Ấn – Trung ký thỏa thuận về biên giới, xoa dịu đối đầu
Ngày 23.10, Ấn Độ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm giới hạn nguy cơ đối đầu trong tương lai tại khu vực biên giới đang tranh chấp, theo Tân Hoa xã.
Thủ tướng Manmohan Singh và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong lễ ký kết tại Bắc Kinh ngày 23.10 – Ảnh: AFP
Đây là kết quả của cuộc hội đàm tại Bắc Kinh giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Trong cuộc họp báo chung cùng ngày, Thủ tướng Lý nhấn mạnh hiệp ước mới sẽ giúp duy trì biên giới hai nước “một cách hòa bình, yên ổn và ổn định”.
Tờ The Times of India dẫn nội dung thỏa thuận mới nêu rõ hai nước sẽ thiết lập đường dây nóng quân sự và đồng ý ngưng các sứ mệnh do thám hoặc theo dõi hoạt động của đối phương dọc theo giới tuyến LAC.
Một điểm quan trọng khác là trong trường hợp xảy ra sự cố, cả hai phía phải kiềm chế tối đa, tránh đe dọa vũ lực, hạn chế nguy cơ nổ súng.
Video đang HOT
Thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh tình hình biên giới đang khá căng thẳng kể từ vụ binh sĩ Trung Quốc bị tố vượt qua LAC đến gần 20 km hồi tháng 4 dẫn đến việc lực lượng hai bên gườm nhau trong nhiều ngày liền. Sau đó, New Delhi liên tục cáo buộc binh lính láng giềng xâm nhập lãnh thổ, cản trở hoạt động của lực lượng Ấn.
Nhận định với AFP, một số chuyên gia cho rằng thỏa thuận trên rất cần thiết nhưng chưa đủ để giải quyết các tranh chấp giữa hai nước tại nhiều khu vực chạy dọc giới tuyến.
Bên cạnh đó, sau những cuộc gặp giữa ông Singh với ông Lý cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực thương mại, đầu tư và hạ tầng. Tuy nhiên, hai bên chưa đưa ra đường hướng cụ thể để giải quyết tình trạng thâm hụt mậu dịch của Ấn Độ với Trung Quốc ngày càng tăng (lên tới 40,77 tỉ USD trong năm 2012), theo AFP.
Theo Tinnong
Trung Quốc đang xoa dịu hay chia rẽ ASEAN?
Liên tiếp trong thời gian gần đây, lãnh đạo Trung Quốc thực hiện một loạt chuyến thăm các nước ASEAN, kêu gọi thúc đẩy quan hệ đối tác vì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực.
Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn hòa hoãn với ASEAN. Tuy nhiên, sự thực liệu có đúng như vậy?
Những tuần cuối hè và đầu thu năm 2013 có thể được coi là thời gian bận rộn của lãnh đạo Trung Quốc, khi họ liên tục công du đến các nước ASEAN. Đầu tháng 8, Ngoại trưởng Vương Nghị đến Malaysia, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Kết thúc chuyến đi, ông Vương Nghị nói Bắc Kinh đã sẵn sàng đối thoại với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông, song cũng cảnh báo các bên cần phải kiên trì
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm Indonesia. Ảnh: TL
Tiếp đó là chuyến đi của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Indonesia và Malaysia vào đầu tháng 10. Ông Tập Cận Bình phát biểu trước ở Indonesia rằng sự phát triển của Trung Quốc là vì hòa bình và hữu nghị trên thế giới, đem cơ hội phát triển đến châu Á và thế giới chứ không phải là mối đe dọa. Về vấn đề biển Đông, ông này khẳng định mọi bất đồng, và tranh chấp đều phải được giải quyết qua biện pháp hòa bình.
Sau đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Thái Lan, Brunei và Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường cho biết, Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều gạo và cao su từ Thái Lan hơn, cam kết đưa thương mại hai chiều lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Việt Nam và Trung Quốc đã ký tuyên bố chung 10 điểm khẳng định thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện trên các mặt. Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ở Brunei ngày 9-10, ông Lý Khắc Cường nói rằng, sẽ củng cố quan hệ với các nước ASEAN là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi các bên tránh để tranh chấp chủ quyền làm hỏng quan hệ với Trung Quốc.
Tờ "Southern China Morning Post" cho rằng chuyến đi của ông Tập Cận Bình nhằm "lấy lại lợi thế với ASEAN, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền, đối lại với ảnh hưởng của việc Mỹ chuyển trục chiến lược về châu Á". Còn tờ "The Straits Times" của Singapore thì nói chuyến đi này nhằm "trấn an nỗi lo sợ về sức mạnh quân sự ngày một tăng và thái độ hung hăng của Trung Quốc về các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông".
Song đáng chú ý là không một lãnh đạo nào của Trung Quốc đến Philippines, nước đang tranh chấp gay gắt với Trung Quốc ở biển Đông. Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia gọi đây là kiểu "chính trị chia rẽ" mà Trung Quốc đang áp dụng với với ASEAN kể từ sau vụ xung đột bãi cạn Scarborough với Philippines tháng 4 năm ngoái.
Giáo sư Renato Cruz de Castro, thuộc ĐH De la Salle, Philippines, nhận xét: "Họ cố gắng chia cắt ASEAN bằng cách cô lập Philippines. Trung Quốc cố gắng tạo hình ảnh mình là một bên xây dựng trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông còn Philippines là bên gây rắc rối. Vì thế chúng ta thấy tất cả các nhà ngoại giao Trung Quốc trong diễn đàn khu vực vừa qua đã cố gắng đưa ra một thông điệp với nước chủ nhà Brunei là Philippines đang gây chuyện, đang chia cắt ASEAN. Cho nên chúng ta vẫn có sự đoàn kết của ASEAN, nhưng chúng ta cũng thấy những cố gắng từ phía Trung Quốc để cô lập Philippines và cuối cùng là chia cắt ASEAN".
Một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc đang cô lập Philippines, chính là vào tháng 8 vừa qua xung quanh việc Tổng thống Philippines Aquino lên kế hoạch dự triển lãm ASEAN-Trung Quốc Expo ở Nam Ninh từ ngày 3 đến ngày 6-9. Sau khi nhận được thông báo về dự định chuyến thăm của Tổng thống Aquino, phía Trung Quốc đã gửi thư đề nghị ông nên đến vào một dịp khác thuận lợi hơn. Theo Giáo sư Castro, việc cô lập này là do Philippines nộp đơn lên tòa quốc tế liên quan đến tranh chấp chủ quyền giữa hai nước tại biển Đông. Điều mà Trung Quốc làm là chặn trước khi có bất cứ quyết định nào từ tòa đưa ra.
Năm nay kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc. Thế nhưng việc các lãnh đạo Trung Quốc phớt lờ Philippines rất có thể làm người ta đặt câu hỏi về thiện chí thực sự của Trung Quốc với ASEAN.
Theo PL&XH
Tàu đổ bộ TQ làm gì gần bờ biển Syria? Tuần trước, có tin nói rằng Trung Quốc có thể phái tàu đô bô lớn Tỉnh Cương Sơn đến bờ biển Syria. Tàu đổ bộ lớn của Trung Quốc có lượng choán nước tới 26.000 tấn. Nếu thông tin này được xác nhận, thì đây sẽ là một sự thay đổi lớn của Trung Quốc liên quan đến các cuộc xung đột cục...