An toàn cho người cầm lái Hướng dẫn kinh nghiệm lái xe số sàn
Khi bắt đầu mới lái xe thì những chiếc xe số sàm là lựa chọn hàng đầu bởi khi lái được xe số sàn thì việc lái xe số tự động sẽ trở nên đơn giản hơn. Cùng tham khảo những kinh nghiệm lái xe số sàn dưới đây của chúng tôi nhé!
Không chỉ là biết lái xe mà người lái còn cần phải làm thế nào để tránh được mài côn, sang số khi máy còn yếu. Và thông thường thì các hãng xe đều có ngưỡng sang số không giống nhau nhưng trung bình vào khoảng 2500 vòng/ phút khi từ số 1 sang số 2. Nếu vào số hợp lý thì xe sẽ khỏe để vào những số sau và giữ cho máy được bền hơn, việc xử lý những chướng ngại vật trên đường tốt hơn và con đường đi sẽ nhanh hơn và êm hơn.
Sử dụng chân côn hợp lý
Chân côn – luôn là vấn đề trở ngại hàng đầu của những người đi xe số sàn nhưng chân côn lại là thứ giúp xe đi an toàn hơn rất nhiều. Nếu muốn chiếc xe của bạn được vận hành êm ái thì hãy nhớ đạp côn phải vào hết và khi nhả gần hết thì dừng lại khoảng 3-5 giây đề xe bắt đầu lăn bánh rồi mới nhả hoàn toàn côn.
Trong trường hợp đạp chân côn mà xe không khựng lại hoặc vọt đi là bạn đang dùng đúng chân côn, côn tiếp xúc với bánh đà phù hợp không bị đột ngột sẽ giúp xe đi được bền hơn. Và khi đi xe nơi đường đông hay những quãng đường xấu thì bạn nên đệm chân côn thường xuyên để tránh trường hợp xe bị giật.
Đề pha xe số sàn
Đề pa được xem là phần thi dễ bị trượt nhất trong đợt thi sát hạch bằng lái do quá trình nhả côn quá tầm nên xe hay bị chất máy. Vì vậy để đề pa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc thì bạn cần phải luyện thật nhuần nhuyễn động tác côn – ga để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga. Nếu xe có hiện tượng lùi lại thì bạn nên thêm một chút ga còn nếu xe hơi nhích thì bạn nên giảm một chút ga.
Chú ý khi sử dụng phanh tay
Video đang HOT
Rất nhiều người sử dụng phanh tay khi đề pa ngang dốc và khi có dấu hiệu tụt đôc thì lại xiết phanh tay. Thực tế thì phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy mà chỉ yêu cầu giữ xe đứng yên khi xe đã dừng. Vậy nếu cố gắng dừng xe mà chỉ dùng phanh tay thì sẽ thấy không thích hợp và nguy hiểm.
Trường hợp phanh tay không nhả ra hoàn toàn khi xe đang chạy sẽ dẫn đến hiện tượng bị mòn phanh do bị trượt bố phanh và thậm chí nguy hiểm hơn là hiện tượng nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh xe mất tác dụng. Vì vậy bạn nên dùng cách đề pa truyền thóng lúc học lái xe thì sẽ an toàn và dễ sử dụng hơn.
Tránh về số mo – N
Điều khiển xe số sàn về số N là điều không nên làm bởi khi về số mo thì xe sẽ chạy theo quán tính lao về phía trước khiến bạn sẽ không làm chủ được tốc độ và khó tránh được những chướng ngại vật.
Đặc biệt hơn là khi đổ đèo thì tuyệt đối không được về số N, xe lao xuống dốc mà không được hỗ trợ của hộp số, sẽ khiến phanh bị nóng và dẫn đến mất tác dụng dẫn đến những tai nạn không đáng có xảy ra.
Theo Bansacvn
Làm gì khi động cơ ô tô bị nóng?
Động cơ quá nóng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, kỹ năng giải quyết tình huống này sẽ giúp bạn có những hành trình an toàn cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho việc sửa chữa.
1. Dừng xe vào lề đường sớm nhất có thể
Động cơ xe ô tô bị nóng gây ảnh hưởng không tốt tới xe ô tô, nếu tình trạng này xảy ra quá lâu xe có thể bị hư hỏng nặng.
Người lái hãy quan sát đồng hồ đo nhiệt, nếu kim nhiệt độ báo nhiệt độ ở vị trí vạch đỏ thì chắc chắn xe đang bị quá nhiệt. Bên cạnh đó, động cơ tỏa ra hơi nước cũng là dấu hiệu thông báo động cơ ô tô bị sôi nước... Khi phát hiện thấy hai dấu hiệu này, cần tìm vị trí an toàn để đỗ xe.
Két nước bị sôi khiến hơi nước bốc ra từ động cơ xe
Với trường hợp không tìm được vị trí để đỗ xe ngay lập tức, hãy tắt điều hòa mở cửa sổ xe, bật máy sưởi và quạt tản nhiệt - hành động này sẽ giúp động cơ giải thoát hơi nóng.
2. Mở nắp ca pô khi hơi nước không còn bốc ra
Két nước bị sôi khiến hơi nước bốc ra từ động cơ xe, người lái không nên mở nắp ca pô ngay vì dễ bị bỏng tay. Việc đợi nắp ca pô nguội có thể kéo dài từ 30 đến 45 phút nhưng nó sẽ giúp người lái an toàn.
Lưu ý, khi mở nắp ca pô, người lái tắt máy nhưng vẫn để chìa khóa ở chế độ "ON". Các bộ phận trong xe sẽ vẫn được hoạt động để tiếp tục việc làm mát cho xe.
3. Kiểm tra ống tản nhiệt trên két nước
Người lái xác định tình trạng hệ thống tản nhiệt bằng cách bóp nhẹ ống tản nhiệt (bóp bằng tay). Nếu ống quá cứng và khó bóp thì không nên mở nắp két nước vì áp suất trong ống đang rất cao và việc mở nắp két nước là rất nguy hiểm.
Động cơ xe ô tô bị nóng gây ảnh hưởng không tốt tới xe ô tô
Lưu ý, ống tản nhiệt có thể có nhiệt độ khá cao nên người lái cần sử dụng một mảnh vải sạch hoặc khăn để cầm vào ống. Hạn chế cầm trực tiếp bằng tay.
4. Vặn nắp két nước đúng cách
Để vặn nắp két nước một cách an toàn nhất, người lái hãy sử dụng một tấm vải dày để lót nắp két nước. Chất lỏng bên trong két sẽ nhanh chóng nguội khi két nước được mở nắp.
Đối với những loại két nước không có ren, người lái cần ấn nó xuống sau khi nới lỏng ngay lập tức. Nắp két nước có thể được mở hẳn theo cách này.
Rò rỉ nước ở hệ thống làm mát cũng là một trong những nguyên do khiến xe ô tô bị quá nhiệt5. Kiểm tra động cơ có bị rò rỉ nước làm mát không
Rò rỉ nước ở hệ thống làm mát cũng là một trong những nguyên do khiến xe ô tô bị quá nhiệt; người lái cần kiểm tra phía bên dưới gầm xe để xem có bị rò rỉ nước làm mát hay không. Đặc trưng của nước làm mát là có mùi dễ chịu và có thể tìm thấy ở những vị trí như ống dưới gầm xe hoặc phần nắp của két nước.
Đặc biệt, loại dung dịch này không khác nước thường quá nhiều và không đậm đặc như dầu. Với một số hãng nước làm mát, dung dịch này có thể có màu xanh lá, xanh lam, vàng, đỏ...
6. Bổ sung nước và dung dịch làm mát
Khi kiểm tra và xác nhận nước làm mát đã hết, người lái hãy cung cấp thêm nước làm mát cho xe. Nếu không chuẩn bị sẵn nước làm mát dự phòng, người lái có thể đổ trực tiếp nước sạch vào để thay thế.
7. Trường hợp nghiêm trọng gọi ngay xe cứu hộ
Hãy khởi động xe để chắc chắn rằng kim chỉ nhiệt độ không còn nằm ở vạch đỏ nữa. Nếu kim chỉ nhiệt vẫn chưa thay đổi, hãy tắt máy, chờ đến khi kim nhiệt trở về bình thường.
Nếu tình trạng quá nhiệt không giảm đi và ngày càng nghiêm trọng nên gọi cứu hộ. Nhiệt độ nước làm mát quá cao, hoặc đầu máy quá nóng sẽ khiến động cơ bị hư hại nghiêm trọng.
Theo Cartimes
7 kinh nghiệm lái xe giúp bạn thoải mái hơn Nếu bạn đã gặp tình huống không biết đỗ xe làm sao trong bãi đậu, hay cảm thấy đau lưng khi lái xe... thì rất có thể bạn chưa biết kinh nghiệm lái xe giúp bạn thoải mái và làm chủ chiếc xe của mình. Những mẹo và kinh nghiệm lái xe dưới đây có thể giúp bạn tự tin xử lý các...