Ăn tiết canh lợn, 1 người xin về chờ chết, 2 người viêm màng não mủ
Bệnh nhân ăn tiết canh và đến ngày mồng 2 Tết xuất hiện sốt cao, tiêu chảy, sốc nhiễm trùng.
Bệnh nhân bị hoại tử da do ăn tiết canh lợn.
Trao đổi với phóng viên ngày mồng 6 Tết (2/2 dương lịch), bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong dịp Tết vẫn có nhiều người nhập viện do ăn tiết canh lợn.
Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân P. V. Q. Nam, 63 tuổi ở Nam Định, tiền sử nghiện rượu, hay ăn tiết canh đã nhiều năm.
Từ hôm 30 Tết gia đình có đụng lợn, ông Q. ăn tiết canh và đến ngày mồng 2 Tết xuất hiện sốt cao, tiêu chảy, trên da có xuất hiện các ban rải rác.
Ngay lập tức, bệnh nhân nhập viện vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và điều trị tích cực.
Sau 1 đêm tình trạng ông Q. sốc nặng lên, các vết ban trên da thành ban xuất huyết hoại tử. Bệnh viện tỉnh phải chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc, suy đa phủ tạng.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông Q. bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu lợn và hồi sức tích cực theo phác đồ. Nhưng do tình trạng bệnh nhân quá nặng nên gia đình xin ngừng điều trị đưa bệnh nhân về.
Trong Tết Nguyên đán còn có 2 bệnh nhân N.Đ.T. 37 tuổi ở Bắc Ninh, P.T.Đ 37 tuổi ở Ninh Bình cũng ăn tiết canh lợn, sau 3-5 ngày xuất hiện sốt cao, lơ mơ, đau đầu và vào BV Nhiệt đới Trung ương. Cả 2 bệnh nhân đều được chẩn đoán viêm màng não mủ do liên cầu lợn.
Hiện 2 bệnh nhân này đang được điều trị theo phác đồ, tiên lượng phải nằm viện ít nhất 3 tuần mới hồi phục được.
Video đang HOT
Bác sĩ Cấp cho biết, thời điểm này, dịch bệnh liên cầu khuẩn lợn dễ phát tán bởi người dân ăn tiệc tùng dễ ăn phải heo “bẩn” mang mầm bệnh.
Người bị bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường mắc ở 2 thể. Ở thể cấp tính, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng huyết khiến người bệnh sốt cao, tụt huyết áp, sốc, gây suy đa phủ tạng, xuất huyết và hoại tử toàn thân…, dẫn đến tử vong rất nhanh.
Ở thể viêm màng não, bệnh nhân có sốt cao trên 39 độ C, đau đầu dữ dội, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, lơ mơ dần dẫn đến hôn mê và nếu được cứu sống cũng để lại di chứng ù tai, điếc tai, mất trí nhớ.
Ngoài ra, có những trường hợp mắc cùng lúc cả hai thể bệnh này khiến tình trạng bệnh rất nguy kịch.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh ban đầu không có dấu hiệu điển hình ngoài việc sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, vì thế dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác khiến nhiều người chủ quan và nhập viện khi đã nặng. Không chỉ vậy, người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn dù đã được điều trị khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm. Trong khi đó, với những người bị nhiễm trùng huyết do nhiễm vi khuẩn này, việc điều trị thường kéo dài nhiều tháng với chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng.
Do đó, để phòng bệnh, người dân không nên ăn tiết canh, nem chua, thịt tái sống… vì đây là được coi là “ổ bệnh” chứa vô số loại vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Khi lựa chọn thịt lợn, không nên mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết vì đó chắc chắn là lợn bị bệnh. Đối với những người chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ thịt lợn cần đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc thịt lợn bệnh với những vùng có vết thương hở.
Theo Danviet
Gần 400 bệnh nhân ung thư rời Sài Gòn về quê ăn Tết
Chiều 27 tháng Chạp, bảy chuyến xe khách miễn phí xuất phát từ Bệnh viện Ung bướu TP HCM đã đưa gần 400 bệnh nhân và người thân về quê ăn Tết.
13h ngày 24/1 (27 tháng Chạp), những chuyến xe khách miễn phí mới có mặt nhưng từ trước đó vài giờ, gần 400 bệnh nhân và người thân đã chuẩn bị sẵn hành lý và ngồi chờ trong khuôn viên Bệnh viện Ung bướu TP HCM.
Bà Nguyễn Thị Chẩn (67 tuổi, quê Đăk Lăk) phấn khởi khi lần đầu tiên đi xe miễn phí về quê ăn Tết. "Hôm bữa, nghe có chuyến xe về quê miễn phí, tôi mừng cả ngày. Bị bệnh nên tôi đi ra, đi vô Sài Gòn suốt. Tốn kém lắm. Có chuyến xe này, đỡ được đồng nào hay đồng ấy", bà Chẩn tâm sự.
Trong lúc chờ xe khách đến, chị Hnih Êya (quê Đăk Lăk) dùng bút đánh dấu túi đồ để khỏi thất lạc. "Đã một năm nay tôi ít có dịp về quê vì phải nằm viện điều trị khối u trên lưng", chị cho biết.
Bà Nguyễn Thị Soa (quê Đăk Lăk) khoe chiếc vé xe miễn phí trước giờ lên xe. Bà cho biết đã nằm viện điều trị bệnh ung thư vú suốt 2 năm nay. "Bữa nay có xe đưa về quê miễn phí, tôi đỡ được phần nào chi phí. Đến tháng 2 tới, tôi lại vô Sài Gòn điều trị tiếp", bà Soa nói.
Trong lúc chờ chuyến xe Tết về Cà Mau, anh Phạm Tấn Phong bơm thức ăn cho cha - ông Phạm Văn Ngọc - qua ống nghiệm. "Xe chạy về quê suốt mất tiếng liền nên tui tranh thủ truyền thức ăn để ba khỏe hơn", anh Phong chia sẻ.
Chị Lưu Thị Lệ Dung vén lại cổ áo để giữ ấm cho cha - ông Lương Anh Thuận (quê Phú Yên) - trước khi lên xe. "Ba tui bị u thanh quản hơn một năm nay nên việc điều trị tốn kém lắm. Nay có chuyến xe về quê miễn phí mà mừng rơi nước mắt", chị Dung tâm sự.
Còn đeo ống thở, chưa thể nói rõ tiếng nhưng ông Huỳnh Khoa (quê Nha Trang) vẫn xung phong cầm tấm bảng chỉ dẫn cho những bệnh nhân và người thân khác biết để tập trung trước chuyến xe về quê.
Ông Phạm Xuân Bền (quê Phú Yên) cùng các bệnh nhân khác thấp thỏm ngồi chờ xe khách tới chở về quê.
Các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ quận Bình Thạnh, Hội Chữ thập đỏ Thiện Tâm, quán cơm Nụ Cười 3 và Bệnh viện Ung bướu TP HCM tất bật chuẩn bị đồ ăn cho các bệnh nhân. Theo đại diện ban tổ chức, toàn bộ chi phí thuê xe khách và ăn uống cho bệnh nhân và người thân đều do các mạnh thường quân ủng hộ.
Các bệnh nhân và người nhà ở Bình Định, Phú Yên và Nha Trang cùng giúp đỡ nhau sắp xếp hành lý lên xe về quê.
Các bệnh nhân quê Phú Yên ổn định chỗ ngồi trên ôtô. "Qua đêm nay, sáng mai là tui về tới nhà rồi", ông Phạm Xuân Bền cười tươi rói.
Các bệnh nhân vẫy tay chào tạm biệt những người ở lại Bệnh viện Ung bướu TP HCM để về quê ăn Tết.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Bệnh bạch hầu - chủ quan là thiệt mạng Ổ dịch bạch hầu ở Trường THPT Tây Giang (huyện Tây Giang, Quảng Nam) đã làm 2 học sinh 17 tuổi tử vong và nhiều người nghi lây nhiễm. Theo PGS-TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) người mắc bệnh bạch hầu thì dễ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Dễ biến...