Ấn – Trung đồng ý ngừng đưa thêm quân đến biên giới
Quan chức quân đội Ấn – Trung đồng ý ngừng điều thêm binh sĩ lên biên giới và tránh làm leo thang căng thẳng, song chưa nhắc đến rút quân.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc ngày 21/9 gặp nhau để thảo luận về biên giới tranh chấp ở vùng Ladakh trên dãy Himalaya, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết trong hôm qua.
Thông cáo chung của quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sau cuộc hội đàm cho biết cả hai bên nhất trí “tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai”, đồng thời “tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa”, đồng nghĩa với việc không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, thông cáo chung không nhắc đến việc rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Giới chức quốc phòng Ấn Độ và Trung Quốc trước đó thảo luận về việc hai bên không nên thực hiện bất cứ hành động đơn phương nào trong khu vực.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc diễn tập chung tại bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Căng thẳng dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc, diễn ra nhiều tháng qua, bất chấp nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao, quân sự và chính trị, bao gồm các cuộc hội đàm tại Moskva đầu tháng 9.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tuần trước cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận biên giới đã đạt được khi đưa thêm quân tới vị trí dọc theo LAC. Bộ trưởng Singh cho biết Ấn Độ đã liên lạc với Trung Quốc qua kênh ngoại giao và tuyên bố “những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng vi phạm các thỏa thuận song phương”.
Video đang HOT
Binh sĩ Ấn – Trung nhiều lần đụng độ trên biên giới từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 tại thung lũng Galwan thuộc vùng Ladakh do Ấn Độ kiểm soát. 20 lính Ấn Độ thiệt mạng trong trận đụng độ, phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong song chưa công bố số liệu cụ thể.
Quân đội hai nước triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ. Giới chuyên gia lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột vũ trang toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới và cùng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ những tháng qua. Đồ họa: Telegraph.
Quân đội Ấn Độ đang triển khai chiến dịch hậu cần lớn nhất trong nhiều tháng qua, đưa lượng lớn lương thực, đạn dược, trang thiết bị, nhiên liệu, vật tư phục vụ hoạt động trong mùa đông tới vùng Ladakh. Quân đội Trung Quốc gần đây cũng tổ chức nhiều cuộc diễn tập trên khu vực cao nguyên Tây Tạng và khu tự trị Tân Cương giáp với Ấn Độ.
Chiến tranh Trung – Ấn năm 1962 diễn ra tại khu vực Ladakh và kết thúc bằng một hiệp định đình chiến. Kể từ đó, quân đội hai nước canh gác khu vực biên giới chưa phân định kéo dài từ Ladakh với bang Arunachal Pradesh.
Vì sao quân đội TQ "bằng mọi giá" chiếm lại bằng được các cao điểm Ấn Độ đang kiểm soát?
Hôm 8.9, nguồn tin của India Today cho biết, quân đội Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ tầm xa J-20 cùng một số khí tài hạng nặng khác đến một căn cứ quân sự phía Đông Ladakh. Tình hình tại biên giới Trung - Ấn đang tiếp tục căng thẳng sau vụ binh sĩ hai bên nổ súng về phía nhau.
Quân đội Trung Quốc diễn tập ở biên giới (ảnh: India Today)
Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh thông báo, một cuộc họp giữa các tướng lĩnh cấp cao dự kiến sẽ được tổ chức sau vụ việc binh sĩ nổ súng hôm 7.9.
"Chính quân đội Trung Quốc đã ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận đạt được thông qua những kênh liên lạc ngoại giao và quân sự. Trong vụ việc xảy ra hôm 7.9, các binh sĩ Trung Quốc đã cố gắng xâm nhập một trong những tiền đồn quan trọng của chúng tôi ở LAC", phát ngôn viên bộ Quốc phòng Ấn Độ nói.
Theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, sau vụ đụng độ nhỏ xảy ra ngày 29.8, quân đội nước này đã chiếm được một số vị trí quan trọng ở Ladakh.
Đặc biệt, các tiền đồn do quân đội Ấn Độ chiếm lĩnh nằm ở độ cao thuận lợi, có khả năng quan sát, nhìn ra những căn cứ chiến lược của lực lượng Trung Quốc ở Ladakh. Vì vậy quân đội Trung Quốc "bằng mọi giá" muốn chiếm ngược lại những tiền đồn này. Quân đội Trung Quốc đã triển khai thêm nhiều binh sĩ, xe tăng, tên lửa dẫn đường lên LAC.
Tuy nhiên, lực lượng Ấn Độ đã có sự chuẩn bị tốt và đánh bật nhiều vụ áp sát, khiêu khích từ quân đội Trung Quốc. Ấn Độ coi việc chiếm lĩnh những cao điểm then chốt là điều kiện mang lại lợi thế trên bàn đàm phán biên giới, theo India Today.
Vụ nổ súng xảy ra ở Ladakh đêm ngày 7.9 xảy ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng và các vòng đàm phán cấp cao giữa các bên không mang lại kết quả.
Theo nguồn tin của India Today, vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 6 - 7 giờ tối theo giờ địa phương. Một đội tuần tra của binh sĩ Trung Quốc đã tiến đến rất gần với mục đích xâm nhập tiền đồn Ấn Độ cạnh hồ Pangong.
Tuy nhiên, Zhang Shuili - phát ngôn viên Chiến khu phía Tây Trung Quốc - cho rằng, quân đội Ấn Độ mới là bên vi phạm trước, khi vượt sang phần kiểm soát của các lực lượng Trung Quốc tại Đường kiểm soát thực tế (LAC).
"Chúng tôi buộc phải có phản ứng khẩn cấp để ổn định tình hình lúc đó. Chúng tôi yêu cầu Ấn Độ dừng ngay các hành động nguy hiểm và rút quân", ông Zhang nói.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, vụ việc hôm 7.9 là những phát súng đầu tiên được bắn ra kể từ vụ đụng độ năm 1975, khiến 4 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Quân đội Ấn Độ trao trả lại bò, bê đi lạc cho Trung Quốc (ảnh: Hoàn cầu)
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, tình hình ở LAC hiện tại là "rất nghiêm trọng" và kêu gọi hai nước tổ chức đối thoại ở cấp cao hơn.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, cùng hôm diễn ra vụ nổ súng, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò Tây Tạng và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc.
"Trong một hành động thể hiện sự hữu nghị, quân đội Ấn Độ đã bàn giao 13 con bò và 4 con bê đi lạc cho Trung Quốc. Các quan chức có mặt tại buổi giao nhận đã hết lời cảm hơn quân đội Ấn Độ", bài viết được đăng trên trang mạng xã hội chính thức của quân đội Ấn Độ cho hay.
Ở một diễn biến khác, cảnh sát bang Arunachal Pradesh cho biết, 5 công dân Ấn Độ nghi bị quân đội Trung Quốc "bắt cóc" vẫn còn mất tích.
Ấn Độ xác minh việc Trung Quốc rút quân ở biên giới Quân đội Ấn Độ cho biết việc nước này và Trung Quốc cùng rút quân khỏi biên giới là quá trình phức tạp và cần được xác minh liên tục. "Các chỉ huy cấp cao đã xem xét tiến trình thực hiện việc rút quân giai đoạn một và thảo luận các bước tiếp theo để đảm bảo việc rút quân hoàn tất",...