Ấn tượng chợ phiên Sìn Hồ
Chợ phiên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu) thu hút du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vỹ và những tập quán lâu đời hình thành nên bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.
Từ cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng ở biên giới Việt – Trung, đồng hành cùng anh bạn người bản địa, theo con đường uốn lượn bên sườn núi sương giăng mây phủ, đi khoảng 30 km rẽ lên những vạt núi ở độ cao gần 1.500 m là tới chợ phiên Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Nơi đây, người ta có cảm giác lạnh giá, lẻ loi lại vừa cảm nhận được sức sống từ những thung lũng rạng rỡ bừng lên trong nắng.
Sau những cơn mưa dài hôm trước, nắng đã kịp hong khô một vài chỗ trên con đường vào chợ, nhưng cứ có sức nặng đè lên là hai bánh xe lại trơn trượt, ngoặt nghẹo, khi chúng tôi tới nơi mặt trời đã ngang đỉnh đầu. Chợ phiên Sìn Hồ họp vào ngày Chủ Nhật, thu hút rất đông đồng bào dân tộc Dao, H’Mông, Lự, Phù Lá ở trong vùng, tạo nên một chợ phiên vùng cao xôn xao, ngập tràn muôn màu sóng hoa văn thổ cẩm.
Các chàng trai, cô gái dân tộc Lự trang phục đẹp từ khắp các làng bản vùng cao rộn rã tới chợ từ mờ sáng. Họ mang theo những sản vật kiếm được từ núi rừng hay các sản phẩm thủ công. Thổ cẩm của người H’Mông, người Lự ở đây có thể bán hay dùng để trao đổi hàng hóa. Những tấm lanh của người H’Mông tự tay làm rất đẹp và bền.
Sìn Hồ – cái tên được người dân nơi đây đặt tên và chọn làm nơi họp chợ từ xa xưa nay vẫn thế, khác chăng là những mặt hàng bán đã phong phú hơn trước rất nhiều. Xưa chợ chủ yếu bán các mặt hàng cuốc, thuổng, dao quắm hay các hàng thiết yếu do đồng bào tự làm, tự bán, nay chợ bán đủ thứ, chẳng thiếu gì từ cái kim, sợi chỉ đến những mặt hàng công nghiệp, đồ trang sức bằng bạc, đồng hay lâm thổ sản của vùng Tây Bắc. Quần áo từ Trung Quốc cũng góp mặt nhưng khó tiêu thụ.
Bằng chất giọng lơ lớ của người H’Mông, anh Chảo Kim My ở Tả Phìn, huyện Sìn Hồ vui vẻ cho hay: “Mình tới chợ buôn bán thắm thoắt vậy mà đã hơn 10 năm. Bà con ở đây ưa thích dùng hàng hóa, đồ nhựa, xà phòng sản xuất trong nước, nhờ vậy việc đánh hàng dưới xuôi lên bán cũng thuận lợi, khấm khá”.
Các gian hàng bán rất nhiều váy hoa thêu tay và khâu tay, giá từ 400.000 – 1.000.000 đồng/chiếc. Khăn thêu tay giá chỉ vài chục ngàn đồng, nhưng túi đựng bạc, vòng bạc, trang sức thủ công giá lại không hề rẻ.
Những cô gái H’Mông xuống chợ, có người tới chỉ để bán một con gà 200.000 đồng rồi mua muối, dầu ăn hay vài thứ vật dụng khác. Trong khi đó, các cô gái người Giáy trong trang phục áo thân dài nhẹ nhàng, mầu đỏ, xanh tím làm nổi bật lên những gam mầu đa sắc.
Độc đáo nhất ở đây là bán rất nhiều hoa lan, từ địa lan, lan đuôi công, lan trắng, lan tím, đến lan rừng. Phong lan, địa lan 5 mầu bán chỉ 100.000 đồng/nhành. Những giò hoa lan mang sắc hương miền sơn cước có sức sống, dáng vẻ phô diễn vẻ đẹp rực rỡ đến khác lạ khiến Sìn Hồ như một rừng hoa lan.
Anh Tô Hồng Long, Giám đốc Công ty Đông Phương Travel cho biết: “Người H’Mông ở đây bảo nhau trồng thật nhiều địa lan, phong lan để vừa làm du lịch vừa phát triển kinh tế gia đình. Thăm các bản làng trồng lan ở Sìn Hồ đang được xem là một sản phẩm du lịch thu hút du khách đến với huyện vùng cao biên giới này”.
Đồng bào tới chợ phiên Sìn Hồ không chỉ để giao thương mà còn để gặp gỡ, để hẹn hò, để làm duyên hay say cái men say của núi rừng Tây Bắc. Qua những lần gặp gỡ, những tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng kèn môi, kèn lá, những bát rượu Mông Kê ướp men lá rừng, qua chén trà xanh hương thơm ngào ngạt… đã giúp nhiều người trong số họ thành vợ thành chồng.
Chị Nguyễn Thu Huyền (Hà Nội) chia sẻ: “Lần đầu đến chợ Sìn Hồ, thời tiết trong lành, mát mẻ. Người dân ở đây thân thiện, mến khách đem lại cảm giác thật tuyệt! Cảnh chợ phiên nhộn nhịp, đồng bào trong trang phục truyền thống rực rỡ, thưởng thức ẩm thực vùng cao đã cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi còn mua được hạt dổi và cải rừng về làm quà. Phiên chợ thật đậm đà bản sắc, mộc mạc như người dân nơi đây”.
Những chợ phiên mờ trong sương ở Sìn Hồ góp phần tạo nên sức thu hút của một Tây Bắc đẹp kỳ vĩ, nguyên sơ. Đi qua những cung đường chữ S, những thảm hoa cúc, những dãy hoa đào, hoa mai trải dài trên những con đường dẫn về bản nhỏ, là đã đủ nhớ mãi về Sìn Hồ./.
Thăm chợ phiên Cán Cấu, nét văn hóa nguyên sơ còn sót lại tại Lào Cai
Cán Cấu là một trong những phiên chợ hiếm hoi còn giữ được nét đặc trưng hoang sơ vốn có của người dân tộc vùng cao.
Video đang HOT
Chợ phiên Cán Cấu thuộc địa phận xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Chợ cách thành phố Lào Cai gần 100km về phía Đông Bắc và cách thị trấn Bắc Hà gần 30km theo hướng Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Không giống với những phiên chợ hay địa điểm du lịch khác tại Lào Cai, chợ phiên Cán Cấu sau bao năm tháng vẫn còn giữ được nét đặc trưng vốn có của người dân tộc vùng cao.
Đặc biệt đây là phiên chợ không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng huyện Si Ma Cai, Lào Cai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Cán Cấu là phiên chợ họp thường niên của người Mông Hoa, người Giáy, người Dao,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Khách du lịch đến đây sẽ có dịo hiểu thêm về đời sống sinh hoạt và cảm nhận nét đẹp văn hóa của người đồng bào vùng cao, không chỉ có bán buôn mà chợ còn là nơi để đôi lứa có dịp bày tỏ nên duyên với nhau.
Từ tờ mờ sáng, phiên chợ đã tíu tít người đến họp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Chợ được gọi là chợ phiên bởi chỉ diễn ra vào thứ Bảy hàng tuần, từ sáng sớm đến quá trưa. Ngoài ra, chợ còn được tổ chức vào các ngày lễ, tết trong năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngay từ sáng sớm, nơi đây tấp nập bởi rất đông người dân tộc các vùng miền nô nức kéo về, bày bán những mặt hàng địa phương đa dạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Đa số là những mặt hàng do người dân vùng cao tự làm, tự sản xuất như rau, thịt,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngoài ra, đồng bào dân tộc nơi đây còn bán những vật dụng cần thiết trong gia đình và công việc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Do vẫn còn giữ nguyên nét đơn sơ của người dân vùng cao, chợ phiên Cán Cấu luôn thu hút khá nhiều khách du lịch nước ngoài đến thăm và trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc nơi đây.
Sẽ không khó để khách du lịch có thể bắt gặp những người dân tộc trong bộ đồ rực rỡ với nhiều màu sắc mang nét truyền thống đang tíu tít chuyện trò. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Ngoài việc trao đổi hàng hóa, mua sắm, người ta đến đây còn để hòa mình vào không khí nhộn nhịp, gặp gỡ bạn bè, người thân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Kẻ bán, người mua luôn tấp nập cả phiên chợ, du khách đến đây dường như cảm nhận sự hạnh phúc vô cùng của người dân sau những ngày 'bán mặt cho đất' trên nương rẫy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Chợ phiên Cán Cẩu cũng nổi tiếng với tên gọi 'chợ trâu' nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Mỗi phiên chợ có hàng trăm con trâu đến từ các vùng miền dân tộc khác nhau như Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Yên Bái,... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
Lễ tế thần Yadnya Kasada độc đáo của người Indonesia Yadnya Kasada được xem là một trong những lễ hội độc đáo nhất và mang đậm bản sắc dân tộc của người Indonesia. Ảnh: AFP. Lễ hội Yadnya Kasada là phong tục lâu đời của tộc người Tengger. Với dân số khoảng 600.000, người Tengger chủ yếu theo đạo Hindu và sinh sống gần núi lửa Bromo, thuộc Công viên Quốc gia Bromo...