Ăn thịt gia súc chết, 9 trường hợp mắc bệnh than
Theo ông Lương Viết Thuần – Giám đốc Sở Y tế Hà Giang, bệnh than đã tái xuất hiện ở huyện Mèo Vạc. Cả 9/9 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh than đều có liên quan đến ăn thịt gia súc chết.
Trước đó, ngày 8.10, theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc về một số trường hợp nghi mắc bệnh than xảy ra tại xã Niêm Tòng, Sở Y tế đã cử đoàn cán bộ đi điều tra xác minh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa bàn.
Kết quả điều tra xác minh cho thấy, bệnh nhiệt thán trên gia súc diễn biến từ ngày 11.9 do ở thôn Cốc Pại (xã Niêm Tòng), có 1 con bò và 1 con dê chết. Do chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của dịch bệnh nên người dân ở đây đã đem giết mổ và sử dụng làm thực phẩm tại 13 hộ gia đình (gồm 57 khẩu).
Ngay sau khi ăn thịt gia súc bị nhiễm bệnh nhiệt thán chết, trong các ngày từ 17.9 đến 9.10, Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng của bệnh than thể da (chưa có trường hợp nào tử vong).
Trong 9 trường hợp mắc bệnh có 4 nam giới ở độ tuổi từ 24 đến 30, số còn lại là 5 cháu nhỏ, trong đó có 2 cháu nhỏ nhất là Giàu Mí Lầu 14 tháng tuổi và cháu Giàng Thị Pà mới hơn 12 tháng tuổi.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh trên, ngành Y tế Hà Giang đã triển khai các đơn vị chức năng lấy mẫu bệnh phẩm, tuyên truyền cho bà con dân tộc thiểu số không ăn thịt gia súc bị bệnh đồng thời cấp phát thuốc điều trị. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Giang và huyện Mèo Vạc tiến hành lấy 4 mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán.
Cách đây 6 năm (năm 2008) tại Hà Giang đã xảy ra dịch bệnh nguy hiểm này tại 2 thôn Pắc Cạm thuộc xã Khau Vai và thôn Pó Qua thuộc xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc.
Nguyên nhân chính do mầm bệnh than thường tồn tại ở thể nha bào, có thể sống mấy chục năm trong đất, dễ xâm nhập vào những động vật ăn cỏ (trâu, bò) thông qua những vết xước trên da, gây bệnh cho gia súc. Người dân tiếp xúc hoặc ăn những động vật này sẽ gây bệnh ở nhiều thể, một số thể có độc lực rất cao và tỷ lệ tử vong lớn.
Khi mắc bệnh, người bệnh có triệu chứng bị sốt, sưng nóng tại nơi nổi mụn, loét chảy dịch vàng, gây hoại tử tổ chức ngoài da. Nếu người bệnh không đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời thì dễ gây nhiễm trùng máu, dẫn tới tử vong.
Theo Tri Thức Trẻ
Cảnh báo phiến quân IS tự biến thành "bom" Ebola
Giới chuyên gia lo ngại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể tự cho nhiễm virút Ebola để biến thành "bom" liều chết Ebola và mang virút chết người này tới các phương Tây.
Virút Ebola bị lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh và theo chuyên gia quân sự Al Shimkus, giáo sư Các vấn đề an ninh quốc gia tại Đại học hải chiến Mỹ, thì việc phiến quân IS tự cho mình lây nhiễm không hề khó. Và sau đó, chúng sẽ đi tới các nước mà chúng muốn gieo rắc dịch bệnh.
"Cá nhân phơi nhiễm với virút Ebola có thể là vật mang mầm bệnh. Trong trường hợp khủng bố, không quá khó để thực hiện bước tiếp theo là dùng người để là phương tiện truyền bệnh".
Giáo sư Anthony Glees, giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh và tình báo ở Đại học Buckingham, Anh, cũng cho rằng chiến lược trên có thể được IS xem xét.
"Đó có thể là một giả thuyết khả quan. IS tin vào tấn công liều chết và điều này khả quan cho một sứ mệnh liều chết".
Virút Ebola hiện đang hoành hành Tây Phi, với 3.800 người thiệt mạng chỉ trong vòng vài tháng và đã có những trường hợp đầu tiên được phát hiện tại châu Âu và Mỹ.
Người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ đã tử vong vào ngày thứ tư vừa qua, bất chấp nỗ lực cứu chữa.
Trong khi đó, chính phủ Mỹ đã thông báo đang mở rộng kiểm tra sân bay nhằm chống lại sự lây lan của dịch bệnh chết người này.
Một chuyên gia khác cho rằng nếu IS dùng Eloba làm vũ khí, thì dịch bệnh hiện nay càng trở nên trầm trọng hơn. "Nguy cơ tấn công khủng bố sinh học Ebola ở Đông Phi là mối đe dọa đối với sức khỏe và an ninh của toàn cầu. Điều này không được bỏ qua", Amanda Teckman tác giả một bài viết về nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố bằng Ebola, cho hay.
Trong khi đó, có thông tin cho rằng Mỹ đã dùng virút Ebola là vật xúc tác trong dự án Khiên sinh học trị giá 5,6 tỷ USD được Tổng thống W.Bush ký năm 2004. Dự án đảm bảo một nguồn tài chính hào phóng cho các nhà khoa học nghiên cứu các biện pháp chống vũ khí sinh học cũng như thúc đẩy nghiên cứu chống lại các tác nhân sinh, hóa, hạt nhân. Nó cũng cho phép Mỹ dự trữ một lượng lớn các biện pháp đối phó về y tế.
Song hiện chưa có thuốc chữa Ebola. Các bác sỹ mới chỉ chữa trị thử nghiệm ở một số trường hợp, trong đó có cả dùng thuốc và truyền máu từ các bệnh nhân đã bình phục sau khi nhiễm Ebola. Máu của người bình phục có thể chứa kháng thể giúp bệnh nhân chống lại virút Ebola.
Trung Anh
Tổng hợp
Sierra Leone ghi nhận "kỷ lục" 121 ca tử vong vì Ebola trong 1 ngày Sierra Leone ghi nhận 121 ca tử vong vì virus Ebola và đón nhận những ca nhiễm bệnh mới trong ngày tang tóc nhất kể từ khi căn bệnh quái ác trên xuất hiện tại quốc gia Tây Phi này hơn 4 tháng trước. Thông tin trên được Cơ quan y tế chính phủ cung cấp hôm 5.10. Các số liệu bao gồm...