Ấn-Trung khởi động đàm phán cấp cao
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn hãng tin PTI (Ấn Độ) ngày 23/2 cho biết Ấn Độ và Trung Quốc chuẩn bị thúc đẩy nhiều cuộc đối thoại cấp cao trong năm nay về một loạt vấn đề chiến lược, trong đó có quốc phòng, kinh tế nhằm củng cố quan hệ song phương.
Ngày 24/2, cuộc đối thoại quốc phòng thường niên giữa Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ R.K.Mathur và Phó Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Vương Quán Trung diễn ra tại New Delhi sẽ tập trung tìm giải pháp tăng cường xây dựng lòng tin giữa lực lượng vũ trang hai nước, trong bối cảnh song phương đã ký Hiệp định hợp tác quốc phòng biên giới hồi năm ngoái.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh thắp đèn dầu theo truyền thống Ấn Độ trong lễ khai mạc “Năm Hợp tác và Hữu nghị Trung Quốc-Ấn Độ” tại New Delhi ngày 29/3/2012. Ảnh: THX-TTXVN
Ngoài ra, hai bên sẽ bàn về các vấn đề liên quan đến quốc phòng, trong đó có chương trình trao đổi, huấn luyện và tập trận chung. Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành cuộc tập trận thường niên lần thứ 3 hồi năm ngoái sau 5 năm gián đoạn. Cuộc tập trận chung năm nay dự kiến sẽ được tổ chức tại Ấn Độ.
Cuộc đối thoại quốc phòng năm nay diễn ra sau khi phái đoàn hai nước, do Cố vấn an ninh Ấn Độ Shivshankar Menon và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì dẫn đầu, tiến hành vòng đàm phán thứ 17 về vấn đề biên giới tại New Delhi ngày 10/2 vừa qua.
Hai bên cũng sẽ tiến hành cuộc đối thoại kinh tế chiến lược (SED) dự kiến diễn ra tại New Delhi từ 18-19/3 tới. SED sẽ thảo luận biện pháp tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực quan trọng như hạ tầng, công nghệ cao, quan hệ kinh tế, thương mại, hợp tác trong hệ thống tài chính-tiền tệ quốc tế, thị trường hàng hóa, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo Baotintuc.vn/TTXVN
Đàm phán TPP tái khởi động tại Singapore
Vòng đàm phán thứ 21 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khai mạc chiều nay 22.2 tại Singapore sau khi kế hoạch hoàn tất vào cuối năm ngoái không đạt được.
Video đang HOT
Vòng đàm phán TPP cấp bộ trưởng diễn ra từ 22-25.2 tại Singapore dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công thương nước chủ nhà Lim Hng Kiang và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman - Ảnh: Thục Minh
Hãng tin Kyodo trích lời ông Akira Amari, Bộ trưởng phụ trách đàm phán TPP của Nhật Bản, cho hay ngay khi đến Singapore rằng vòng đàm phán cấp bộ trưởng lần này chưa thể là cuối cùng bởi còn "nhiều trở ngại lớn".
Hồi tháng 12.2013, vòng đàm phán thứ 20 cũng diễn ra tại Singapore với mục tiêu hoàn tất quá trình thương thảo bắt đầu từ tháng 3.2010, nhưng đã không đạt được như mong đợi.
Trước khi khai mạc vòng họp cấp bộ trưởng chiều nay, trong 5 ngày từ 17-21.2, vòng họp cấp trưởng đoàn đàm phán và các nhóm chuyên gia tại Singapore cũng "đạt được rất ít tiến bộ trong những vấn đề gai góc", Kyodo cho biết.
Tại đó, bên cạnh các phiên họp đại thể, từng quốc gia TPP đã họp song phương với mỗi quốc gia còn lại để cố lấp những khoảng cách.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (bìa trái) tại phiên khai mạc -Ảnh: Thục Minh
Một số "khoảng cách" đáng kể gồm Nhật Bản - quốc gia mới quyết định tham gia đàm phán TPP hồi năm 2013 - chưa muốn mở cửa ngành nông nghiệp, hay một số quốc gia khác chưa muốn cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Đại diện thương mại và cũng là trưởng đoàn đàm phán Mỹ Michael Froman nói tại Washington hôm 20.2 rằng vấn đề thuế quan đối với 5 sản phẩm nông nghiệp mà Nhật Bản muốn duy trì - gồm gạo, lúa mì, thịt bò và thịt heo, sản phẩm bơ sữa và đường - sẽ là các trọng tâm của vòng đàm phán cấp bộ trưởng kéo dài từ 22-25.2 này.
Chủ trì đàm phán là Bộ trưởng Công thương Singapore Lim Hng Kiang và ông Michael Froman.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu; trong khi Thứ trưởng Trần Quốc Khánh là trưởng nhóm đàm phán TPP.
Đài Loan "rất muốn tham gia"
TPP - do Mỹ khởi xướng và dẫn dắt - hiện tại có 12 quốc gia hai bờ Thái Bình Dương với tổng dân số 790 triệu người tham gia, gồm Úc, Brunei, Chile, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Với tổng giá trị kinh tế đầu ra khoảng 28.000 tỉ USD năm 2012, TPP được kỳ vọng sẽ dẫn tới một Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, sự vắng mặt của 3 nền kinh tế châu Á đáng kể là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan khiến một số chuyên gia đặt vấn đề về tính toàn diện của Hiệp định này.
Bộ trưởng Công thương Lim Hng Kiang nói trước Quốc hội Singapore hôm 21.2 rằng bất kì quốc gia thành viên nào của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) - gồm cả 3 nước và vùng lãnh thổ nói trên - cũng có thể tham gia TPP, sau khi đàm phán song phương và nhận được sự chấp thuận của từng quốc gia TPP hiện nay.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một bài trả lời phỏng vấn báo Trung Quốc gần đây cũng gợi ý muốn Bắc Kinh tham gia TPP.
Trong khi đó, một chuyên gia Đài Loan (không muốn nêu tên) cho Thanh Niên Online biết Đài Bắc "rất muốn tham gia" TPP để "hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh".
"Mỹ đã từng cho biết sẽ hỗ trợ Đài Loan tham gia TPP trong năm nay", vị này cho biết.
Vai trò "đầu kéo" của Mỹ
Theo các nhà bình luận, trừ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ban hành một quy chế nhanh cho TPP, các quốc gia thành viên sẽ vẫn thiếu hào hứng đồng thuận trước những vấn đề khó khăn.
Tổng thống Obama chỉ có thể làm được điều này khi được Quốc hội Mỹ chấp nhận.
Được biết, ông Froman có "phát tín hiệu" rằng Quốc hội Mỹ "nhiều khả năng" chấp nhận điều này.
Khi có quy chế nhanh, Tổng thống Obama có thể yêu cầu Quốc hội chuẩn thuận ngay bản thỏa thuận sau khi thương thảo hoàn tất mà không cần phải sửa chữa.
Theo TNO
Ấn Độ muốn tăng 10% chi tiêu quốc phòng Ấn Độ đã đề xuất tăng 10% chi tiêu quốc phòng cho tài khóa mới bắt đầu tư 1/4 tới, trong đó có đề xuất tăng 3,28% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí mới. Các xe tăng của quân đội Ấn Độ. Bộ trưởng tài chính Ấn Độ Palaniappan Chidambaram ngày 17/2 đã thông báo trước quốc hội rằng chi tiêu...