Ăn tôm không đúng cách có thể chết người?
Thông tin ăn tôm và uống Vitamin C cùng lúc gây chết người ở Đài Loan làm dân hoang mang.
Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh.
Người phụ nữ Đài Loan chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu mũi, miệng, tai và mắt do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Lý do được giải thích là vỏ tôm chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Các nhà khoa học cho rằng ăn tôm cả vỏ và uống kèm Vitamin C gây chết người chỉ là tin đồn giật gân.
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Chicago (Mỹ), vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người, nhưng nếu ngay lúc đó uống Vitamin C thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra: Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
Nhưng thông tin trên đã làm nhiều người Việt Nam lo lắng, bởi mùa hè rất nhiều gia đình khoái khẩu với món cơm nóng ăn với tôm/ tép rang mặn vắt chanh (mà tép còn nhiều vỏ hơn cả tôm).
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) đã giải thích: Vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp). Nhưng người ta cũng không thể ăn lượng vỏ tôm nhiều đến độ “chết thình lình với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt” như thông tin giật gân mô tả.
Hơn nữa, nếu vitamin C theo thông tin trên mạng phản ứng hoá học với vỏ tôm vì là acid, thì có biết bao chất có tính acid khác trong thức ăn như chanh, khế, dấm… sao không phản ứng với vỏ tôm mà gây hại?
Video đang HOT
Tuy trường hợp ăn vỏ tôm uống cùng Vitamin C gây chết người ở trên là hy hữu, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo: Tôm là thực phẩm ngon bổ, được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn vì có thể gây tử vong.
Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng nên ăn vừa phải, tránh trường hợp đáng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Trà Giang
Gia đình và xã hội
Nguy hiểm khi ăn rau muống không đúng cách
Rau muống là món ăn bình dân được rất nhiều gia đình ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, thực phẩm này rất dễ trở thành hiểm họa sức khỏe đối với nhiều người.
BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe cho biết, rau muống là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm, thiếu máu. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Rau muống rất nguy hiểm khi ăn không đúng cách. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt... có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín
Theo Cục bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...
Nếu rửa rau hoặc chế biến chưa kỹ, có thể gây ra ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Hơn nữa, khi ăn rau muống sống hoặc chưa chế biến kỹ, ký sinh trùng sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể.
Ăn rau muống với sữa
Không ăn rau muống với sữa. Ảnh minh họa.
Không nên ăn rau muống với các sản phẩm sữa như sữa bò, sữa chua hay pho mát. Bởi sữa rất giàu hàm lượng canxi, trong khi rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Ăn rau muống trái mùa
Rau muống là lợi cây dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn để đem bán ra thị trường nhằm kiếm lời.
Bởi vậy, ăn rau muống trái mùa thường không an toàn bởi lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong rau nhiều hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Chú ý:
- Để đảm bảo sức khỏe trong các bữa cơm gia đình, khi ăn rau muống, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
- Kinh nghiệm dân gian truyền lại, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn thực phẩm này.
Theo Khánh Hà
Đời sống & Pháp luật
Bà bầu thận trọng khi ăn dứa Ăn dứa rất tốt cho sức khỏe, nó có tác dụng giảm cân, giảm huyết áp cao, trị ung thư... nhưng đối với phụ nữ mang thai thì nên cẩn thận khi ăn loại hoa quả này. Ảnh minh họa: Internet Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu vẫn nên ăn dứa do những lợi ích từ dứa đem lại song chỉ...