Ấn tượng đặc biệt nhất của ông Dương Trung Quốc về Tướng Giáp
“Tôi cũng có nhiều cơ hội được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành riêng cho mình. Đại tướng luôn quý trọng, tôn trọng mọi người. Dù tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều người, ở nhiều địa vị khác nhau, nhưng Đại tướng luôn tìm thấy ở mỗi người những điểm tốt, những điểm mạnh để khích lệ”, nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh tư liệu của Đại tá Trần Hồng).
Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hóa dân tộc”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều vị tướng lĩnh, nhiều nhà khoa học và giới văn nghệ sĩ.
Trao đổi với Dân Việt, ông Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật lớn của lịch sử, đề tài về ông hết sức phong phú. “Lần này chúng tôi tổ chức thảo về Đại tướng là tiếp cận từ góc độ văn hóa, chính văn hóa là bao trùm hơn hết. Cuộc hội thảo sẽ khơi gợi nhiều vấn đề để chúng ta hiểu một cách thấu đáo hơn, bền vững hơn về giá trị những di sản mà thế hệ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người Anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã để lại”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc (ảnh Đàm Duy).
Là người nghiên cứu lịch sử, có dịp gần gũi với Đại tướng, ông có ấn tượng đặc biệt gì về Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Tôi có cơ hội được gần gũi với Đại tướng khá nhiều, nhất là trong công việc liên quan đến nghề nghiệp và trong một số hoạt động khác. Tôi cũng có nhiều cơ hội được Đại tướng dành riêng cho mình. Đại tướng luôn quý trọng, tôn trọng mọi người. Dù tiếp xúc, gặp gỡ với nhiều người, ở nhiều địa vị khác nhau, nhưng Đại tướng luôn tìm thấy ở mỗi người những điểm tốt, những điểm mạnh để khích lệ.
Được biết ông có tham dự hai cuộc Đại tướng đón tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tầm văn hóa của Đại tướng thể hiện thế nào trong lần gặp gỡ phía từng là cựu thù, thưa ông?
- Đại tướng luôn thể hiện là người thiện chí, khoan dung và luôn hướng tới những giá trị tốt đep, do đó tôi thấy sự thuyết phục ở Đại tướng rất cao. Những vị tướng, những chính khách trước đây từng là đối phương của ta nhưng họ đều tỏ thái độ hết sức tôn trọng Đại tướng.
Video đang HOT
Đúng là tôi có hai lần may mắn được dự cuộc đón tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara. Đặc biệt tôi còn được dự cuộc đón tiếp của Đại tướng với con trai của cố Tổng thống Mỹ John F.Kennedy. Qua những lần đó tôi thấy Đại tướng rất tinh tế trong ứng xử, con trai của cố Tổng thống Mỹ kém Đại tướng rất nhiều về tuổi tác nhưng ông vẫn rất tôn trọng vị khách này. Trong câu chuyện Đại tướng luôn nhắc tới giá trị lịch sử như những bài học sâu sắc để hướng tới hòa bình.
Tôi nhớ mãi câu hỏi con trai cố Tổng thống John F.Kennedy với Đại tướng: Ông nghĩ thế nào về bố tôi? Đại tướng nói, đương nhiên bố ngài là vị Tổng thổng của một nước lớn nhưng hình như khi nhận ra sai lầm của Mỹ ở Việt Nam thì ngay sau đó ông cũng qua đời (bị ám sát năm 1963). Con trai cố Tổng thống John F.Kennedy nói ông rất xúc động khi được nghe điều đó từ Đại tướng.
Thông thường đối với vị tướng, nhất là những người trải qua chiến đấu, họ thường thể hiện sự mạnh mẽ, hay có thể nói rất “võ tướng”, tuy nhiên điều nhiều người nhận thấy ở Đại tướng lại là sự khiêm nhường, mềm dẻo, có những lúc ông còn tỏ ra nhẫn nhịn, ông có suy nghĩ gì về điều này?
- Khi bàn về điều này thì chúng ta trở lại câu chuyện lịch sử xa hơn một chút, đó là cách dùng người của Hồ Chủ tịch. Từ việc rất tinh tế trong đặt tên bí danh của Bác, tại sao Bác lại đặt tên cho Đại tướng là Văn, trong khi giao việc võ (quân sự), cũng như chỉ thị đầu tiên về xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó xây dựng điều cốt lõi là chính trị, tuyên truyền chính trị, vận động quần chúng, đoàn kết toàn dân. Tôi cho rằng, đó chính là nguyên nhân, là cội nguồn của mọi chiến thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người thực thi đường lối đó trong thực tiễn chiến tranh giữ nước.
Ông luôn coi chiến tranh là con đường để dẫn tới hòa bình, ông không phải vị tướng chỉ coi vinh quang của mình trên chiến trận.
Như ông đã nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật lớn, đề tài về ông hết sức rộng lớn, vậy làm thế nào để tiếp cận một sâu sát nhất, thưa ông?
- Không có gì sâu sát hơn là từ thực tế cuộc sống, đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp 5 năm trước đây đã cho chúng ta một thông điệp rất lớn. Đó là những người nào mang lại lợi ích cho nhân dân, vì dân, vì nước thì được dân quý trọng và trả lại bằng chính tình cảm của họ.
Xin cảm ơn ông (!).
Theo Danviet
Ảnh: Tư liệu quý 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến khu Việt Bắc'
Nhân 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (4/10/2013), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm giới thiệu nhiều tư liệu quý.
Triển lãm "Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến khu Việt Bắc" là hoạt động tri ân, tưởng nhớ với tấm lòng thành kính dâng lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "Người anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tại đây, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày hơn 200 hình ảnh, hiện vật.
Triển lãm trưng bày theo ba chủ đề: Chiến khu Việt Bắc - cái nôi của cách mạng Việt Nam; Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ chiến khu Việt Bắc đến ngày toàn thắng và Đại tướng của nhân dân.
Bộ bàn ghế mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp dùng để làm việc và tiếp khách tại căn nhà số 30 Hoàng Diệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì Lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) ngày 22/12/1944.
Bộ quân phục, mũ và giầy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Áo dân tộc Nùng được ông Võ Nguyên Giáp mặc thời kỳ gây dựng cơ sở cách mạng ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 1941.
Bàn Quân lệnh số 1 ông Võ Nguyên Giáp đọc trong Lễ xuất quân của Đội Việt Nam Giải phóng quân trước khi về giải phóng thị xã Thái Nguyên ngày 16/8/1945 (trái).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên Hội đồng Chính phủ sau lễ phong quân hàm Đại tướng tại Lục Rã, chân đèo De, ngày 28/5/1948.
Đại tướng chủ trì Hội nghị Thường trực Quân ủy Trung ương quyết định mở chiến dịch ở Nam Tây Nguyên và mục tiêu chủ yếu là giành lấy Buôn Ma Thuột, tháng 1/1975.
Nhân dân chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm chiến khu xưa, năm 2004.
Triển lãm kéo dài đến ngày 20/11.
ĐĂNG KHOA
Theo VTC
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chuyện chưa kể về khôi phục hang Cốc Bó "Khi trao đổi với chúng tôi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Hang Cốc Bó (trong quần thể khu di tích lịch sử đặc biệt Pác Bó (Cao Bằng) là di tích lịch sử hàng đầu của nước ta. Không có hang này thì không có Cách mạng Tháng Tám, không có Quốc khánh ngày 2.9, không có nước Việt Nam dân...