Ăn tỏi khi bụng đói
Ăn tỏi sống hoặc tỏi được nấu không quá chín lúc bụng đói có thể ngừa và chữa trị hiệu quả nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, những ai bị dị ứng với tỏi thì lưu ý không nên ăn tỏi sống và nếu thân nhiệt tăng hoặc bị đau đầu, nên ngưng ăn ngay.
Ảnh: Thái Nguyên
Kháng sinh tự nhiên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỏi khi được ăn lúc bụng đói có tác dụng như thuốc kháng sinh liều mạnh. Hiệu quả hơn khi bạn ăn tỏi trước bữa ăn sáng vì có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cao.
Kiểm soát cao huyết áp. Nhiều người bị cao huyết áp sau khi ăn tỏi nhận thấy rằng tỏi giúp giảm bớt một số triệu chứng.
Tốt cho đường ruột. Tỏi giúp hỗ trợ chức năng gan, bàng quang và đẩy lùi các vấn đề dạ dày như tiêu chảy. Ăn tỏi còn kích thích tiêu hóa và cảm giác ăn ngon miệng. Nó cũng giúp kiểm soát căng thẳng, chống hình thành a xít dạ dày vốn thường được tiết ra khi bạn cảm thấy lo lắng.
Giải độc cơ thể. Ăn tỏi có thể giúp tiêu diệt mọi ký sinh trùng, ngừa các chứng bệnh như tiểu đường, trầm cảm, sốt phát ban và một số loại ung thư.
Video đang HOT
Cải thiện hô hấp, trị lao. Có tác dụng ngừa và điều trị bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn phổi, hen suyễn và ho gà.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Bệnh thận: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Mặc dù có vai cực kì quan trọng, nhưng do chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh ở nhiều người đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến "bộ lọc cơ thể" là thận và điều đó để lại những hậu quả nặng nề.
Thận hoạt động như một bộ lọc tự nhiên nhằm loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu và đào thải ra bên ngoài cơ thể. Thận cũng thực hiện việc tổng hợp vitamin D, các hooc- môn kiểm soát sự hình thành của hồng cầu hay lượng nước trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ra các loại bệnh thận
Thận được cấu tạo từ hàng trăm triệu đơn vị lọc (cầu thận), máu chảy qua những tấm lọc nhỏ này và chất thải được lắng đọng ở các ống rồi sau đó thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.Vì thế, những nguyên nhân gây ra bệnh thận thường liên quan đến hai bộ phận chính của cơ quan này.
Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao thường do các miếng lọc li ti nói trên tổn hại, dẫn đến giảm khả năng lọc của thận làm cho máu không được lọc nhiều. Điều này làm giảm lượng nước tiểu, cơ thể phải đào thải các chất có lợi ra để cân bằng.
Các loại thuốc giảm đau cũng gây ra tác hại cho thận, làm tổn thương thận do có chứa các hợp chất như chì, thuỷ ngân và thạch tín. Từ đó gây ra tình trạng mất nước và nhiễm trùng như bệnh sốt rét và nhiễm trùng xoắn.
Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới hay nghẽn đường bài tiết của phụ nữ ở thời kì mãn kinh chủ yếu là do sự tắc nghẽn các bộ phận của bộ lọc tự nhiên của cơ thể.
Cách chữa trị
Trong dân gian và Đông y, có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh về thận đơn giản và hiệu quả đã được truyền từ đời này sang đời khác. Ví dụ như: dầu ô liu, nước chanh, kim tiền thảo, râu bắp, chuối hột... đều có thể được nấu thành các loại nước giúp trị bệnh sỏi thận.
Theo Tây y thì chữa trị bằng phương pháp kết hợp các loại thuốc giảm đau và khuyến khích bệnh nhân uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, còn có thể dùng tia lazer, sóng xung kích để phá bỏ sỏi mà không cần phẫu thuật.
Những trường hợp chức năng thận bị suy giảm quá mức thì phải chạy thận hay ghép thận, tuy nhiên cách này rất tốn kém cho người bệnh.
Phòng ngừa
Để phòng ngừa bệnh liên quan đến thận, chúng ta có thể thực hiện những điều đơn giản sau:
-Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
-Tránh hút thuốc và cắt giảm sử dụng thức uống có cồn.
-Có một chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì lối sống khỏe và tập thể dục thường xuyên.
-Không nhịn tiểu
-Thường xuyên kiểm tra định kì huyết áp và lượng đường trong máu.
Theo Healthmeup.com
Ăn táo, uống trà xanh giúp giảm cảm lạnh, ngừa ho Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Auckland (New Zealand) cho thấy bổ sung flavonoid có trong trà xanh, táo, quả việt quất, ca cao, rượu vang đỏ và hành tây có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và ho. Cho trẻ ăn táo thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch - Ảnh: Shutterstock...