Ấn tượng clip Israel thử nghiệm tên lửa đối không Barak 8
Đoạn clip quay chậm mô tả chi tiết quả đạn đối không Barak 8 rời bệ phóng đứng đánh chặn mục tiêu bay trên không.
Đoạn clip quay chậm mô tả chi tiết quả đạn đối không Barak 8 rời bệ phóng đứng đánh chặn mục tiêu bay trên không.
Mới đây, vào ngày 10/11, lúc 7h20 phút sáng (giờ Israel), Công ty công nghiệp hàng không Israel (IAI) phối hợp với Bộ Quốc phòng Israel đã thực hiện bắn thử thành công lần đầu tiên hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa Barak 8.
Cuộc thử được thực hiện ở thao trường thử nghiệm tại sa mạc Negev sử dụng tất cả các yếu tố liên quan tới biến thể trên bộ và trên biển của hệ thống bao gồm: radar mạng pha; hệ thống kiểm soát chiến trường; hệ thống thông tin liên lạc và đạn đánh chặn Barak-8. Mục tiêu đánh chặn là bia bay không người lái mô phỏng cuộc tấn công của máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Khoảnh khắc đạn Barak-8 rời bệ phóng thẳng đứng.
Khoảnh khặn đạn đánh chặn thành công.
Barak 8 là hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa cực kì hiện đại do Israel và Ấn Độ cùng hợp tác phát triển để trang bị cho các tàu chiến hải quân hai nước. Barak 8 được thiết kế để đánh chặn nhiều loại mục tiêu như tên lửa diệt hạm, máy bay, UAV cũng như tên lửa hành trình siêu âm.
Đạn đánh chặn nặng 275kg, dài 4,5m, đường kính thân 0,54m, lắp đầu nổ nặng 60kg, kết cấu 2 tầng động cơ đẩy cho tầm bắn tối đa 70km, độ cao đánh chặn tới 16km. Nó sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến gồm kênh liên kết dữ liệu GPS S-band, đầu tự dẫn pha cuối đa quang phổ, đầu tự dẫn radar chủ động AESA.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Tên lửa đối không Trung Quốc "xưng bá" ở Đông Phi
Với tầm bắn xa tới 50km, tham chiến cùng lúc 12 mục tiêu, tên lửa Thiên Long 50 mà TQ bán cho Rwanda được xem là mạnh nhất vùng Đông Phi.
Tạp chí Khán Hòa tiết lộ, Trung Quốc đã xuất khẩu thành công tên lửa đất đối không Thiên Long 50 (Sky Dragon 50) cho một nước Đông Phi (khả năng cao là Rwanda). Đây là tên lửa đất đối không thế hệ mới được phát triển trên cơ sở thiết kế không đối không PL12, tầm bắn 3-50km, bắn cao 30m tới 20km và đã được phê chuẩn xuất khẩu từ 2 năm trước. Nhưng theo tạp chí này thì số lượng thiết bị phóng mà Rwanda mua sẽ rất hạn chế.
Xe phóng tên lửa Thiên Long 50 do Trung Quốc chế tạo.
Tên lửa Thiên Long 50 được cho là tên lửa đất đối không mạnh nhất có khả năng tác chiến tại khu vực Đông Phi. Đơn vị phóng nhỏ nhất của loại tên lửa này là 4 xe phóng, cho nên số lượng mà đất nước này mua không thể dưới 4 xe, nếu không cũng sẽ vô tác dụng.
Lý do Lục quân và Hải quân Trung Quốc không trang bị tên lửa Thiên Long mà lại lựa chọn tên lửa đất đối không có cùng tầm bắn khác là HQ-16, nguyên nhân chủ yếu Quân đội Trung Quốc đều sử dụng công nghệ phóng thẳng đứng, trong khi tên lửa Thiên Long 50 hiện vẫn chưa có kiểu phóng thẳng đứng, mà chỉ sử dụng phóng nghiêng.
Theo thiết kế, mỗi xe phóng có 4 ống phóng và 1 radar theo dõi IBIS150 3D, với khoảng cách tìm kiếm là 130km, có thể đồng thời theo dõi cùng lúc 144 mục tiêu. Mỗi khẩu đội có 3 đến 6 xe phóng, với 12 quả tên lửa Thiên Long có thể đồng thời tham chiến 12 mục tiêu trên không.
Theo kỹ sư của dự án tên lửa Thiên Long, tên lửa này có thể thay đổi trận địa trong vòng 15 phút, thời gian phản ứng thông thường của toàn bộ hệ thống là 20 giây. Khoảng cách xe phóng và xe chỉ huy có thể cách nhau 5km.
Do tên lửa PL-12 sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động, cho nên tên lửa Thiên Long 50 cũng có khả năng "bắn và quên" (fire and forget), quá tải tối đa là 38G.
Theo Kiến Thức
Mỹ nâng cấp F-22 để mang phóng tên lửa AIM-9X Dự kiến đến năm 2017, các máy bay F-22 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tối tân AIM-9X. Dự kiến đến năm 2017, các máy bay F-22 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tối tân AIM-9X. Lockheed Martin đã kí một hợp đồng trị giá 33,4 triệu USD để chỉnh sửa lại máy...