Ăn trái cây lúc nào tốt nhất?
Ăn vào thời điểm nào thì các thành phần dinh dưỡng trong trái cây phát huy tác dụng và không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể cũng là một vấn đề mà chúng ta nên chú ý.
Trái cây chứa nhiều dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn vào thời điểm nào thì các thành phần dinh dưỡng trong trái cây phát huy tác dụng và không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể cũng là một vấn đề mà chúng ta nên chú ý.
1. Buổi sáng nên ăn táo, lê, nho
Buổi sáng ăn trái cây sẽ rất có lợi cho tiêu hóa. Sau một đêm được nghỉ ngơi, buổi sáng là thời điểm dạ dày được kích hoạt lại. Bởi vậy những loại quả ít chua, không nhiều mùi như táo, lê và nho rất thích hợp cho buổi sáng.
2. Không nên ăn cà chua bi, quýt, chuối, hồng trước bữa cơm
Có một số loại quả không nên ăn trước bữa cơm như cà chua bi, quýt, chuối, hồng. Quýt có chứa nhiều axit hữu cơ, nếu ăn quýt trong lúc dạ dày trống rỗng sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi.
Kali và magie có nhiều trong chuối, khi đói những chất này sẽ khiến cho lượng magie trong máu tăng cao và gây áp lực cho tim. Chúng ta sẽ khó tiêu hóa nếu ăn hồng trong lúc đói, nếu ngay sau đó lại ăn cơm rất có thể chúng ta sẽ có cảm giác buồn nôn.
3. Sau bữa ăn nên chọn các loại quả như dứa, đu đủ, kiwi, quýt
Video đang HOT
Chất bromelain có trong dứa rất tốt cho tiêu hóa, nó giúp bổ sung enzyme tiêu hóa cho cơ thể. Dứa còn giúp cho dạ dày khỏe mạnh hơn.
Trong đu đủ có các enzyme rất tốt cho dạ dày. Kiwi, quýt có chứa nhiều axit hữu cơ làm tăng men tiêu hóa, đẩy mạnh việc phân hủy chất béo và trợ giúp các cơ quan tiêu hóa.
Theo PLXH
5 thói quen "xấu" khi uống thuốc
Chúng ta thường hiểu "3 lần/ngày" là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.
1. Uống thuốc cùng bữa ăn
Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc "trước bữa ăn" là uống "trước khi ăn bữa chính", các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là "sau bữa ăn".
Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc "trước bữa ăn" hoặc lúc "bụng rỗng" là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc "trước bữa ăn" là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.
Uống thuốc "sau bữa ăn" là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.
Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là "1 lần/ngày", đến "3 lần/ngày". Chúng ta thường hiểu "3 lần/ngày" là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ. Do vậy, nếu uống thuốc "3 lần/ngày", nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống "2 lần/ngày" nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, " 3 lần/ngày" có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; "2 lần 1 ngày" có thể là 7h sáng và 7h tối.
2. Tách đôi thuốc khi uống
Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.
Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.
Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.
3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả
Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành...mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.
Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.
4. Không kiêng trong ăn uống
Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường...cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:
Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt...bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.
Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.
Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
5. Vừa nằm vừa uống thuốc
Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản. Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.
Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.
Theo Dantri
Những "khắc tinh" của bệnh tiểu đường Tap chi sưc khoe Men's Health vưa công bô nhưng thưc phâm la "khăc tinh" cua bênh măc tiêu đương. Nhơ tac dung gian tiêp cua nhưng loai thưc phâm nay, bênh tinh co nguy cơ thuyên giam va cơ thê co sưc đê khang tôt vơi bênh tiêu đương. 1. Tao Nghiên cưu cua cac nha khoa hoc Phân Lan cho thây,...