An toàn cho hàng ghế sau, vấn đề không nên xem nhẹ
Trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và chấn thương thì các tại nạn từ bên trong xe ô tô là nguyên nhân chính gây chấn thương.
Những trường hợp đi bám sát và phanh gấp sẽ gây ra những hệ luỵ đáng tiếc cho những người ngồi bên trong xe
Theo thống kê của Trung tâm quốc gia về thống kê y tế của Mỹ (cdc.gov), trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và chấn thương thì các tại nạn bất ngờ từ bên trong xe ô tô là nguyên nhân chính gây chấn thương hoặc tử vong cho những người trẻ tuổi.
An toàn cho người lái và người ngồi ghế hành khách phía trước đã được các nhà sản xuất quan tâm trong nhiều năm qua. Các công nghệ tiến tiến như túi khí hay hệ thống giám sát khi đầu va vào vô lăng đang được triển khai. Nhưng sự quan tâm đến an toàn của hành khách ở ghế sau vẫn khá sơ sài và thiếu sót. Theo ông Steven J. Peterson, giám đốc kỹ thuật khu vực Bắc Mỹ của hệ thống toàn cầu TRW Automotive Occupant Safety Systems (trw.com), trẻ em dưới 12 tuổi là người thường xuyên ngồi ở khu vực ghế sau. Các đối tượng như trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng rất điển hình hay được xếp ngồi phía sau và dễ đối mặt với rủi ro. Đáng lẽ ra họ phải là các đối tượng phải được quan tâm trước tiên vì khả năng sinh tồn trong các tai nạn của họ yếu nhất.
Ghế của trẻ em thường là các ghế nâng được lắp thêm bởi phụ huynh
Vậy những công nghệ mà các nhà sản xuất cung cấp để bảo đảm an toàn cho hành khách ở ghế sau là gì? Đơn giản chỉ là một chiếc dây an toàn, trong khi đó ghế của trẻ em thường là các ghế nâng được lắp thêm bởi phụ huynh. Theo kết quả một cuộc điều tra của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, hệ thống dây an toàn cho trẻ em thường được sử dụng không chính xác. Trong số 3.500 xe tham gia khảo sát thì có đến 72% là lắp các ghế ngồi đặc biệt cho trẻ, điều này làm tăng nguy cơ bị thương của trẻ em khi có tai nạn xảy ra. Cuộc điều tra này cũng đã xét đến khả năng người ngồi ở hàng ghế sau không chỉ là trẻ em. Nhưng có một thực tế là việc sử dụng dây an toàn rất được quan tâm và để ý khi ngồi ở ghế trước, còn ghế sau hành khách ít khi tự giác sử dụng.
Vấn đề bảo vệ phần đầu cho trẻ em là rất quan trọng
Video đang HOT
Theo Hiệp hội an toàn xa lộ Mỹ (ghsa.org), có 16 tiểu bang đã ban bố luật dành cho dây an toàn phụ, nghĩa là không được phép điều khiển xe nếu tất cả các hành khách chưa thắt dây an toàn. Nhưng ngay cả trong những tiểu bang này, sự tuân thủ về dây an toàn cho ghế sau cũng không được chấp hành cẩn thận. Theo cdc.gov, luật sử dụng dây an toàn được áp dụng trong 88% các tiểu bang sử dụng luật cơ sở và 79% đối với các tiểu bang sử dụng luật thứ cấp, có nghĩa là chúng vô cùng phổ biến. Nhưng pháp luật cũng chỉ có yêu cầu cụ thể giành cho ghế trước.
Các chuyên gia kỹ thuật chỉ ra rằng, các dây an toàn của ghế sau không thể giống với các dây an toàn ở ghế trước. Chúng phải được thiết kế làm sao để phù hợp với 2 đối tượng người già và trẻ nhỏ. Ví dụ vấn đề bảo vệ phần đầu cho trẻ em là rất quan trọng. Còn đối với người già, độ thít vào ngực của dây an toàn phải không quá lớn, vì xương của người già có xu hướng giòn.
Ở ghế trước, các vị trí đặt túi khí là cố định, còn ghế sau đối tượng hành khách khá phong phú, vì thế cần lắp đặt thêm các cảm biến để túi khí được sử dụng hiệu quả nhất
Còn về túi khí, việc thiết kế thiết bị này cho ghế sau cũng không đơn giản như ghế trước. Ở ghế trước, các vị trí đặt túi khí là cố định, còn ghế sau đối tượng hành khách khá phong phú, vì thế cần lắp đặt thêm các cảm biến để túi khí được sử dụng hiệu quả nhất.
Những sai lầm tai hại khi vào cua của người điều khiển ô tô
Không về số, giảm ga, đánh lái quá nhiều là những hành động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi ô tô đang đi ở khúc cua.
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua
Không chịu về số trước khi cua (đối với xe số sàn)
Khi xác định phía trước có khúc cua mà xe đang chạy nhanh, tài xế có thể linh hoạt về số thấp hơn để giảm tốc của xe trước khi xe đánh lái vào cua. Nhờ cách này, xe sẽ đi chậm hơn và vẫn có phanh. Khi cua xong xe có thể tiếp tục tăng tốc mà không bị chậm lại. Còn nếu không thực hiện điều này sẽ khiến xe bị giật hoặc chết máy, vô cùng nguy hiểm.
Lái xe cần phải tiến hành giảm tốc độ, sẽ rất khó để có thể vào cua với 1 tốc độ lao trên đường thẳng
Không giảm tốc độ
Lái xe cần phải giảm tốc độ. Sẽ rất khó để có thể vào cua với một tốc độ lao trên đường thẳng. Bởi khi tốc độ càng cao thì quán tính càng lớn, rất dễ khiến xe bị trượt trên mặt đường. Vì vậy, dù tài xế có muốn giữ tốc độ như thế nào thì khi đến gần khúc cua, hãy nhả nhẹ chân ga để giảm nhẹ tốc độ. Nếu cần thiết thì có thể đạp phanh để xe đi chậm hơn.
Nếu phanh quá nhiều khi vào cua thì góc lái sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tiếp đó, hãy về số thấp khi bắt đầu vào cua, ngoài ra thả lỏng chân ga. Chuẩn bị chân côn sẵn sàng, nếu có thể đỡ côn xe thì nên đỡ.
Khi vào cua, tài xế cần quan sát khi nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh
Không quan sát nền đường
Khi vào cua, tài xế cần quan sát nền đường để tránh các vũng nước, sỏi đá hay vết dầu loang khiến đường trơn trượt, dễ trượt bánh. Nếu không thể tránh những chỗ này, hãy giảm nhẹ tốc độ khi đi qua nó. Lưu ý là giảm nhẹ ga thay vì đạp phanh. Trong điều kiện trời mưa, bùn lầy, gập gềnh thì càng cần phải chú ý khi vào cua. Nếu bỏ qua tình tiết này rất dễ rơi vào nguy hiểm bất thình lình sẽ không kịp trở tay.
Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi
Đánh vô lăng chưa thạo
Điểm quan trọng nhất trong quá trình vào cua, đó là xoay vô lăng. Tài xế cần chú ý xoay vô lăng sao cho xe không bị lắc đuôi. Dù vậy, phương pháp này cũng đòi hỏi luyện tập nhiều và áp dụng thường xuyên. Chính những khó khăn này nên nhiều tài xế thường không thực hiện tới cùng nên thường gặp khó khăn khi vào cua.
Đánh lái quá nhiều
Việc đánh lái quá nhiều khi đi tốc độ cao rất dễ khiến xe bị văng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vậy nên, không cần đánh lái khi cảm thấy không cần thiết.
Thực tế, tốc độ của xe nên ngược với tốc độ đánh lái. Xe chạy càng nhanh thì đánh lái càng phải chậm. Vậy nên khi lái xe vào cua thì nên hạn chế đánh lái để giữ được tốc độ cho xe.
6 lỗi cơ bản của lái xe khi đổ đèo có thể nguy hiểm đến tính mạng Về N rồi thả trôi, lấn làn và vượt ẩu, vào cua quá rộng,...là những tật xấu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi di chuyển ô tô trên đường đèo dốc. Khi xe lăn bánh ở vị trí N, xe không thể ngừng lại tức thời khi gặp tình huống nguy hiểm Về N và thả trôi Khi xe lăn bánh ở...