Ăn thử bánh bèo chén Tuy Hòa
Ở phố biển Tuy Hòa (Phú Yên) lúc này đã có nhiều quán bánh bèo chén. Thế nhưng dân ’siêng’ ăn và du khách thường nhớ đến mấy quán dưới chân núi Nhạn Tháp. Mỗi chiều luôn tấp nập khách ăn.
Vào quán, khách chỉ cần nói “bánh bèo”, ngồi chưa ấm chỗ là có trước mặt một khay bánh nóng hổi, thơm lừng. Từng chén bánh bèo (loại chén nhỏ, đường kính miệng khoảng 4 cm) vừa được hấp cách thủy, nóng từ ngoài vào trong.
Chị chủ quán dùng gắp kim loại kẹp đưa từ nồi hấp xếp lên khay, rồi nhanh tay rưới từng thìa nhỏ mỡ hành, rắc bánh mì vụn chiên giòn và chút chà bông (tôm hoặc thịt) vào từng chén bánh. Khách cứ thế dùng muỗng nhỏ rưới nước mắm ớt tỏi chua ngọt vào từng chén, từng chén và… múc. Hương bột gạo hòa quyện gia vị đậm đà, dung dị, ấm nóng nồng nàn.
Video đang HOT
Theo bà Ngô Thị Liên, một chủ quán ở Tuy Hòa, món bánh bèo có ở nhiều nơi nhưng bánh bèo chén xứ Nẫu Phú Yên luôn có nét riêng. Ấy là mùi thơm nhẹ nhàng của gạo xứ đồng Tuy Hòa; loại gạo không quá dẻo để xay bột đem hấp nên những chiếc bánh bèo trắng tinh mịn màng, mà không quá nhũn, quá khô. Làm bánh bèo không khó nhưng muốn ngon phải “nhuận” tay.
Gạo thơm được đem ngâm mềm, xay nhuyễn, thêm ít muối, quấy đều với nước ấm, để yên vài giờ cho bột quyện, là có thể múc từng muỗng bột cho vào khoảng 1/3 chén, đưa hấp trong hơi nước sôi vài phút là bánh chín.
Bánh bèo chén được xem là món ăn chơi nhưng mỗi người “tiến lên” vài khay thì có thể no căng. Nhiều năm rồi ở Tuy Hòa, mỗi khay bánh bèo chén (10 chén/khay) vẫn 15.000 đồng. Nghe nói, có người “đẩy” cùng lúc được chục khay bánh bèo (100 chén)! Ba Đào
Theo Thanhnien
Ngon khó quên với món cầu gai đảo Lý Sơn
Nhắc đến đảo Lý Sơn là nhắc đến thiên đường ẩm thực từ biển cả như: cá, ốc, rong biển, tôm hùm... Trong đó, cầu gai là một trong những món ấn tượng nhất của vùng đất nơi đây.
Thơm lừng món cầu gai nướng
Cầu gai biển có hình thù kỳ quái, dưới bàn tay khéo léo của ngư dân xứ đảo đã mang đến cho du khách hương vị độc đáo, ngon khó quên.
Để đi bắt cầu gai, ngư dân phải chuẩn bị đồ nghề gồm thùng xốp, kính lặn, đôi găng tay chuyên dụng để gai không đâm hoặc dùng cây sắt phi 6 uốn thành hình chiếc nèo để bắt cầu gai trong các hốc đá sâu không thể lặn tới. Theo kinh nghiệm của ngư dân đảo Lý Sơn, cầu gai ở đây có nhiều loại. Cầu gai sọ màu trắng hoặc vàng cam, gai ngắn, ít thịt; cầu gai bàn gai nhọn, dài như chông thịt mỏng; cầu gai đen thịt nhiều, ngon và béo...
Cầu gai có vẻ ngoài xù xì xấu xí nhưng phần thịt lại trông rất bắt mắt, màu vàng hay màu cam, bên trong cầu gai có các rãnh ngăn như múi khế tạo thành các thớ thịt, thông thường mỗi con có từ 5 - 7 thớ thịt.
Nhiều ngươi ưa cảm giác mạnh thưởng thức thịt cầu gai tươi ngay khi mới mổ. Chỉ cần vắt một tí chanh vào, sau đó cộng với muối tiêu trộn đều hoặc chấm mù tạt rồi xúc bỏ vào miệng. Tuy nhiên, cách ăn cầu gai được chuộng nhất tại đảo Lý Sơn chính là cầu gai nướng lửa than. Đơn giản thì để nguyên con cầu gai mà nướng, cầu kỳ một tí thì khi thịt vừa chín, nhanh tay tưới mỡ hành và đập một quả trứng gà đổ vào.
Bên bếp than hồng, cầu gai nướng nhanh chóng tỏa mùi thơm xông lên tận mũi, thực khách chỉ mới ngửi thôi cũng đã háo hức thòm thèm. Khi ăn, chúng ta có thể dùng muỗng nhỏ xúc từng miếng thịt hoặc trứng, thêm chút muối tiêu chanh, đưa vào miệng thưởng thức từ từ, vị ngọt béo của thịt hòa cùng mùi thơm của hành tạo nên hương vị đậm đà khó quên. Một món ăn ngon và lạ, không giống bất cứ loại hải sản nào.
Người miệt biển, kể cả thực khách phương xa, đa số đều thích đặt một bếp than ngay tại mâm nhậu để nướng. Với người phương xa, sau chặng đường dài mệt mỏi được thưởng thức một bát cháo cầu gai thì thật sảng khoái, không gì bằng. Cháo cầu gai không mất nhiều thời gian chế biến nhưng rất bổ dưỡng. Các đầu bếp thường phải dùng thanh tre mỏng nạo thịt ra khỏi vỏ, xào sơ với tỏi và cho vào nồi cháo trắng đang sôi.
Có thể nói, với đôi bàn tay khéo léo của người xứ đảo Lý Sơn, dù chế biến theo cách nào thì cầu gai cũng có vị ngon, ngọt, bổ dưỡng, là nguồn thực phẩm quý mà biển cả đã ban tặng cho con người.
Theo Thanhnien
Lạ miệng với mít hông Tam Kỳ Tam Kỳ một chiều đầu thu, đã nghe từng cơn gió chuyển mùa se se lạnh. Thành phố bé nhỏ vốn không ồn ào, gấp gáp càng làm cho lòng lữ khách thêm bâng khuâng. Làm sao bỏ ngoài tai lời rủ rê: "Mít hông nhé!". Hấp dẫn đĩa mít hông thơm lừng Món mít hông một thời cứu đói cánh sinh viên...