An toàn mới đến trường
Theo ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, cần xem xét cụ thể chi tiết để đưa ra quyết định bao giờ cho học sinh trở lại trường. Nếu đi học mà tâm lý bất an thì chưa thể đi được.
Ảnh minh họa
Nghỉ học, con làm gì? Là câu hỏi rất nhiều bậc phụ huynh hỏi nhau thời gian này. Rồi nỗi lo lắng sốt ruột khi nhìn thấy con đáng lẽ đang học tập, rèn luyện trên lớp theo kế hoạch, nay lại ở nhà gửi hàng xóm, gửi về quê với ông bà hoặc ngược lại, ông bà ở quê ra trông cháu. Một chị đồng nghiệp của tôi phải kêu trời vì mọi thứ rối bù lên vì nguyên tháng nay 3 đứa trẻ con ở nhà… Ấy thế nhưng bảo để con đi học trong thời điểm này thì chị lại không thể yên tâm. Bởi dù bấn loạn thế nào nhưng con khỏe mạnh vẫn là mừng nhất rồi!
Chẳng thế mà có một bậc phụ huynh trên trang mạng cá nhân vừa than thở muốn con đi học lại, nghỉ nhiều quá rồi đã nhận được vô số ý kiến phản đối từ các bậc cha mẹ khác. Có người gọi đó là một cuộc thử nghiệm mang tính rủi ro. Không phải mọi giáo viên đều là bác sĩ và con trẻ thì vẫn chưa lường hết được sự nguy hiểm của dịch bệnh.
Chỉ riêng Hà Nội có hơn 2 triệu học sinh đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó không loại trừ có những học sinh đến từ vùng dịch… Nên nói như ý kiến của ông Phạm Xuân Tiến- Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội, cần xem xét cụ thể chi tiết để đưa ra quyết định bao giờ cho học sinh trở lại trường. Nếu đi học mà tâm lý bất an thì chưa thể đi được.
Hiện Sở GDĐT Hà Nội đã thành lập 3 đoàn kiểm tra đi các cơ sở quận huyện để kiểm tra các cơ sở giáo dục trong toàn thành phố. Trong tuần trước, Sở đã đi được hơn 10 đơn vị quận huyện, trong tuần này sẽ tiếp tục ở các đơn vị quận huyện còn lại. Trong quá trình đi kiểm tra, đoàn công tác đã kiểm tra từ việc thực hiện kế hoạch chung cho đến việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các học sinh quay trở lại trường như việc diệt khuẩn trong các nhà trường, trang bị đầy đủ xà phòng rửa tay, các pano áp phích tuyên truyền phòng chống dịch. Rất nhiều trường tổ chức tuyên truyền trên loa phát thanh, trang web của nhà trường, mạng xã hội cũng như thường xuyên nhắc nhở các em học sinh trong việc phòng chống dịch bệnh…
Theo ông Phạm Xuân Tiến, qua đi kiểm tra cho thấy các cơ sở giáo dục Hà Nội đang thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh khá tốt. Các nhà trường được các trung tâm y tế đặc biệt quan tâm bởi vì ở các nhà trường nơi có học sinh đi học thì đây là nơi có số lượng người đông, tổ chức nhiều hoạt động nhất. Nếu có hiện tượng lây lan thì có nguy cơ lớn nhất. Vì vậy, trong thanh kiểm tra, nếu có sai sót xảy ra thì người đứng đầu nhà trường phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Lam Nhi
Video đang HOT
Theo Đại đòan kết
Phân hóa như... chọn sách giáo khoa mới
Để tránh lãng phí, tăng cường khai thác sách giáo khoa cũ, không gì hơn các trường trong tỉnh có chung một bộ sách giáo khoa lớp 1 ngay trong năm học 2020-2021
Bên cạnh dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19), việc chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 đang nhận được sự quan tâm của thầy cô giáo được phân dạy khối 1 nói riêng và giáo viên tiểu học nói chung.
Có nhiều lo ngại việc tác động của quyền lực... đến chọn sách giáo khoa, chọn vì quan hệ, chọn vì gợi ý... của cấp trên..
Khi tâm thế chọn sách vì phù hợp với mình và học trò, phù hợp thực tế giáo dục địa phương, đã có sự phân hóa lớn trong kết quả chọn sách của các trường hiện nay.
Người viết lấy số liệu tổng hợp của một địa phương, vì lý do tế nhị nên không có tên địa phương, tên sách giáo khoa, chỉ có tên bộ sách viết tắt.
Bảng tổng hợp kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 của một số trường tiểu học (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trong cùng địa phương, có điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng, cơ sở vật chất rất tốt; đều chọn sách theo tiêu chí của địa phương quy định, thế nhưng kết quả không hề giống nhau.
Kết quả chọn sách nói lên không có sự tác động của "thế lực" nào lên các hội đồng chọn sách; không có trường nào chọn các đầu sách cùng một bộ; không có trường nào giống nhau hoàn toàn.
Kết quả chọn sách phân hóa như vậy có thuận lợi gì?
Thuận lợi đầu tiên phải nói đến là bộ sách được chọn phù hợp với giáo viên sẽ dạy lớp 1, học sinh và điều kiện cụ thể của trường học.
Kết quả chọn sách giáo khoa kịp thời để thông báo cho phụ huynh, học sinh chuẩn bị cho năm học mới.
Kết quả chọn sách phân hóa cũng thể hiện tính dân chủ của quá trình chọn sách, không bị ai tác động hay điều khiển.
Kết quả chọn sách phân hóa như vậy có khó khăn gì?
Năm học 2021-2022, mỗi tỉnh sẽ chọn 1 bộ sách giáo khoa chung, tất nhiên sẽ dẫn đến khả năng sách khoa năm 2020-2021 không trùng với bộ sách mới, chắc chắn sẽ xảy ra sự lãng phí.
Bộ sách năm học 2021-2022 sẽ khó lòng thỏa mãn, phù hợp với tất cả giáo viên và học sinh các trường trong tỉnh.
Giải pháp nào tránh lãng phí, đáp ứng nhiều nhất cho giáo viên, học sinh?
Để tránh lãng phí, tăng cường khai thác sách giáo khoa cũ, không gì hơn các trường trong tỉnh có chung một bộ sách giáo khoa lớp 1 ngay trong năm học 2020-2021.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 cũng là bộ sách lớp 1 năm học 2021-2022.
Muốn vậy phải có sự đồng thuận cao nhất của giáo viên, hội đồng chọn sách trong các trường học hiện nay.
Để làm được điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo cần thống kê kết quả chọn sách lớp 1 của các trường trên toàn tỉnh; lấy kết quả chung nhất của cả tỉnh về mỗi đầu sách dựa trên lựa chọn nhiều nhất của các trường tiểu học trong tỉnh làm bộ sách lớp 1 của tỉnh vào năm học 2021-2022.
Vì năm học 2021-2022 tỉnh cũng phải chọn 1 bộ sách lớp 1 chung, làm như thế vừa giảm công tác phải chọn lựa sách giáo khoa lớp 1, vừa khai thác tận dụng được trí tuệ tập thể của rất nhiều giáo viên trong địa phương trong chọn sách giáo khoa.
Thông báo kết quả chọn lựa bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2021-2022 đến từng trường, đề nghị các trường tham khảo; nghiên cứu lại bộ sách 2021-2022 đã được chọn lựa; nếu vẫn phù hợp với trường mình thì chọn lựa, trên cơ sở tuyệt đối tôn trọng quyết định chọn sách của trường học.
Nếu giáo viên, nhà trường thấy chưa phù hợp với mình nhưng khắc phục được, nên chọn bộ sách chung này, vì học trò, vì phụ huynh.
Năm học 2021-2022 khi tiến hành chọn sách giáo khoa theo luật giáo dục mới, hội đồng chọn sách của tỉnh chỉ phải chọn sách giáo khoa lớp 2.
Làm như thế sẽ giảm thiểu tối đa sự lãng phí sách năm học 2020-2021; kết quả chọn sách giáo khoa 2021-2022 đáp ứng tiêu chí phù hợp với giáo viên trên địa phương nhiều nhất.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Hết tháng 2 đã đủ điều kiện để học sinh, sinh viên đi học trở lại chưa? Nếu mọi việc cứ diễn ra theo chiều hướng tích cực thì đây sẽ là điều kiện cần và đủ để các hoạt động của nhà trường sẽ trở lại bình thường vào đầu tháng 3. Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 16 bệnh nhân bị nhiễm dịch Covid-19 ở nước ta đã có 13 người được chữa khỏi bệnh. Những...