lá cây rụng xuống phủ trên mặt đất tạo thành lớp thảm dày.
Vừa qua rừng vầu, còn chưa hết tiếc nuối với khung cảnh lãng mạn, chúng tôi được khám phá vùng chè Shan tuyết cổ thụ, với khoảng 2 ha nằm ngay dưới chân thác. Những cây chè cao sừng sững, vươn mình trong nắng, bật búp xanh non tua tủa. "Cây chè ở đây được người dân trong thôn giữ gìn, bảo tồn với những quy tắc nghiêm ngặt. Không ai tự ý tới đây thu hoạch chè để bán hay tích trữ cho cá nhân. Chỉ thi thoảng người dân dẫn khách vào tham quan thác Tiên hoặc có việc vào khu vực này thì hái vài nắm chè về đun uống, đãi khách", ông Hoàng Kim Siểu, Trưởng thôn Ngải Chồ cho biết.
Qua rừng vầu và vùng chè cổ thụ, leo bộ thêm hơn 100 m, chúng tôi tới khu vực thác Tiên. Đứng từ xa, tiếng thác nước ào ào như mời gọi. Tầng thác cuối ẩn hiện sau một hang đá rộng lớn, với khe nước trong mát có thể nhìn thấu đáy. Ngược theo dòng nước đi vào bên trong hang, thác Tiên hiện ra như dải lụa trắng bắt nguồn từ đỉnh trời như thách thức sự tò mò, khám phá của những người tới đây.
Vẻ đẹp thác Tiên.
Thác Tiên nằm ở độ cao hơn 1.300 m so với mực nước biển, gồm 5 tầng thác, xuất phát từ đỉnh Lảo Thẩn. Càng lên cao, các tầng thác càng nhỏ dần, nhưng vẫn mang vẻ đẹp hoang sơ mà kỳ vỹ, hiếm có. Để lên được các tầng thác, chúng tôi phải vượt qua nhiều điểm dốc đứng, trơn trượt. Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của ông Lù, chúng tôi leo lên được tầng thác phía trên khi trời đã xế chiều. Đứng ở đây, những giọt nước li ti tỏa ra từ dòng thác như những cơn mưa phùn mát lạnh và ngắm nhìn cỏ cây, hoa lá khiến chúng tôi quên mệt mỏi, khó khăn của chặng đường vừa trải qua.
Du khách khám phá thác.
Cũng theo ông Tẩn A Lù, để thuận tiện cho du khách, người dân địa phương đã mở đường, kê đá, tạo bậc đi. Dưới chân thác, người dân cũng tạo thêm mặt bằng để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống của khách khi khám phá nơi này. Hiện nay, 25 hộ trong cụm khu dân cư ao Tiên đang được giao quản lý và khai thác dịch vụ du lịch ở thác Tiên.
Trong hành trình khám phá thác Tiên, du khách sẽ được người dân dẫn đi tham quan ruộng bậc thang, ao Tiên, rừng vầu và vùng chè cổ thụ. "Huyện Bát Xát đã có kế hoạch xây dựng nơi đây thành điểm du lịch, nhằm hiện thực hoá Đề án 05 của Huyện ủy Bát Xát về việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Bát Xát giai đoạn 2020 - 2025. Huyện cũng mong có thêm các nguồn đầu tư để xây dựng thác Tiên thành điểm du lịch hấp dẫn, vừa quảng bá nét đẹp của địa phương, vừa tăng thu nhập cho người dân", ông Phạm Văn Tâm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát cho biết.
Hòa mình vào xứ Huế mộng mơ, nên thơ trữ tình Dù đã trở về được hơn 1 tháng nhưng đến giờ du khách vẫn ấn tượng và nhớ về xứ Huế mộng mơ. Cuộc sống ở nơi này nên thơ, trữ tình, người dân hiền hòa, di tích lịch sử và công trình kiến trúc rất đẹp... Một lần đặt chân đến với mảnh đất Cố đô Huế, du khách không thể nào...