Ấn tượng Đất mũi Cà Mau
Mũi Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau) là một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến của du khách trong hành trình đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2030, Khu du lịch Mũi Cà Mau sẽ đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là Khu Du lịch Quốc gia. Trong chuyến công tác gần đây, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có dịp tới mũi Cà Mau, ghi lại một số hình ảnh của địa danh này.
Công trình Đường Hồ Chí Minh điểm cuối Cà Mau được hoàn thành tháng 3/2019. Công trình gồm 1 trụ giữa cao 19m cùng 2 bên là phù điêu miêu tả cảnh chiến đấu bảo vệ đất nước và xây dựng phát triển quê hương của người dân Cà Mau.
Du khách đến Cà Mau đều chụp cho mình bức ảnh kỷ niệm.
Hình tượng con tàu và cánh buồm căng gió hướng ra biển khơi, trên cánh buồm có chữ “Mũi Cà Mau”.
Cây cầu dài 3km đưa du khách thăm những khu rừng ngập mặn và ngắm mặt trời mọc từ biển phía Đông và mặt trời lặn từ biển Tây. Cuối con đường là đền thờ Lạc Long Quân.
Video đang HOT
Hình tượng người Mẹ cạnh đền thờ Cha vùng nam tổ quốc, là sự tri ân của lớp con cháu hôm nay với tổ tiên lên rừng, xuống biển mở mang bờ cõi.
Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau mô phỏng kiến trúc Cột cờ tại Thủ đô Hà Nội, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Biểu tượng con cua có kích thước khổng lồ – một đặc sản của Cà Mau.
Thế nhưng cái đặc trưng nhất của Cà Mau vẫn là rừng ngập mặn với những cây ngập mặn khổng lồ, tạo sự hứng khởi với du khách.
Đan xen với các công trình hiện đại, mũi Cà Mau vẫn giữ những nét cổ xưa đó là những cây cầu khỉ, dấu ấn một thời gian khó vùng sông nước.
Lá chắn xanh nơi biển cạn
Cùng với việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước rộng 2.071,5ha với những quy định bảo vệ nghiêm ngặt, Thừa Thiên - Huế còn tăng cường chăm sóc và trồng mới hàng trăm héc ta rừng ngập mặn trên toàn hệ thống phá Tam Giang - Cầu Hai.
Rú Chá, viên ngọc xanh bảo tồn đa dạng sinh học giữa phá Tam Giang
Nơi đây được ví là biển cạn hay bảo tàng đa dạng sinh học lớn nhất Đông Nam Á với 1.300 loài tôm cá, thực vật và chim muông. Lá chắn xanh - rừng ngập mặn này đã tạo môi trường thuận lợi cho muôn loài sinh sôi; trở thành bức bình phong bảo vệ an toàn nhà cửa, ruộng vườn của người dân, công trình hạ tầng giao thông, hồ đập và hoạt động sản xuất trồng trọt, nuôi trồng thủy sản trước thiên tai bão lũ.
Trồng và chăm sóc rừng ngập mặn
Nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn
Bần chua rễ phát triển thành gốc to, mọc sâu, ngày càng được trồng nhiều tại vùng đất ngập nước phá Tam Giang - Cầu Hai để chống sạt lở
Cứu hộ bồ nông chân xám quý hiếm kẹt lưới ngư dân
Cá tôm góp phần cải thiện thu nhập cho người dân trong vùng
Du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ của rừng ngập mặn
Khám phá nét đẹp bản Vàng Pheo Nằm cách trung tâm Tp. Lai Châu khoảng 30km, bản Vàng Pheo thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ được biết đến với tên gọi "Thung lũng mỹ nhân". Vàng Pheo là một trong những bản cổ của người Thái trắng, nơi không chỉ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên mà còn mang nhiều nét văn hóa đặc sắc. Múa mời rượu Thiếu...