Ăn trứng sống dễ nhiễm khuẩn
Trứng là món ăn rất quen thuộc nhưng dùng như thế nào tốt nhất, có nhiều protein và an toàn nhất là điều bạn nên biết.
Nhiều người luyện tập thể hình thường bổ sung protein thông qua thực phẩm nhằm giúp cơ bắp phát triển nhanh chóng. Trong số các loại thực phẩm giàu protein, phải kể đến trứng gà. Nhiều người thắc mắc rằng giữa trứng sống và trứng được nấu chín, loại nào giàu protein hơn. Dù thắc mắc nhưng đa số đều dùng trứng sống pha với sữa hoặc thức uống, thậm chí nuốt sống.
Một số người cho rằng trứng sống nhiều protein hơn vì khi nấu nướng, nhiệt độ sẽ làm hao hụt lượng protein. Thực tế là nhiệt độ nấu thức ăn đôi khi cũng ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, nhất là những loại được nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng khi áp dụng cho hàm lượng protein có trong trứng.
Ảnh minh họa
Để định lượng hàm lượng protein, người ta dùng một thang số. Theo thang này, giá trị càng cao thì hàm lượng protein càng nhiều. Trứng sống được xem là có hàm lượng protein tương đối cao – giá trị thang số 136. Vậy, các cách nấu nướng khác thì sao?
- Trứng gà ốp-la (oeuf sur le plat): Đây là kiểu nấu nướng phổ thông và tiện dụng nhất. Trứng nấu nướng theo kiểu này có giá trị thang số protein là 136, cũng y chang trứng sống, nghĩa là lượng protein tương đưong
- Trứng đánh roodi chế biến (omelete): Dạng chế biến này cũng rất thông dụng trong các bữa cơm gia đình và trong nhiều nhà hàng, quán ăn. Chỉ số protein của loại trứng chế biến cách này là 132, chỉ thua trứng sống một chút.
- Trứng luộc: Trứng luộc được xem là… dễ làm nhất trong các cách chế biến. Thời gian để quả trứng chín hoàn toàn cả lòng đỏ và lòng trắng có thể là 10 phút. Với dạng chế biến này, trứng cũng có chỉ số protein là 132.
- Trứng la-cot (à la coque): Loại trứng chế biến này bất ngờ vươn lên đầu bảng, có chỉ số protein cao hơn cả trứng sống với giá trị 137.
Video đang HOT
Dựa vào giá trị thang số protein của các cách chế biến trứng, ta thấy trứng gà la-cot cung cấp protein nhiều nhất. Những cách chế biến còn lại chỉ thua trứng sống 4 điểm trên thang số protein, vì vậy sự hao hụt không đáng kể.
Hơn nữa, giới y tế khuyên không nên ăn trứng sống vì rất dễ bị nhiễm khuẩn. Loại vi khuẩn thường gặp ở trứng là Salmonella enteritidis, vốn là sát thủ khét tiếng gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nếu có dịch cúm gia cầm, cách tốt nhất là ăn trứng chín.
Một số người rất nhạy cảm với trứng sống. Những người có hệ miễn dịch yếu và trẻ em, người già, phụ nữ có thai không nên ăn trứng sống. Để ăn trứng an toàn mà không sợ rủi ro nhiễm khuẩn, nên nấu ở nhiệt độ trên 70 độ C.
Theo VNE
Biểu hiện bệnh tình dục cực nguy hiểm
Nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ thường không có dấu hiệu rõ ràng và khi phát hiện thì bệnh đã nặng.
Vì vậy, chị em đừng bỏ qua bất kì thay đổi nào của cơ thể vì nó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia.
Nhiễm khuẩn Chlamydia là tình trạng bệnh do vi khuẩn chlamydia tracomatis gây ra, có thể ở cơ quan sinh dục hoặc ở hệ thống cơ quan khác.
Nếu bạn là phụ nữ và quan tâm đến các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia thì bạn nên biết rằng đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất nguy hiểm, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả vô sinh và đau vùng chậu mãn tính.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là những dấu hiệu bệnh này ở phụ nữ thường khó nhận ra và khi phát hiện thì bệnh đã phát sinh các biến chứng.
Nói như vậy không có nghĩa là không có cách nào để nhận biết các triệu chứng ban đầu của bệnh này. Với những chị em nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn chlamydia thì không nên coi thường các biểu hiện sau đây.
1. Dịch âm đạo
Nếu bạn nhận thấy tiết dịch âm đạo bất thường, có thể bạn đang bị bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó, không ngoại trừ nhiễm khuẩn chlamydia. Trong trường hợp này, điều tốt nhất bạn có thể làm là đi khám phụ khoa. Các xét nghiệm có thể cho bạn biết chính xác bạn đang mắc bệnh gì.
2. Chuyện tiểu tiện thay đổi
Nếu bạn đang nghi ngờ về những dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia ở phụ nữ, bạn không bao giờ được bỏ qua cảm giác bỏng rát hoặc đau khi đi tiểu. Cảm giác này cũng có thể xuất hiện khi giao hợp. Trong trường hợp gặp các triệu chứng như vậy, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
3. Chảy máu bất thường
Khi nói đến các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia ở phụ nữ, nhiều chị em thừa nhận rằng, một trong số những triệu chứng ban đầu mà họ gặp là chảy máu sau khi giao hợp qua đường âm đạo.
Nếu chảy máu khi quan hệ tình dục bạn nên dừng ngay
Nếu bạn cũng thấy hiện tượng này, nên ngừng "quan hệ vợ chồng" trước khi đi khám và được bác sĩ kết luận nguyên nhân do đâu.
4. Đau ở gan và ở bụng
Dấu hiệu nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ cũng có thể bao gồm cả đau bụng. Những cơn đau này có thể đi kèm với đau xung quanh tử cung hay gan. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng gan không có liên quan tới các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nếu bạn bị đau ở gan thì rất có khả năng bạn bị nhiễm khuẩn chlamydia.
5. Đau họng
Những chị em đang lo lắng về các triệu chứng của nhiễm khuẩn chlamydia thì nên biết rằng đau họng cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn ở những trường hợp chị em có quan hệ tình dục bằng miệng với "đối tác" bị nhiễm khuẩn chlamydia.
6. Đau ở lưng dưới hoặc xương chậu
Cơn đau ở xương chậu hoặc ở phần lưng dưới có thể là dấu hiệu người phụ nữ đã nhiễm khuẩn chlamydia. Và khi các dấu hiệu này xuất hiện thì rất có thể nhiễm trùng đã lây lan từ cổ tử cung ra các ống dẫn trứng.
Mặc dù các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn chlamydia ở người phụ nữ không phải luôn luôn rõ ràng, nhưng chị em hãy thận trọng khi có những thay đổi bất thường của cơ thể, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến hoạt động tình dục để có thể đi khám kịp sớm và phát hiện bệnh kịp thời.
Nhiễm khuẩn chlamydia là bệnh tình dục khá phổ biến và dễ dàng lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt với những chị em có quan hệ tình dục không an toàn.
Nhiễm khuẩn chlamydia nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng niệu đạo, viêm vùng chậu, tắc ống dẫn trứng... Trong trường hợp này, người phụ nữ thường có các dấu hiệu như buồn đi tiểu liên tục, đau khi đi tiểu, co thắt vùng chậu, sốt, đau khi giao hợp và đau bụng.
Nhiễm khuẩn chlamydia còn gây nguy hiểm cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nó có thể khiến chị em khó khăn trong việc mang thai, thai ngoài tử cung, thậm chí có thể gây ra vô sinh. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, mưng mủ... thì khả năng phải phẫu thuật để cứu cuộc sống của bệnh nhân là khó tránh.
Cũng giống như bệnh lậu, người mẹ đang mang thai mà nhiễm khuẩn chlamydia thì có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, em bé được sinh ra theo cách sinh thường cũng có thể bị nhiễm bệnh. Những em bé nhiễm khuẩn chlamydia có thể phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi và nhiễm trùng mắt...
Có thể nói, nhiễm khuẩn chlamydia rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, chị em cần hết sức chú ý, phòng bệnh hơn là chữa bệnh nhé. Cách tốt nhất để phòng nhiễm khuẩn chlamydia qua đường tình dục là dùng bao cao su khi có "quan hệ".
Theo Tạp chí đàn ông
Xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc Nhiễm khuẩn trong bệnh viện được ví von là "sát thủ" gây bệnh vô hình. Có 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp luôn rình rập người bệnh. Nhóm các bác sĩ ở BV Nhân dân Gia Định đã nghiên cứu tất cả các bệnh phẩm được lấy từ các nhiễm trùng được xác định ở bệnh viện này, cho thấy có...