Ăn thịt chó, hãy coi chừng
Mặc nắng mưa, ruồi nhặng, bụi đường mù mịt, các sạp thịt chó tại khu vực đường Phạm Văn Hai, chợ Xóm Mới (TP.HCM)… vẫn ngày ngày phơi ra hè phố.
Ảnh minh họa
Tại những nơi này, người ta bán chó tươi, chó chết ươn lẫn lộn. Người ghiền thì ghé vào. Người không chịu nổi thì bịt mũi, nhăn mặt…
Chợ thịt chó bên đường
Những con chó được giết mổ, cắt bỏ đầu và xẻ làm đôi ngang bụng… Mới 9h, chúng tôi đã chứng kiến cảnh tượng này ở quầy thịt chó bên đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình. Cứ chốc chốc khách lại tấp vào hỏi mua với giá 100.000 đồng/kg. Bà chủ tiệm thịt chó cho biết: “Mua nguyên con cũng bằng giá đấy. Bỏ mối thì 95.000 đồng/kg”.
Theo bà này, chó được nhập về từ các tỉnh. Khi chúng tôi hỏi mua số lượng lớn, bà dè chừng: “Mùa này mưa nên không có hàng. Mua ăn 2-3 kg thì được”. Gần đấy, một người bán khác lại mau mắn: “Được thôi, mỗi ngày lấy mấy chục ký hay bao nhiêu? Tối gọi điện thoại đặt, mai ra lấy”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua nguyên con, bà chủ một sạp thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12) lôi từ tủ đá ra một con chó loại 3 kg được cạo sạch lông, cắt chân, mổ bụng với giá 110.000 đồng/kg. Hỏi con to hơn, bà tiếp tục lôi thêm hai con nữa. Trong tủ lạnh, chúng tôi thấy còn hai con loại 5-7 kg đã làm sạch. Vừa đặt con chó lên bàn, bà này phân trần: “Giết từ trưa, mưa gió nên phải cất vào. Hàng này khỏi chê, là hàng lồng (chó nuôi lấy thịt) từ Tây Ninh”.
Để nâng giá cho “hàng lồng”, bà chủ chỉ số thịt chó khác trên bàn, vạch miếng thịt có tụ máu bầm, nách chó có một lỗ sâu, miếng da xung quanh bị rách, toàn bộ da ngả vàng, rồi thẳng thừng nói: “Đây là hàng của mấy thằng ăn cắp”.
Tiếp đó, bà vạch một miếng thịt trông rất tươi nói mua hàng chích điện, nhưng còn mới thì da hồng chứ không trắng bệch như chó chết lâu ngày. Chúng tôi năn nỉ bớt giá. Bà nói rằng hỏi hàng tuyển nên bà mới mang ra. Còn loại chó bị chích điện ban đầu nói giá 110.000 đồng/kg nhưng trả bao nhiêu cũng bán.
Video đang HOT
Chiều 20/6, tại điểm mua bán chó của một bà chủ trên đường hương lộ 3, giáp ranh giữa quận Bình Tân và quận Tân Phú, có nhiều lồng sắt chứa hàng chục con chó. Ở đây bán nguyên con, ai mua mới làm thịt. Giá chó sống 80.000 đồng/kg. Bà này nói không nên ăn hàng giá rẻ bởi có thể là chó bị bả. Mà loại bả chó thường có xuất xứ Trung Quốc rất độc, chó chỉ ngậm bả vô miệng là chết liền.
Bà này còn cho biết thêm giá chó sống giờ khá cao, thu mua lại của những tay mua dạo với giá 65.000 đồng/kg, chưa kể mỗi con chó sống được bơm thêm mấy lít nước. “Hàng ngon, hàng mắc tiền thì không sợ gì hết” – bà này quảng cáo.
Bà Nhung, bán nước giải khát dưới chân cầu An Hạ (huyện Hóc Môn), cho biết tầm 15h-16h, dân thu gom chó dạo đi xe máy chở các lồng chó thu mua từ Củ Chi và các vùng lân cận về tập kết dưới chân cầu. Họ bơm thẳng nước dưới sông vào bụng chó trước khi bán để tăng trọng lượng. Bà này kể thêm cách đây một tháng, nhà có con chó bị tiêu chảy. Biết không cứu được nên bà ngoắt ông chở chó chạy ngang, con chó nặng hơn chục ký chỉ bán 200.000 đồng.
Thơm, thối trong quán nhậu
Tại khu chợ thịt chó gần đường Trung Mỹ Tây 13 (quận 12), chúng tôi gặp ông Hương với bịch thịt chó nặng hơn 5 kg trên tay. Ông kể quán nhậu của ông bán nhiều món, trong đó có thịt chó. Ông này cho hay thịt gà, vịt cần phải có giấy tờ kiểm dịch, nhưng với thịt chó thì ông chưa nghe nói bao giờ. “Thịt chó tui mua mấy sạp ở ngoài về bỏ tủ lạnh. Khi khách kêu thì tôi rã đông rồi làm mồi nhậu. Cứ bán hết tui lại ra sạp mua vài ký” – ông Hương cho biết.
Mới đầu giờ chiều nhưng quán cầy tơ trên đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình đã có khách. Bên ngoài quán chỉ bày biện vài bộ bàn ghế cũ. Khu vực chế biến chật hẹp với nồi, xoong, chậu rửa bày kín lối đi. Bà chủ quán tay cầm chiếc đũa lớn vớt bộ dồi ra khỏi chiếc chảo lớn, dầu đen kịt sôi sùng sục. Một ngày quán này bán hết 2-3 con. Hỏi nguồn gốc chó, cũng như thịt chó được kiểm dịch chưa, bà chỉ ậm ừ cho qua mà không giải thích.
Chúng tôi ghé một quán thịt chó khác trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp). Nhân viên quán đang sơ chế chân chó. Hàng chục chiếc chân chó sau khi được thui bằng bã mía chất cả trong thau nhôm lớn. Một người dùng chiếc kéo gắp than tổ ong được nung đỏ phần mũi ấn vào các kẽ chân chó cho biết: “Làm vậy chân sẽ không bị cháy. Thịt sẽ bớt mùi hôi”. Người làm bếp kể một ngày bán được 50-60 kg thịt. Buổi tối, khách rất đông, hơn cả trăm người. Nguồn thịt chó cung cấp cho quán là chó giao tận nơi, có lúc lấy từ các lò giết mổ trên đường Lê Đức Thọ.
Kéo tấm áo mưa còn đọng đầy nước mưa, chủ một sạp bán thịt chó ở gần chợ Xóm Mới cho chúng tôi xem thịt chó đã được chế biến có màu vàng ươm. Số thịt này đặt bên cạnh đống dao thớt cũ mèm và những vụn thịt sống còn bám mảng trên bàn. Thịt sống và thịt qua chế biến đều cùng một mức giá 100.000 đồng/kg. Khi được hỏi thịt chó qua kiểm dịch chưa, chủ quán vừa nói vừa lấy tay xua xua: “Chó thì biết bao nhiêu quán bán, làm gì có kiểm dịch, chó này nhà tự làm!”.
Theo Tuổi trẻ
Vụ thảm án chém chết vợ con gây chấn động Hải Dương
Rạng sáng ngày 3/5, trong lúc đang say giấc nồng thì bà V. và cậu con trai đã phải bỏ mạng bởi hàng loạt những vết chém của chính người chồng, người cha của mình.
Mặc dù biết chồng có những biểu hiện tâm lý không bình thường, như thường xuyên quậy phá nhưng gia đình bà V. do kinh tế eo hẹp, không đủ tiền để đưa chồng đi chạy chữa. Khó khăn chồng khó khăn khi mới đây Phạm Văn T., cậu con trai cả cũng có những biểu hiện bất thường giống cha. Không còn cách nào khác, bà V. chỉ còn biết hy vọng mọi chuyện sẽ qua đi và trông chờ phép màu sẽ đến với gia đình mình, chồng và con sẽ khỏi bệnh. Vậy nhưng, mọi hy vọng đã tắt ngấm khi mới đây, đêm mùng 2, rạng sáng ngày 3/5, trong lúc đang say giấc nồng thì bà V. và cậu con trai đã phải bỏ mạng bởi hàng loạt những vết chém. Và điều đau đớn hơn, người gây án, không ai khác chính là chồng, là cha trong ngôi nhà khốn khổ này.
Lời kể hãi hùng của nhân chứng đầu tiên
Nguồn tin từ Công an tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị này đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ án mạng tại thôn Trạch Lộ, xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương khiến hai người chết là bà Phạm Thị V. (SN 1959), và anh Phạm Văn T. (SN 1982)- con bà V.. Tuy nhiên, đau lòng hơn, người gây ra cái chết thảm thương với hai nạn nhân trên lại chính là Phạm Văn Hải (SN 1957), người chồng, người cha của các nạn nhân.
Đôi tương Pham Văn Hai.
Cũng theo thông tin mà PV nắm được thì toàn bộ sự việc được phát hiện như sau: Khoảng 5h sáng ngày 3/5, anh Phạm Văn Độ (SN 1982) trú tại thôn Trạch Lộ sang nhà ông Hải với mục đích đưa anh T. đi khám bệnh. Đến nơi, anh Độ phát hiện trong nhà có nhiều xáo trộn nên sinh nghi. Bàng hoàng hơn khi anh này chứng kiến cảnh bà V. và anh T. đã tử vong với nhiều vết chém ở vùng đầu, mặt, các vật dụng nơi gần hai tử thi dính bê bết máu...
Sau ít phút, anh Độ đã trấn tĩnh lại, lập tức lên Công an xã Hà Kỳ thông báo toàn bộ sự việc. Trước thông tin đặc biệt nghiêm trọng trên, công an xã Hà Kỳ đã có mặt tại hiện trường. Vụ việc ngay sau đó được báo cáo lên Công an huyện Tứ Kỳ và Công an tỉnh Hải Dương. Ngay lập tức các lực lượng chức năng đã có mặt tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Kết quả ban đầu cho thấy, bà Phạm Thị V. và anh Phạm Văn T. tử vong do đa chấn thương, mất máu cấp với nhiều vết chém ở vùng đầu, cổ và mặt. Theo đó, bà V. bị chém 7 nhát, anh T. bị 4 nhát. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ một con dao phay và một con dao rựa mà thủ phạm vứt ở gốc chuối trong vườn nhà.
Có được những thông tin ban đầu, cùng với nguồn tin từ quần chúng nhân dân cung cấp, Công an tỉnh Hải Dương đã xác định người gây ra hai cái chết đau lòng trên chính là Phạm Văn Hải, là chồng và là cha của các nạn nhân. Liền sau đó, lực lượng Công an xã Hà Kỳ đã bắt giữ Phạm Văn Hải để phục vụ công tác điều tra.
Anh Phạm Văn Độ cũng cho biết: "Lúc tôi đến thì ông Hải vẫn đang ngồi ở trong nhà. Trước sự việc đó tôi có hỏi tại sao hai người lại tử vong, thì ông ấy thừa nhận chính mình đã dùng dao phay và dao rựa làm hung khí hạ thủ vợ con. Sau khi nghe những lời tự thú của ông ta, tôi khuyên ông Hải nên đến công an xã đầu thú, nhưng ông ta nhất quyết không nghe theo. Chính vì lẽ đó, tôi đã lên công an xã báo cáo toàn bộ sự việc".
Ngôi nhà xảy ra vụ việc đau lòng.
Câu chuyện đau lòng trong gia đình có nhiều tai ương
Sự việc trên khiến cho người dân ở xã Hà Kỳ bàn tán xôn xao. Ở bất cứ đâu, người dân địa phương cũng bàn tán, thương xót cho hai số phận hẩm hiu là bà V. và anh T. bởi từ trước đến nay họ chưa bao giờ được sống trong cảnh đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần. Cuộc sống trong gia đình này chỉ là những ngày dài khốn khổ mà xuất phát điểm của nó từ người chồng không bình thường, có biểu hiện điên loạn. Cũng theo người dân địa phương, buổi sáng hôm đó, họ còn nhìn thấy ông Hải lếch thếch ra chợ đầu làng mua một ít hoa, một thẻ hương mang về nhà. Khi nhìn thấy cảnh đó, nhiều người thấy lạ dò hỏi thì ông ta bình thản trả lời: "Mua thắp hương cho người đã chết". Trước câu trả lời đó, nghĩ ông Hải vốn không được bình thường nên không ai để ý, nào ngờ sự việc đau lòng lại xảy ra.
Tiếp tục quá trình tìm hiểu thông tin, chúng tôi đã tìm đến nhà Phạm Văn Hải tại thôn Trạch Lộ. Lúc này, khoảng sân nhỏ của gia đình có khá đông những người dân địa phương cùng anh em họ hàng, mỗi người một một tay xúm vào lo công việc ma chay cho hai nạn nhân xấu số. Cũng theo thông tin mà chúng tôi có được thì vợ chồng bà V. có với nhau ba người con, trong đó T. là con lớn nhưng chưa lập gia đình, hai người em gái, một người đi xuất khẩu lao động nhiều năm không về nhà, còn cô con gái út hiện đang ở Hải Phòng.
Có mặt trong buổi tang lễ, ông Phạm Xuân Diệu, một người họ hàng của gia đình ông Hải cho biết: "Chú ấy có những biểu hiện không bình thường, thần kinh không được ổn định. Thỉnh thoảng Hải có chửi bới vợ con và có những hành động rất bất thường như hay nói một mình, hay cầm nông cụ ra ngoài đồng vào ban đêm, ai nói gì cũng chẳng nghe. Trước những biểu hiện đó, mọi người đã góp ý cho mẹ con cô V. là nên đưa chú ấy đi khám bệnh. Tuy nhiên, Hải nhất quyết không nghe. Thậm chí còn đánh, đuổi vợ con nếu họ cố tình nài nỉ mình đi khám bệnh".
Trưởng thôn Trạch Lộ, Phạm Xuân Quy: "Gia cảnh ông Hải đặc biệt khó khăn".
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Xuân Quy, Trưởng thôn Trạch Lộ cho biết: "Hoàn cảnh gia đình ông Hải rất khó khăn. Căn nhà cấp bốn xây dựng nhiều năm hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, mái nhà thì dột nát gần hết, may mà còn chỗ để kê được hai chiếc giường và một lối đi hẹp. Kinh tế gia đình chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên không có gì đáng kể. Còn anh T., ngoài lúc làm nông có đi làm xây dựng nhưng chỉ làm quanh quẩn trong thôn. Trước kia, hộ gia đình nhà ông Hải đã từng được chính quyền bình bầu vào hộ nghèo để được sự quan tâm của Nhà nước nhưng ông Hải đã từ chối".
Được biết, năm 1979, bà V. xung phong tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuối năm 1981, bà V. xuất ngũ về quê và kết hôn với ông Hải. Hiện các cấp ban ngành của tỉnh Hải Dương đang hoàn thiện các thủ tục hưởng chế độ cho bà Phạm Thị V..
Vụ việc đang được Công an tỉnh Hải Dương phối hợp với Công an huyện Tứ Kỳ tiếp tục điều tra làm rõ.
Theo Đời sống Pháp luật
Chém chết vợ con rồi tự thú 6h ngày 3.5, Phạm Văn Hải, sinh 1957, ở thôn Trạch Lộ, xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, đến Công an xã Hà Kỳ tự thú về hành vi đã dùng dao chém chết vợ là Phạm Thị Vông, sinh 1959 và con trai là Phạm Tuấn Anh, sinh 1982, ở cùng nhà. ảnh minh họa Qua điều tra, công...