Ăn thịt nhiều giảm tuổi thọ
Ăn thịt thường xuyên, dù không nhiều cũng làm tăng nguy cơ chết sớm. Đó là kết luận của một công trình nghiên cứu công phu của các nhà khoa học Mỹ, Viện Dinh dưỡng thuộc Trường ĐH Harvard, dựa trên việc điều tra 110 nghìn người tình nguyện trong suốt 20 năm.
Bài báo tổng kết công trình nghiên cứu nhiều năm này được đăng trên tờ báo Los Angeles Times đã viết: “Bất cứ loại thịt gì, thịt bò, lợn hay cừu, dù mỗi tuần chỉ ăn một lượng nhỏ cũng làm tăng 13% nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng, trong đó có bệnh ung thư, đột quỵ và bệnh tim mạch. Nếu mỗi ngày ăn các loại “thịt đỏ” hoặc các loại thực phẩm chế biến từ thịt đỏ như xúc xích, giăm-bông hay đồ hộp thì nguy cơ mắc các bệnh sẽ không dưới 20%”.
Các nhà dinh dưỡng khuyên nên thay thế thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng các loại rau quả, sản phẩm sữa đã tách bơ, thịt gia cầm và cá (loại cá không béo như cá tra, cá ba sa).
Ăn quá nhiều thịt gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Các nghiên cứu cho rằng sở dĩ thịt nguy hiểm vì nó chứa lượng sắt dư thừa, nhiều chất béo no, cũng như các chất tồn dư do thức ăn gia súc mang lại. Đặc biệt nguy hiểm là món bít-tết rán không hoàn toàn chín mà đa số người Mỹ có thói quen dùng mỗi tuần 3-4 lần.
Họ hy vọng mọi người sẽ nhận thức được mối nguy hiểm của các thói quen ăn uống hiện nay thông qua sự tuyên truyền của khoa học để chủ động giảm tỷ lệ thịt trong các bữa ăn hàng ngày.
Video đang HOT
Để đi đến kết luận nói trên các nhà dinh dưỡng đã theo dõi trong thời gian kéo dài 20 năm, thu hút 80 nghìn phụ nữ và 30 nghìn nam giới ở lứa tuổi từ 28 đến 55 qua sự phân tích có hệ thống khẩu phần ăn và tình trạng sức khỏe cua những người tinh nguyện nói trên. Một chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn tỷ kệ thịt giảm tới tối thiểu.
Theo Bảo Châu (Theo VietNamnet)
Bệnh gù vẹo cột sống và cách khắc phục
Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ.
Các thể gù vẹo thường gặp:
- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân.
- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%).
- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%).
- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%).
Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):
- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai.
- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng.
Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.
Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.
Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.
Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:
- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.
- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.
- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.
Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.
Theo dân trí
7 cách ngăn ngừa sỏi thận Nếu từng bị sỏi thận, bạn hẳn biết quá trình vượt qua căn bệnh này khổ sở như thế nào. Sỏi thận tác động đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới và việc chữa trị cũng rất tốn kém. Sau đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Bớt ăn thịt: Bạn...