Ăn thử, uống thử, làm thử… chứ thử sống là làm sao? Thế thì có khác gì là chết thử
Má nó đi bộ trong cái nắng chang chang của mùa hè. Bất giác chửi thầm con gái: “Tao biết mà! Tao biết mà!… Cái linh tính của người mẹ, sớm muộn gì thì rồi cái con bé thích sống thử như nó cũng sinh chuyện.
Nó học đòi theo chúng bạn lên thành phố thi đại học dân lập. Một thời gian sau thì nó báo tin vui: Con thi đậu đại học rồi, má cho con đi học nhé. Thân làm người sinh thành có mỗi mình nó, ba nó mất sớm, thì làm sao mà không cho đi học khi mà nó siêng học đến thế. Nhưng mà học đại học dân lập thì tiền bạc không hề đơn giản chút nào. Hên sao có người đến hỏi mua vài công đất, thế là má nó quyết định bán để lấy tiền cho nó học đại học, coi như là của hồi môn cho nó trước vậy.
Thời gian đầu mới nhập trường nó cứ điện về khóc bảo nhớ nhà nhớ má, rồi tranh thủ về thăm quê thường xuyên. Vậy mà dạo gần đây nó biến mất tăm, cũng chẳng thấy điện thoại về nhắc gởi tiền ăn học lên. Trong khi tin tức về nó thì cứ bay vèo vèo về làng rằng: Nó đang sống thử với một thằng con trai nào đó đã đi làm. Ô hay, mẹ nó chỉ toàn thấy sống thiệt chứ chưa thấy sống thử bao giờ. Ăn thử, uống thử, làm thử…chứ thử sống là làm sao?, thế thì có khác gì là chết thử… Thế là má nó khăn gói lên thành phố xem con gái sống thử như thế nào, xẵng tiện gởi cho nó tiền ăn học tháng này luôn.
Ảnh minh họa.
Xuống bến xe bà đón ngay một bác xe ôm trông hiền lành nhất đưa địa chỉ trường đại học của con gái. Dừng xe trước cổng trường đại học dân lập của con gái đúng giờ tan trường, nhưng hình như bác xe ôm đưa đến nhầm nơi thì phải. Xung quanh bà toàn là các bạn trẻ nhưng cách ăn mặc thì không hề giống với hoàn cảnh nơi giảng đường một trường đại học chút nào, nó khiến cho bà trở thành tâm điểm nổi bậc giữa một rừng thời trang quá thoáng.
Video đang HOT
Rất nhiều bạn trẻ ăn mặc phản cảm như diện shorts ngắn, quần cạp trễ, áo hở cổ sâu, váy quá ngắn khá sexy, có bạn thì mang quần dài hẳn hoi nhưng mặc quần kiểu gì mà nó quá trễ, tụt thấp ở đằng sau, ngồi trên xe máy lộ hàng ra cả những chổ nhìn thấy phát ngượng giống như là muốn khiếu khích người khác, thậm chí có bạn mang cả áo hai dây, chưa kể nhiều bạn trẻ ăn mặc nam không ra nam, nữ không ra nữ như khuôn mặt một người râu ria xồm xom nhưng tóc tai lại dài tha thước, áo quần thì bèo dạt mây trôi, hoa lá đầy trang phục…
Nhìn bề ngoài rõ ràng là đàn bà nhưng nhìn khuôn mặt râu ria thì đúng là đàn ông. Chưa kể một bóng hồng yểu điệu thục nữ, thắt đáy lưng ong, mặt thanh tú nhưng với cái quần rằn ri cả chục cái túi, áo ba lỗ, giầy bốt và cái đầu thì trọc lóc, lái chiếc moto to đùng lướt vèo vèo chẳng biết con trai hay con gái. Bà chợt thấy một cháu gái bên ngoài khoác cái áo chống nắng mà cứ ngỡ là cháu chỉ mặc mỗi cái quần chíp bên trong. Bà thấy thế sợ quá, tưởng cháu gái vội quá nên quên, vậy là bà hốt hoảng chạy đến nói nhỏ: Cháu ra đường mà quên mặc quần rồi. Vậy mà cháu gái nhìn bà với ánh mắt ngạc nhiên kiểu như vừa mới nhìn thấy quái vật thời tiền sử xuất hiện. Rồi cô cười phá lên và bảo: Bác ở quê mới lên đúng không, tìm ai cháu chỉ cho?.
Bà đứng trước một dãy phòng trọ mà thấy phòng nào cũng giống nhau. Bà gõ cửa một phòng sau khi được cô gái chỉ cho. Một cái đầu ló ra, sao giống đống rơm khô ở nhà thế nhỉ. Khi nghe một tiếng gọi: Má, thì mới biết chính xác đó là con gái mình. Mái tóc dài óng ả ngày nào biến đâu mất mà thay vào đó là một mái tóc vàng khè, bù xù cùng với chiếc váy ngủ mỏng tang và ngắn tới mức không thể nào ngắn hơn được nữa. Vậy mà nó vẫn tỉnh queo khi má nhắc nhở, còn má nó thì cảm thấy rất ngượng, rất chướng mắt phải ngoảnh mặt nhìn chổ khác mỗi lần có người đi qua đi lại hành lang dãy phòng trọ.
Khu nhà trọ có hành lang chung nhỏ xíu, các phòng được xây liền kề nhau, sinh hoạt nhà này nhà bên kia đều biết vì sát vách. Nó ngồi chơi trước cửa phòng trọ với chiếc áo ngủ mỏng manh và ngắn tới mức nhìn hết cả hồn, đã vậy còn không thèm mặc phụ tùng bên trong. Tối đến về phòng nó là một thằng con trai hơn nó sáu tuổi, cởi trần đi qua đi lại cái phòng trọ chung nhỏ bé ngay trước mặt bà với chiếc quần bó sát khoe cả hàng, dài hơn quần sịp một chút nhưng vẫn chưa thể gọi là quần đùi được, nó giống như chiếc quần đi bơi.
Đã vậy hai đứa còn ngồi sát nhau trò chuyện rất vui vẻ một cách quá rôm rả. Má nó ngoắc vội nó ra ngoài hàng lang phê bình, góp ý ngay thì nó xua tay đi, kêu trời, má để ý quá, mặc thế là model đấy ạ. Rồi nó cười phá lên và bảo con mặc thế cho thoáng đấy má à. Còn cái thằng đó thì nhìn má nó với ánh mắt ngạc nhiên kiểu như vừa mới nhìn thấy quái vật thời tiền sử xuất hiện. Quá tức giận nên má nó đã gọi con gái ngồi xuống để góp ý nhẹ nhàng. Thế nhưng chưa nói dứt lời nó đã oang oang: Trời ạ! Tưởng chuyện gì chứ, còn ăn mặc thì quan trọng gì. Thời buổi hiện đại này mà má còn khắt khe vậy sao? Quyền tự do ăn mặc cũng phải được tôn trọng chứ, luật pháp đâu có cấm. Cái má thấy không được thì con lại thấy đẹp. Mà con thấy đẹp mới là điều quang trọng…
Má nó bảo nhớ con lắm, sao không về thăm nhà. Nó bảo là dạo này nó phải cơm nước hàng ngày cho thằng bạn trai nên bận lắm không thể về thăm nhà thường xuyên như trước được. Reng…reng, nó cầm điện thoại lên nghe. Nghe xong điện thoại thì nó thay đồ đi sinh nhật bạn. Má nó thắc mắc với thằng bạn trai: Con có công ăn việc làm ổn định rồi sao không cưới con gái má. Ngày mai má sẽ cùng con về nhà bên ấy thưa chuyện… Thằng đó vội giải thích là: “Công việc bận rộn lắm, má thư thư cho con ít bữa. Bây giờ con phải đi công tác rồi má à”. Nói xong nó vội đứng dậy thu dọn hành lý chưa bao giờ nhanh đến thế.
Ở nhà một mình, rảnh quá nên má nó quan sát thì thấy sao nhiều áo quần của con nít mới lớn quá nhỉ, cái nào cũng thấy ngắn cũn cỡn. Những bộ khác thì bộ nào cũng thiếu vải. Cái áo không hở trên thì hở dưới, rồi mong manh đến nỗi, nhìn xuyên thấu cảm tưởng như trong suốt. Còn quần thì cứ cụt ngủn đến hở cả nửa mông, quần sooc thì cộc cỡn, áo hai dây thì hở ngực. Chẳng thấy áo quần của nó lúc ở quê đem lên đâu. Phải đến gần một giờ sáng mới thấy con gái lọ mọ về phòng trọ trong trạng thái rất mệt mỏi, người toàn mùi bia. Về đến phòng trọ thì ngã vật ra gường và ngủ luôn một mạch đến trưa quên cả đi học.
Đợi cho nó ăn xong rồi thì má nó mới hỏi. Nó giải thích rằng: Tối hôm qua con vui quá nên có uống chút bia, chẳng lẽ họ mời mình mà mình không uống thì khó coi lắm. Còn ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ kể cả nước nên mang áo quần càng ngắn càng tốt đỡ tốn xà phòng và nước. Má nó chưa hỏi hết những điều thắc mắc trong lòng thì nó lại có điện thoại rồi vội vàng tắm rửa thay áo quần đi ngay. Má nó đến văn phòng trường đại học hỏi thăm tình hình học tập của con gái thì biết rằng nó bỏ học thường xuyên, nợ rất nhiều môn, nhà trường chuẩn bị đình chỉ việc học của nó.
Má nó nghe mà cảm nhận được tim mình đau nhói, suýt ngất tại chổ. Nếu nó không thích học đại học thì tại sao nó phải khăn gói đi thi để rồi lên thành phố học, giờ đây sinh thêm cớ sự sống thử như thế này? Má nó đi bộ trong cái nắng chang chang của mùa hè. Bất giác chửi thầm con gái: “Tao biết mà! Tao biết mà!… Cái linh tính của người mẹ, sớm muộn gì thì rồi cái con bé thích sống thử như nó cũng sinh chuyện. Làm sao chịu cho thấu vụ này được chứ? Ngày mai phải áp tải con gái khăn gói về quê thôi, cho nó lành…”.
Theo Thu Hiền/Phununews
Cái kết buồn của cuộc hôn nhân 'không cùng đẳng cấp'
Chỉ do sự chênh lệch về trình độ học vấn, dẫn đến những mâu thuẫn khó hàn gắn, hôn nhân đi vào bế tắc, để hai con nhỏ phải sống bơ vơ giữa dòng đời, thiếu đi một tổ ấm gia đình trọn vẹn, đúng nghĩa...
Chị Nguyễn Thị T, cũng là một cán bộ công chức đưa ra nhiều lý do để xin tòa chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do vợ, chồng chênh lệch về trình độ học vấn. Chị T tâm sự: Khi mới yêu nhau, chị biết rằng, anh học hành chưa đến nơi đến chốn, mới hết lớp 9. Trong khi đó, chị tốt nghiệp đại học, làm công chức Nhà nước. Bố, mẹ chị khuyên nên cân nhắc khi lập gia đình vì trình độ học vấn quá chênh lệnh sẽ khó tìm được sự đồng cảm trong cuộc sống vợ, chồng. Do quá yêu anh chị bỏ qua tất cả những rào cản đó, chị nghĩ rằng tình yêu mới quan trọng, còn địa vị hay trình độ không làm nên hạnh phúc gia đình.
Sau gần 10 năm chung sống, những mâu thuẫn vì sự chênh lệch học vấn giữa vợ, chồng anh chị dần phát sinh. Hai người gặp khó khăn trong việc tìm sự đồng cảm tâm hồn, anh H rất ít tâm sự về công việc làm ăn của anh. Ban đầu, chị T trao đổi với chồng về những khó khăn trong công việc, chuyện học hành, chị tâm sự cùng anh với mong muốn nhận được lời khuyên thì chỉ được anh đáp: "Việc của em thì em tự giải quyết, đừng nói với anh, anh không làm gì được đâu". Thiếu đi sự chia sẻ, đồng cảm, vợ, chồng trở lên xa cách, chị không còn tâm sự với anh những khó khăn trong công việc.
Ảnh minh hoa.
Hai vợ, chồng sống chung nhà mà họ chỉ nói vài câu qua loa về những chuyện vặt vãnh, thấy cần thì nói, không thì cứ im lặng như chiếc bóng. Sau nhiều lần không tìm được tiếng nói chung với chồng, chị T tìm vui nơi công việc và bạn bè. Anh Trần Văn H, chồng chị tuy không học cao nhưng cũng rất chí thú làm ăn, biết vun vén cho gia đình. Thời gian đầu, cuộc sống vợ, chồng khá hạnh phúc với một trai, một gái dễ thương. Chị T tiếp tục học cao học để nâng cao trình độ. Chị cũng khuyên chồng, nên đi học bổ túc để có thêm kiến thức. Tuy nhiên, anh cho rằng không cần học hành gì, nhưng anh vẫn làm tốt công việc kinh doanh của mình, có khi người có học vấn cao, bằng nọ, bằng kia cũng không làm ăn giỏi như anh...
Chính vì vợ ít nói chuyện, nên anh H lại nghĩ chị T đi làm có bồ bịch gì đó, nên không thèm quan tâm đến anh, anh nghi ngờ và ghen tuông. Anh lén kiểm tra điện thoại, đọc tin nhắn để kiểm soát việc quan hệ của chị. Thậm chí, những lần chị xuống Hà Nội để học cao học theo từng kỳ, từng tháng anh lấy lý do bận rộn công việc, không trông được con và yêu cầu chị đưa đứa nhỏ đi theo hoặc ngăn cản, yêu cầu chị bỏ học cao học, anh bảo chị học thêm nữa cũng không để làm gì... thậm chí anh còn nặng lời mắng chửi vợ. Khi chị T góp ý, anh H không những không nghe mà còn tự ái bảo chị: "Cô đừng cậy mình học cao biết rộng mà về nhà xem thường chồng à, coi chừng tôi cho cô nghỉ việc ở nhà làm nội trợ". Sự phản ứng của anh càng tạo ra vết rạn nứt trong mối quan hệ vợ, chồng của anh chị. Đôi khi, anh cũng nhận thấy bản thân mình vô lý và sự chênh lệch trình độ học thức là nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của họ rạn nứt. Tuy nhiên, anh không vượt qua được chính mình, chỉ cần vợ góp ý, nói đúng sai, phải trái hoặc giải thích điều gì thì anh cho rằng chị cậy mình học cao, nên xem thường chồng...
Chị T không thể chịu đựng được cái tính cách ngày càng quá quắt của anh, nên chị đưa hai con nhỏ ra thuê nhà ở riêng và chọn cách sống ly thân để cả hai cùng có thời gian nhìn lại bản thân, nhưng anh H lại cho rằng chị có bồ ở ngoài, nên mới đối xử với anh như thế...Không cần tìm hiểu đúng sai suy đoán của mình đến đâu, con cái sẽ ra sao khi thiếu cha, hoặc mẹ, anh H yêu cầu ly hôn, sau nhiều lần níu kéo không được, chị chấp nhận cuộc chia tay vợ, chồng sau gần 10 năm chung sống...
Tại phiên tòa xét xử vụ ly hôn, chị T và anh H đều bày tỏ nguyện vọng chia tay nhau do "hạnh phúc hôn nhân không đạt được". Nữ thẩm phán cố gắng hòa giải hàn gắn tình cảm vợ, chồng chị T vì xét thấy mức độ mâu thuẫn không đến mức nghiêm trọng. "Hai người đã vượt qua nhiều trở ngại để đến được với nhau, xây dựng tổ ấm gia đình, vậy thì tại sao anh, chị không điều chỉnh bản thân để tiếp tục cuộc sống vợ, chồng? Vẫn còn cơ hội để đoàn tụ, chúng tôi mong anh chị nghĩ lại, không chỉ là hạnh phúc bản thân mà còn vì tương lai hai cháu...". Tuy nhiên, cả anh H, chị T đều bày tỏ không thể chịu đựng được nhau vì sự chênh lệch trình độ học vấn và bất đồng về lối sống.
Theo Thiên Chi/Phununews
10 năm vợ mới mang bầu vậy mà chỉ một câu nói vô tình của chồng vợ đã làm điều buộc tôi phải ly dị Chẳng hiểu sao có người lại ghen tức với niềm vui của tôi, nói những lời thô thiển khó nghe. Tôi liền gọi điện thì không bắt máy, nhắn tin cũng không trả lời. Trong khi bạn bè đứa nào cũng có con bồng con bế thì vợ chồng tôi vẫn "vườn không nhà trống". Mỗi ngày đi làm về chỉ có tôi...