Ấn – Trung nỗ lực gác tranh chấp biên giới
Tranh chấp lãnh thổ là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.
Thủ tướng Singh (phải) và ông Lý trong cuộc gặp hồi tháng 5 – Ảnh: Reuters
Sau khi kết thúc chuyến thăm Nga, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc vào hôm qua. Chuyến công du của ông Singh thu hút nhiều sự chú ý bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1954, thủ tướng hai nước viếng thăm qua lại trong cùng một năm. Vào tháng 5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có chuyến thăm Ấn Độ giữa lúc căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ giữa hai phía dâng cao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua cho biết hai bên sẽ ký nhiều thỏa thuận nhằm thúc đẩy hợp tác song phương nhưng không nói rõ chi tiết, theo Tân Hoa xã. Theo giới quan sát, ngoài nỗ lực thắt chặt quan hệ kinh tế, hai nước dự kiến bàn sâu về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Hãng tin PTI của Ấn Độ tiết lộ trong chuyến công du lần này, ông Singh nhiều khả năng sẽ ký kết với Trung Quốc thỏa thuận Hợp tác quốc phòng biên giới (BDCA), vốn được Ủy ban Nội các về an ninh của Ấn Độ bật đèn xanh vào tuần trước. Đây là thỏa thuận được kỳ vọng giúp ngăn chặn xung đột giữa quân đội hai nước dọc Giới tuyến kiểm soát thực tế (LAC), đường biên giới không chính thức giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc nhân chuyến thăm, ông Singh khẳng định vấn đề biên giới Ấn – Trung phức tạp, nhạy cảm và không dễ giải quyết. Kể từ sau cuộc chiến năm 1962, dù đã ký nhiều thỏa thuận nhằm duy trì hòa bình biên giới, nhưng căng thẳng vẫn thường xuyên nổ ra giữa hai nước. Hồi tháng 4, Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ do New Delhi kiểm soát LAC, châm ngòi cho đợt căng thẳng kéo dài 3 tuần.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hai nước, ngày 22.10, Trung Quốc đã công bố Sách trắng về Tây Tạng, cáo buộc nhà sư “Đạt Lai Lạt Ma và bè lũ lưu vong” ở Ấn Độ có các hoạt động ly khai chống Bắc Kinh. Trung Quốc vốn tuyên bố khu vực Tây Tạng bao gồm phần lớn bang Arunachal Pradesh hiện thuộc quyền kiểm soát của Ấn Độ. Theo Tân Hoa xã, Sách trắng gồm 6 chương, nêu chi tiết về sự phát triển toàn diện của Tây Tạng trong 60 năm qua và khẳng định sẽ tiếp tục chính sách “đúng đắn” của Bắc Kinh với khu tự trị này.
Trung Quốc “nhờ” Singapore quảng bá đồng nhân dân tệ Trong chuyến thăm Singapore kéo dài 3 ngày kể từ ngày 21.10, Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ và người đồng cấp nước chủ nhà Teo Chee Hean đã ký 7 thỏa thuận hợp tác kinh tế, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ở Trung Quốc… Đáng chú ý nhất là thỏa thuận cho phép giao dịch trực tiếp đồng tiền tệ của hai nước. Thông cáo của Tổng cục Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết Bắc Kinh sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư Singapore định mức đầu tư 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 8,2 tỉ USD) mà theo đó các nhà đầu tư có thể dùng chính đồng tiền này để mua cổ phiếu, trái phiếu của Trung Quốc. Đổi lại, các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc cũng có thể dùng đồng nhân dân tệ để đầu tư vào thị trường tài chính Singapore. “Hợp tác mới này sẽ giúp quảng bá việc dùng đồng CNY trên thế giới thông qua Singapore”, thông cáo MAS nói.
Theo TNO
Trung Quốc, Ấn Độ đạt được thỏa thuận tránh xung đột biên giới
Trung Quốc và Ấn Độ ngày 23.10 đã cùng ký kết một thảo thuận về tuần tra biên giới tại dãy núi Himalaya nhằm xoa dịu căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ của hai nước, Reuters đưa tin cho biết.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 23.10 - Ảnh: Reuters
Theo thỏa thuận vừa đạt được, cả hai nước sẽ thông báo trước các cuộc tuần tra dọc theo Giới tuyến Kiểm soát Thực tế (LAC), đường biên giới không chính thức giữa hai nước, nhằm đảm bảo rằng các cuộc tuần tra của nước này không "bám đuôi" tuần tra của nước kia.
Điều này giúp giảm thiểu khả năng đụng độ và sẽ giúp "tối đa độ kiềm chế" mà hai phía cần có khi đối mặt tại khu vực này.
Ngoài ra, Bắc Kinh và New Delhi cũng đã thống nhất sẽ cân nhắc thiết lập một đường dây nóng giữa các quan chức cấp cao hai nước, bổ sung thêm cho đường dây liên lạc cấp lữ đoàn.
Thỏa thuận này được ký kết tại thủ đô Bắc Kinh trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
"Tôi cam đoan rằng thỏa thuận vừa đạt được sẽ giúp duy trì hòa bình, hòa hợp và ổn định tại vùng biên giới của hai nước", Reuters dẫn lời ông Lý phát biểu sau cuộc gặp gỡ người đồng cấp phía Ấn Độ.
"Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền văn minh lâu đời. Người dân hai nước đều thông thái và chính quyền hai nước có khả năng vượt qua được những mâu thuẫn dọc biên giới để chúng không làm ảnh hưỡng đến lợi ích của hai bên", thủ tướng Trung Quốc nói thêm.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp dai dẳng về vùng Aksai Chin đang do Bắc Kinh kiểm soát và bang Arunachal Pradesh thuộc sự quản lý của New Delhi. Ấn Độ tuyên bố Aksai Chin là một phần của Ladakh và cáo buộc Trung Quốc lợi dụng việc kiểm soát vùng này để tiếp tục lấn vào Ladakh mà bằng chứng là các vụ việc mới nhất. Ngược lại, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Arunachal Pradesh và gọi bang này bằng tên Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng.
Theo TNO
Ấn - Trung đạt thỏa thuận về biên giới Quan hệ Ấn - Trung có dấu hiệu ấm lên sau thỏa thuận hợp tác nhằm xoa dịu tình trạng đối đầu căng thẳng dọc theo giới tuyến. Thủ tướng Singh và Thủ tướng Lý trong lễ ký kết tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP Ngày 23.10, Ấn Độ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm giới hạn...