An toàn giao thông là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi chúng ta
Khi đất nước đang còn chiến tranh, một ngày có 30 người hay nhiều hơn nữa đã hy sinh tính mạng, đó là sự mất mát lớn nhưng rất có ý nghĩa – hy sinh vì yêu nước, vì nền độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân. Nhưng nay chiến tranh đã kết thúc, hòa bình lập lại, nhưng sao hàng năm trung bình mỗi ngày, cả nước vẫn có hơn 30 người bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương tật suốt đời.
Những mất mát đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, nó đồng nghĩa mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát và đau thương, những trẻ em mất cha, mất mẹ trở thành mồ côi không nơi nương tựa, những người bố, người mẹ mất đi những đứa con bao năm nuôi dưỡng đã trưởng thành, và do đó xã hội cũng đã mất đi những công dân tài năng, yêu nước, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời làm mất niềm tin về sự an toàn khi đến tham quan đất nước và hợp tác kinh tế của bạn bè và các đối tác trên thế giới.
An toàn giao thông là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dân
Những mất mát đó do đâu? Tất cả đều do tai nạn giao thông mang lại mà phương tiện chủ yếu là xe ôtô, mô tô, xe gắn máy, do người điều khiển phương tiện thiếu ý chức chấp hành luật lệ giao thông, do nồng độ cồn trong máu quá cao, do lạng lách, đánh võng của một bộ phận người tham gia giao thông thiếu ý thức.
Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để thể hiện trách nhiệm cũng như để đảm bảo an toàn và hạnh phúc của mình và của mọi người trong xã hội?
Là người thường xuyên tham giao giao thông, chúng ta tiếp tục nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên.
Video đang HOT
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi gia đình và của toàn xã hội
Sau đây là một số nội dung cơ bản mà mỗi chúng ta đã, đang và cần phải tiếp tục thực hiện:
- Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện
- Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông
- Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng. Nói không với mũ bảo hiểm kém chất lượng.
- Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường,… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
- Đảm bảo đúng tốc độ. Nêu cao ý thức nhường đường, rẽ trái, rẽ phải… đúng quy định. Rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường. Phải biết giúp đỡ người bị tai nạn giao thông.
- Bảo vệ người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp khỏi tai nạn giao thông bằng cách thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, phê bình, kiểm điểm việc chấp hành luật giao thông.
- Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.
- Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, Ba có” mà Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông.
“Bốn không” gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham ra giao thông.
“Ba có” gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hoá, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra tai nạn giao thông.
Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.
CTV Trúc Nhật
Theo NTD
Thông tin mới vụ 70 xe khách trên cao tốc phản đối phân luồng
Hàng chục xe khách thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình cùng di chuyển trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình về Hà Nội để phản ánh những bất cập trong công tác điều chuyển luồng tuyến tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm khiến cảnh sát buộc phải dừng xe tránh ùn tắc, hỗn loạn giao thông.
Trao đổi với Tiền Phong sáng 28/2, lãnh đạo Đội 7 - Phòng tuần tra kiểm soát (Cục CSGT) cho biết, nhận được thông báo về đoàn xe khách một số tỉnh phía Nam Hà Nội đồng loạt lái xe trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình về Hà Nội để phản ánh về những bất cập sau điều chuyển luồng tuyến xe khách tại bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm. Tiếp nhận đề nghị phối hợp từ Hà Nội và Cục CSGT, từ 6h30 đơn vị đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ chốt tại các điểm trạm thu phí Km188 và trạm Liêm Tuyền (Hà Nam) để dừng xe, hạn chế phương tiện vào thành phố gây ùn tắc.
Tới 9h cùng ngày, riêng tại trạm thu phí Pháp Vân (km188), tổ tuần tra dừng hơn 70 xe khách thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình. Trạm thu phí Liêm Tuyền cũng có nhiều xe khách cùng đoàn bị dừng. Tất cả tài xế đều cho biết, họ lên Sở GTVT Hà Nội để phản ánh về việc điều chuyển luồng tuyến.
Hơn 70 xe khách di chuyển theo đoàn trên cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình về Hà Nội phản ánh những bất cập trong công tác điều chuyển luồng tuyến sáng 28/2. Ảnh: Minh Quân.
"Nhiều tài xế phản ứng dữ dội khi bị cảnh sát dừng xe. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng giải thích, yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn, đa số họ đều tuân theo. Sau khi hướng dẫn các phương tiện dừng đỗ vào nơi quy định, cảnh sát yêu cầu tài xế, phụ xe tập trung di chuyển bằng 1-2 xe về Hà Nội. Toàn bộ số xe còn lại tập trung tại trạm thu phí tránh gây ùn tắc, hỗn loạn giao thông", vị cán bộ nói.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cũng cho Tiền Phong biết, sáng cùng ngày đơn vị cử cán bộ phối hợp với cảnh sát hướng dẫn các nhà xe trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tập trung về Hà Nội bằng 2-3 phương tiện, không di chuyển thành đoàn gây ùn ứ giao thông. "Ngay trong sáng cùng ngày, Sở đã có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp vận tải để tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp", người phát ngôn Sở GTVT Hà Nội nói.
Theo Nguyễn Hoàn (Tiền phong)
TP.HCM: Tai nạn giao thông tăng, người chết tăng Chiều 17.2, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm An toàn giao thông (ATGT) năm 2016 và phát động thực hiện năm ATGT 2017 trên địa bàn TP.HCM. Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phong cho rằng việc tiên quyết là...