Ăn thịt lợn kiểu này là sai, thói quen nhiều người Việt vẫn ăn hằng ngày đang tàn phá cơ thể
Dưới đây là những sai lầm tai hại nhiều người mắc phải gây hại sức khoẻ.
Thịt lợn với gừng
Đông ycó ghi lại về điều cấm kị khi ăn thịt lợn, nhất là khi ăn cùng gừng. Gừng khi ăn cùng sẽ gây ra tương khắc.
Ăn thịt lợn kiểu này sẽ gây ra tình trạng phong thấp, ngoài ra còn có thể nổi lên những nốt đen ở mặt. Hãy lưu ý và tránh ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau để tránh những tác động xấu.
Ăn tiết canh
Ăn tiết canh lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.
Ăn gan lợn vì nghĩ trong gan nhiều chất dinh dưỡng
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.
Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.
Video đang HOT
Chân thịt lợn bằng nước sôi trước khi luôc để loại bỏ chất bẩn
Nhiêu chị em áp dụng cách này khi luôc thịt. Thê nhưng, viêc cho thịt vào nước sôi đôt ngôt sẽ làm cho miêng thịt bị co lại, các chât bân trong thịt ngâm ngược vào bên trong mà không hê bị đào thải ra bên ngoài.
Chúng còn khiên cho các chât dinh dưỡng trong thịt bị biên mât nữa, bởi các protein trên bê mặt của miêng thịt heo bị đóng vón lại nêu chúng ta ăn vào sẽ khó hâp thu và ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng
Việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.
Thịt lợn kết hợp với rau mùi
Thịt lợn kết hợp với rau mùi là một trong những sai lầm khi ăn thịt lợn hàng đầu. Khi nấu chung thịt lợn hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.
Thịt lợn và thịt chim
Nếu kết hợp thịt lợn với thịt chim cút sẽ khiến cơ thể hình thành các hắc tố, gây đen da mặt. Ngoài ra, khi ăn thịt lợn cùng thịt chim bồ câu sẽ dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông. Hãy lưu ý và tuyệt đối không thử những món ăn này.
Thịt lợn với lá mơ
Thịt lợn chứa rất nhiều protein khi kết hợp với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến cơ thể không thể hấp thu được. Đây là lưu ý khi ăn thịt lợn mà mọi người cần biết để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc.
Thịt lợn và đậu tương
Khi chế biến đậu tương với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng có trong thịt lợn.
Vì vậy nên bạn cần tránh kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để đảm bảo giữ được dinh dưỡng có trong cả hai.
Nguồn cung thực phẩm cho Tết dồi dào nhưng cần tính dài hơi
Chỉ còn hơn 1 tháng là đến Tết Nguyên đán và đây là thời gian vàng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi.
Tuy nhiên, giá sản phẩm chăn nuôi đang ở mức thấp, nhất là giá lợn hơi trong khi năng lực sản xuất rất lớn. Không chỉ đảm bảo nguồn cung cho Tết, lễ hội đầu năm, việc để phát triển chăn nuôi bền vững, ổn định giá cả trên thị trường cần phải có những giải pháp ngắn, trung và dài hạn.
Pha lóc, phân loại thịt lợn để cung cấp ra thị trường tại nhà máy của Công ty thực phẩm Vinh Anh. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng 11 phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Giá thịt lợn hơi biến động giảm so với tháng trước. Hiện tại đang là thời điểm người chăn nuôi tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm, để cung ứng nguồn thịt ra thị trường những tháng cuối năm và các kỳ lễ tết sắp tới. Nhưng, giá thành chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao vì giá nguyên, vật liệu, chi phí sản xuất đều tăng so với năm trước trong khi giá bán sản phẩm lại giảm, điều này khiến người chăn nuôi càng thêm áp lực.
Theo Tổng cục Thống kê, thời điểm cuối tháng 11, chỉ có tổng số trâu ước giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái; còn lại đàn bò, lợn, gia cầm đều tăng từ 3,5 - 12,4%.
Hiện nay lưu thông hàng hóa trên thị trường trở lại bình thường như trước khi có dịch, nguồn cung dồi dào nên giá cả không có biến động lớn. Riêng lợn hơi, hiện tại khu vực miền Bắc, giá dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi tại nhiều địa phương và dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Còn tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi cũng dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. với mức giá trung bình như trên thì giá lợn hơi đã giảm từ 5-10% tùy địa phương so với tháng trước.
Giá các sản phẩm gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học... vẫn còn khá yếu.
Thông thường, hàng năm, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ tăng mạnh do các công ty chế biến tăng cường thu mua, chuẩn bị cho đợt hàng phục vụ dịp Tết, khiến giá lợn hơi sẽ tăng dần từ thời điểm nửa cuối tháng 11 đến trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, đến nay, diễn biến giá lợn hơi và giá thịt năm 2022 lại khá ảm đạm.
Trong khi đó, giá thành chăn nuôi hiện vẫn ở mức cao, bình quân 60.000 đồng/kg, thì người chăn nuôi vẫn bị thua lỗ.
Theo ông Nguyễn Quốc Đạt, Phó Chủ tịch phụ trách miền Nam - Hội Chăn nuôi Việt Nam, năm 2022, ngành chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn, hiệu quả mang lại cho người chăn nuôi thấp. Tuy hiện nay giá cả không thuận lợi cho người chăn nuôi nhưng số lượng dự trữ nguồn cung cho dịp cuối năm tương đối ổn định. Dự báo nhu cầu về thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2023 sẽ giảm so với những năm trước do nhiều lí do khách quan và chủ quan.
Chia sẻ về khả năng cung ứng nông sản của tỉnh Bình Dương trong dịp lễ tết cuối năm 2022, đầu năm 2023, ông Lê Thanh Tâm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, tổng đàn lợn của Bình Dương là khoảng 13,7 triệu con. Hàng ngày, tỉnh có khả năng cung ứng khoảng 7.000 - 8.000 con; trong đó 1.500 con cung ứng cho thị trường nội tỉnh, còn lại là phục vụ cho Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh đó, Bình Dương cũng có thể cung ứng khoảng 70.000 con gà thịt; trong đó, 35.000 con cung ứng cho nội tỉnh, còn lại cung ứng cho Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho dịp Tết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Công thương tỉnh Bình Dương và các đơn vị cung ứng lớn trên địa bàn địa phương xây dựng kế hoạch bình ổn giá với thị trường nội tỉnh. Đối với những thị trường lân cận, nguồn cung thịt heo và thịt gà còn rất dồi dào và có khả năng kết nối, cung ứng cho nhiều tỉnh, thành khác.
Là "thủ phủ" về đàn lợn, ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai nhận định, giá lợn hơi tại địa phương đang ở mức thấp, dao động 48.000 - 53.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi, vật tư, chi phí chăm sóc đang neo ở mức rất cao. Đây là điều rất khó cho người chăn nuôi. Địa phương đang chỉ đạo để cố gắng duy trì đàn, đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến.
Tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 11 tháng năm 2022 đạt 3,01 tỷ USD, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong số đó, giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 1,37 tỷ USD, tăng 5,7%.
Đáng lưu ý, nhập khẩu thịt lợn và thịt gia cầm tiếp tục giảm trong khi nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong 10 tháng năm 2022, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 88,82 nghìn tấn, trị giá 189,02 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trước tình hình thực tế tại địa phương, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, tỉnh cần giải quyết ba vấn đề. Đầu tiên là khâu dự báo thị trường còn khá yếu, người chăn nuôi hầu như không nắm được biến động thị trường, hầu hết sản xuất theo hướng rủi may, thị trường lên giá thì không được hưởng lợi, nhưng khi thị trường đi xuống thì họ gánh chịu là chính. Do đó, dự báo thị trường rất cần thiết.
Theo ông Công, hiện lãi suất ngân hàng rất biến động, lãi suất rất cao trong khi người nuôi vẫn đang chịu lỗ. Nông nghiệp là ngành đặc thù, Nhà nước có cơ chế để ngân hàng giữ nguyên lãi suất và có lãi suất trong thời gian dài để người chăn nuôi ổn định sản xuất. Ngoài ra, các cơ quan cần tăng cường thanh kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hơn nữa.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Giám đốc quản lý chất lượng Công ty San Hà thông tin, hiện nguồn hàng chuẩn bị Tết Nguyên đán rất đầy đủ và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, trong thực hiện chuỗi liên kết còn lỏng lẻo, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, các bên tham gia thiếu vốn...
Do đó, mong muốn các cơ quan quản tiếp tục triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ để làm cầu nối, đỡ đầu cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm; các thành tố tham gia chuỗi liên kết phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn để cùng nhau gia tăng lợi ích.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ theo dõi, bám sát tình hình khí hậu thời tiết và biến động thị trường để kịp thời chỉ đạo địa phương có các giải pháp chủ động phòng chống, khắc phục, điều chỉnh sản xuất phù hợp, hạn chế gây biến động giá cả nông sản. Riêng đối với thịt lợn, Bộ phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh biên giới phía Bắc kiểm tra, xác minh thông tin, thống nhất, minh bạch thông tin để tránh tình trạng găm hàng, thổi giá.
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra giá bán hàng hoá Bộ trưởng Công Thương yêu cầu cơ quan quản lý thị trường mở đợt kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành quy định về giá từ nay cho đến hết năm. Những ngày qua, mặc dù giá xăng dầu trong nước đã giảm hơn 7.000 đồng/lít nhưng giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ...