Ăn tiết canh lợn, 1 người tử vong, 1 người nguy kịch
ThS. BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 4 người cấp cứu do ăn tiết canh trong đó có 1 người xin về và đã tử vong, 1 ca đang hôn mê.
Trao đổi với phóng viên sáng 8.6, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, bệnh nhân Vũ Quang M. (nam, 52 tuổi, ở Hoàng Mai Hà Nội) nghiện rượu, ăn tiết canh thường xuyên. Bệnh nhân sốt từ 20.5.2015. Sau 2 ngày, ông M. xuất hiện các ban hoại tử, vào Bệnh viện quận Hoàng Mai. Lập tức, ông M. được chuyển vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê, trên da toàn thân có nhiều màng xuất huyết hoại tử .
Sau khi xét nghiệm, ông M. dương tính với liên cầu lợn cả trong máu và dịch não tủy. Sau khi sốc nhiễm trùng hôn mê, phải thở máy và hồi sức tích cực, bệnh nhân xin về và hiện đã tử vong.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Tuấn H. (nam, 36 tuổi, ở Mỹ Đức, Hà Nội). Ông H. làm nghề bán thịt lợn, nghiện rượu và hay ăn tiết canh. Từ 3.6, ông H. xuất hiện sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, trên da mặt, đùi, cẳng chân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử.
Bệnh nhân Nguyễn Tuấn H. nam 36 tuổi ở Mỹ Đức, Hà Nội đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương
Video đang HOT
Chân bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử do ăn tiết canh
Ông H. vào Bệnh viện Mỹ Đức xét nghiệm và được chẩn đoán sốc nhiễm trùng nghi do liên cầu lợn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc, suy đa phủ tạng, có ban xuất huyết hoại tử trên da nhiều vùng.
Tại đây, bệnh nhân được lọc máu, thở máy, dùng các biện pháp hồi sức tích cực nhưng tiên lượng vẫn rất nguy kịch.
Phó Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, trong tháng 5 cũng có 3-4 trường hợp khác bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn. Nhiều người trong số đó có tiền sử nghiện rượu và hay ăn lòng lợn, tiết canh.
Thống kê của chương trình quản lý kháng sinh (AMS) của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, gần 70% số ca viêm màng não mủ trong năm 2014 là do liên cầu lợn gây ra.
Liên cầu lợn là vi khuẩn có thể có trong hầu, họng, da, đường tiêu hóa và sinh dục của một số lợn lành, thường gặp hơn ở lợn bệnh (trong các vụ dịch lợn tai xanh). Thói quen ăn tiết canh hay những món chưa nấu chín như lòng, tràng luộc tái có thể khiến người ăn nhiễm liên cầu lợn, đặc biệt ở những cơ địa suy giảm sức đề kháng như người nghiện rượu, xơ gan, đái đường.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp, do thói quen của người dân ở địa phương thường mổ lợn và làm tiết canh. Thói quen này tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lị, liên cầu khuẩn… Ngoài ra, quá trình cắt tiết, vi khuẩn ở da, lông dễ dàng xâm nhập vào máu.
Triệu chứng khi mắc liên cầu lợn thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
“Hiện nay việc điều trị ở bệnh nhân được áp dụng liên tục các biện pháp hồi sức tích cực nên chi phí điều trị khá cao, riêng tiền thuốc để điều trị cho bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn có thể tới 1 triệu đồng/ngày, tiền lọc máu khoảng chục triệu/ngày”, bác sĩ Cấp cho biết.
Các chuyên gia cảnh báo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Theo Diêu Thu (Danviet.vn)
VN hoàn toàn có thể đối phó nếu dịch Ebola xâm nhập
Đến nay đã có 5.009 trường hợp tử vong vì Ebola trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, virus Ebola vẫn chưa xuất hiện tại Việt Nam và Việt Nam hoàn toàn có thể đối phó được trong trường hợp dịch Ebola xâm nhập.
Sau khi có một hành khách nghi sốt nhiễm Ebola trở về từ châu Phi và được cách ly, Bộ Y tế cũng diễn tập tình huống giả định nhằm phòng chống, cách ly và điều trị cho bệnh nhân nghi nhiễm Ebola tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
Việt Nam hoàn toàn có thể đối phó được trong trường hợp dịch Ebola vào Việt Nam
Ths. BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, đối với những trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm Ebola, Bệnh viện tiếp nhận, cấp cứu và điều trị theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
"Khi tiếp nhận bệnh nhân, nếu trong trường hợp có một đến vài bệnh nhân nghi nhiễm, bệnh viện sẽ cách ly 1 khoa. Còn trong trường hợp có nhiều bệnh nhân nghi nhiễm Ebola, bệnh viện sẽ xin ý kiến Bộ Y tế cách ly toàn bệnh viện", BS Cấp cho hay.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam hoàn toàn có thể đối phó được nếu trong trường hợp dịch Ebola vào Việt Nam, cho dù khả năng vào Việt Nam là rất thấp.
Riêng Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có đủ khả năng xét nghiệm để có thể xác định bước đầu về việc có hay không bệnh nhân nhiễm virus Ebola.
Bộ Y tế cũng đã có công văn khẩn gửi Bộ Công an, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao về việc tăng cường phối hợp giám sát hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có dịch bệnh Ebola.
Bộ Y tế cũng có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải về việc bố trí phòng cách ly, khu vực cách ly y tế tại sân bay quốc tế.
Ngày 10/11, tuy Việt Nam chưa có ca mắc nhưng Bộ Y tế vẫn luôn cảnh báo người dân về tình hình Ebola đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến thời điểm này đã có 13.334 trường hợp mắc virus Ebola, trong đó 5.009 trường hợp tử vong. Virus Ebola cũng đã lan rộng từ châu Phi sang Mỹ và châu Âu. Theo Bộ Y tế, WHO xác nhận ổ dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo là riêng biệt với khu vực Tây Phi. Tính đến nay đã 27 ngày nước này không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Theo D.Thu (Khám phá)
Bộ Y tế: "Không để bệnh nhân đông, bác sĩ ít vào dịp Tết" Giáo sư Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện như vậy tại buổi gặp mặt báo chí ngày 5.2. Theo Giáo sư Nguyễn Thanh Long, tùy vào điều kiện của từng bệnh viện sẽ có kế hoạch làm việc cụ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đông, các bệnh viện sẽ phải yêu cầu cán bộ,...