An toàn thông tin – quản lý phải chặt như với… vũ khí
Sáng 6/4, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật An toàn thông tin. Cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cùng thống nhất quan điểm, việc quản lý chặt chẽ thông tin phải áp dụng như đối với vũ khí.
Trình bày tờ trình về dự án luật An toàn thông tin, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết, dự thảo luật quy định về hoạt động an toàn thông tin bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã dân sự; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin.
Đáng chú ý, dự luật quy định, việc gửi thông tin trên mạng phải bảo đảm không được giả mạo, làm sai lệch nguồn gốc gửi thông tin; không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa có sự đồng ý, yêu cầu của người nhận.
Về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng, dự luật quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ngoài việc phải thực hiện đầy đủ các nội dung ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng còn phải thực hiện chống lại việc phát tán thông tin sai lệch nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của tổ chức trong và ngoài nước hoặc gây nguy hại cho an ninh quốc gia; ngăn chặn phát tán vũ khí thông tin cho mục đích xung đột thông tin. Quy định về nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; thu thập và sử dụng thông tin cá nhân; cập nhật sửa đổi và hủy bỏ thông tin cá nhân; đảm bảo an toàn thông tin cá nhân; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ thông tin cá nhân.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son trình dự án luật trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân, dự luật quy định trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, đối với việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích cụ thể của việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân trước khi tiến hành thu thập thông tin; thông báo cho chủ thể thông tin cá nhân biết để xin ý kiến trước khi sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu khi tiến hành thu thập thông tin; không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân thu thập, tiếp cận hoặc kiểm soát được cho bên thứ ba trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Video đang HOT
Ngoài ra, chủ thể thông tin cá nhân còn có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình do tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân đó thu thập, lưu trữ.
Dự thảo luật An toàn thông tin cũng quy định về sản xuất sản phẩm mật mã dân sự; tiêu thụ sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; an toàn, bảo mật mật mã dân sự; kiểm tra, đánh giá và giám sát mã dân sự.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng (Chủ tịch Hội đồng thẩm định luật của Bộ) cho rằng, để bảo đảm dự luật phù hợp với quy định về bảo vệ bí mật cá nhân trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, Hội đồng đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ về quy định ngoại trừ, không phải xin ý kiến chủ thể thông tin cá nhân khi thu thập, sử dụng thông tin cá nhân, tổ chức trong trường hợp để tính giá cước, lập hóa đơn, chứng từ, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng, ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với các trường hợp phải xin ý kiến của chủ thể thông tin cá nhân, đề nghị bổ sung quy định xử lý trường hợp chủ thể thông tin cá nhân không cho phép thu thập, sử dụng thông tin.
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cũng thông tin, có ý kiến khác cho rằng, việc quy định chặt chẽ về việc lựa chọn đơn vị nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là phù hợp với điều kiện thực tế đất nước và nhằm bảo đảm được an ninh, chủ quyền của quốc gia, tránh để kẻ xấu lợi dụng mật mã để hoạt động phi pháp chống lại nhà nước.
Ông Tụng nhấn mạnh, việc quản lý phải chặt chẽ thông tin phải tương đương như quy định áp dụng đối với vũ khí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận định, vấn đề quan trọng nhất của dự án luật này là vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh an ninh mạng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng băn khoăn, báo chí cũng là thông tin, mạng xã hội, blog cũng là thông tin, những loại hình truyền thông này đưa thông tin tốt, an toàn, chính xác nhưng nếu bị đột nhập, lấy cắp, xuyên tạc thì trở thành không an toàn. Khi đó, các hoạt động tấn công vào người truyền tin, người nhận tin, luật phải làm rõ trách nhiệm.
Dự kiến luật An toàn thông tin sẽ được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 bắt đầu vào tháng 5 tới đây.
P.Thảo
Theo dantri
Đối tượng giao dịch hóa đơn khống hơn 70 tỉ đồng đã bị bắt
Ngày 26/3, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã khởi tố và bắt tạm giam Đinh Công Sơn, 47 tuổi, ở thôn La Phù, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình về hành vi "In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước".
Sự việc bắt đầu từ tháng 11/2009, Đinh Công Sơn thành lập Công ty TNHH một thành viên Sơn Thành có trụ sở tại thôn Đồng Quan, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, đăng ký kinh doanh đa ngành nghề. Đến cuối năm 2011, Đinh Công Sơn chuyển công ty về thôn La Phù, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư. Tháng 4/2011, Đinh Công Sơn tiếp tục lập thêm doanh nghiệp tư nhân Phương Hà Ninh Bình cũng tại địa chỉ thôn La Phù với các ngành nghề đăng ký kinh doanh như Công ty Sơn Thành.
Hai cha con Đinh Công Sơn và Đinh Thị Hà.
Ngoài việc sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, Sơn còn đăng ký sử dụng hóa đơn tự in từ tháng 4/2011. Trong Công ty Sơn Thành và Phương Hà Ninh Bình, Sơn đăng ký là chủ sở hữu kiêm Giám đốc, giao cho con gái là Đinh Thị Hà, SN 1990, làm kế toán. Mặc dù đăng ký kinh doanh đa ngành nghề nhưng 2 doanh nghiệp trên hầu như chẳng có hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vụ gì mà chỉ để thực hiện hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng khống cho các đơn vị doanh nghiệp trên toàn quốc.
Để giúp sức cho hành vi phạm tội của mình, bố con Sơn, Hà sử dụng Nguyễn Thị Hải, 34 tuổi, ở xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình; Nguyễn Hữu Hảo, 32 tuổi, ở xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn; Vũ Thị Hoà, 44 tuổi, ở phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa... tìm các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu mua hóa đơn để bán với giá 6-10% và được trả công môi giới với chiết khấu từ 0,1 đến 3,5% giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn.
Do không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo nên sau khi các đơn vị, doanh nghiệp mua hóa đơn phải chuyển tiền đến tài khoản Công ty Sơn Thành và Phương Hà Ninh Bình hợp pháp hóa việc mua bán hóa đơn bằng cách làm thủ tục rút toàn bộ số tiền đó trả lại cho các doanh nghiệp sau khi trừ đi số tiền mua hóa đơn. Nếu đơn vị, doanh nghiệp đưa tiền mua hóa đơn trước thì các môi giới nộp lại cho Sơn hoặc Hà, giữ lại phần môi giới của mình.
Bước đầu, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định bằng thủ đoạn trên, từ năm 2010 đến 2012, Công ty Sơn Thành và Phương Hà Ninh Bình đã giao dịch với hàng trăm doanh nghiệp trong toàn quốc được gần 600 hóa đơn, tổng giá trị giao dịch khống lên đến trên 70 tỷ đồng, qua đó thu lợi bất chính gần 4 tỷ đồng. Ngoài Đinh Công Sơn, Đinh Thị Hà hưởng lợi, các đối tượng môi giới như Nguyễn Hữu Hảo, Vũ Thị Hoà, Nguyễn Thị Hải đều thu lợi từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng...
Dư luận đặt câu hỏi, hành vi phạm tội của Đinh Công Sơn và đồng bọn kéo dài, giao dịch với hàng trăm doanh nghiệp trên toàn quốc tham gia, tổng cộng gần 600 hoá đơn với số tiền trên 70 tỷ đồng lại phải chuyển qua ngân hàng rất nhiều lần, hậu quả các đối tượng gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, thế nhưng vì sao các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này không hay biết cho đến khi lực lượng Công an Ninh Bình vào cuộc điều tra thì sự việc mới được làm sáng tỏ? Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Theo Nguyễn Bình
Công an nhân dân
Trại tạm giam còn thuộc công an thì còn... khuất tất (?!) Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cảnh báo, còn để trại tạm giam thuộc công an tỉnh, nhà tạm giữ nằm trong công an huyện thì còn khó tránh được khuất tất, vi phạm trong hoạt động giam giữ. Ý kiến của bà Nga được đưa ra trong phiên thảo luận tại UB về dự thảo luật Tạm giữ, tạm...