Ăn thịt, ăn cả chất kích thích
Những điều chưa biết về thuốc kích thích tăng trưởng nhiều nhà chăn nuôi đang sử dụng nhằm thúc vật nuôi tăng trọng, mắn đẻ nhưng rất có hại cho sức khỏe của người.
Ăn nhiều thịt heo dễ bị tích lũy chất “kích thích tăng trưởng” – Ảnh: minh họa.
Thời gian qua ở một số nơi thuộc miền Nam nước ta có tình trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa các chất được gọi là “hormon tăng trọng”, “kích thích tăng trưởng”, thậm chí là “thần dược” để gia cầm sinh sản nhiều, heo nuôi mau lớn và tăng khối lượng cơ.
Cách đây 4-5 năm, ở Cần Thơ đã báo động tình trạng sử dụng thức ăn gia cầm chứa clenbuterol (khi đó được gọi là hormon) là chất bị cấm, nhằm giúp gia cầm đẻ trứng rất to, có ngày đẻ đến hai trứng. Gần đây, tháng 11-2009, Chi cục Thú y TP.HCM phối hợp với Sở Y tế TP.HCM kiểm tra định kỳ thịt heo đã phát hiện có đến 10% của 500 mẫu thịt “dương tính” với clenbuterol (lúc này được gọi là chất “kích thích tăng trưởng”). Thực chất clenbuterol là gì?
Clenbuterol: chất làm giãn phế quản!
Cần báo động về việc trộn vào thức ăn gia súc gia cầm những chất như kháng sinh, hormon, hoàn toàn không vì trị bệnh mà chỉ vì mục đích thúc cho vật nuôi mau lớn, tăng trọng. “Đề kháng kháng sinh” (tức là kháng sinh dùng một cách tùy tiện gây hiện tượng mất tác dụng diệt vi khuẩn), một vấn nạn của toàn thế giới hiện nay, phần lớn cũng xuất phát từ việc sử dụng bừa bãi kháng sinh trong chăn nuôi.
Clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích thần kinh giao cảm, vì vậy được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Video đang HOT
Clenbuterol được xếp vào nhóm thuốc chung với các thuốc trị hen suyễn phổ biến hiện nay là salbutamol, terbutalin. Clenbuterol đã được dùng cho người với tên biệt dược broncodil, clenbutol, ventolax, protovent. Trong thú y, clenbuterol cũng được dùng làm thuốc giãn phế quản trị bệnh cho heo.
Tuy nhiên, trong chăn nuôi, người ta bắt đầu ghi nhận tác dụng làm tăng cơ, tăng trọng của clenbuterol đối với vật nuôi. Thậm chí người ta còn tiến hành những công trình nghiên cứu về tác dụng này, như công trình “Nghiên cứu tác dụng làm tăng cân của clenbuterol đối với cừu” được thực hiện tại khoa thú y của trường đại học tiểu bang Oklahoma (Mỹ) vào năm 1991. Không những thế, đã có những vận động viên “doping” bằng clenbuterol với hi vọng tăng khối lượng cơ nhằm đạt thành tích cao trong thi đấu.
Gây hại cho vật nuôi và người
Ngay từ khi phát hiện clenbuterol có tác dụng làm tăng cân, chất này bị cấm dùng trộn vào thức ăn cho gia súc gia cầm, bởi đây là thuốc chữa bệnh, phải dùng rất thận trọng. Trộn vào thức ăn gia súc gia cầm không chỉ gây hại cho vật nuôi mà còn hại cho người nếu ăn vật nuôi đó. Việc dùng clenbuterol phi pháp trộn vào thức ăn gia cầm làm gà đẻ nhiều trứng khác thường có thể có tác dụng làm thay đổi chuyển hóa của thuốc. Nhưng điều rất đáng quan tâm là gà cho ăn thức ăn có clenbuterol đã bị chết một cách bất thường.
Đối với heo, clenbuterol có thể giúp heo mau lớn, tăng khối lượng cơ (tức có nhiều thịt nạc hơn so với bình thường) nhưng tác hại gây ra khó lường hết. Cho heo dùng clenbuterol không khác gì dùng thuốc trị hen suyễn mà liều lượng dùng không biết như thế nào, luôn có nguy cơ gây hại cho tim mạch như gây nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng hô hấp. Vì liều lượng dùng clenbuterol trong chăn nuôi không lường được nên con người dùng thịt heo bị nhiễm chất này có nguy cơ tích lũy clenbuterol trong cơ thể và bị ngộ độc.
Có nguồn tin còn cho biết hiện nay nhiều nhà chăn nuôi hám lợi không chỉ lạm dụng clenbuterol, có nơi còn dùng cả salbutamol là thuốc cùng nhóm giãn phế quản trị hen suyễn trong chăn nuôi heo.
Theo VNE
Thực phẩm gây hại cho tim
Một số thực phẩm tưởng lành mạnh hóa ra lại gây hại nghiêm trọng cho quả tim của chúng ta.
Ăn nhiều thịt đỏ gây hại cho tim - Ảnh: Shutterstock
Bệnh tim đang trở thành kẻ giết người thầm lặng với tỷ lệ tử vong cao hơn cả bệnh ung thư; nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
Việc cung cấp máu đến các cơ và các mô của tim bị cản trở bởi sự gia tăng của chất béo bên trong các thành của động mạch vành, tạo thành các mảng bám được xem là nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Các mảng bám thu hẹp các động mạch và chặn các chất dinh dưỡng cung cấp cho các thành động mạch.
MSN đã liệt kê một số thực phẩm kẻ thù của tim, gồm:.
Thức ăn nhanh
Tận hưởng cuộc sống không có nghĩa tự thưởng cho mình những bữa ăn vô độ và đặc biệt "thả phanh" với những món chiên xào.
Với nhiều người, cách đơn giản giúp họ có cuộc sống khỏe mạnh là chỉ cần đi dạo vài vòng trong công viên để hít thở không khí trong lành hay đến một nơi nào đó thật yên bình để ngắm cảnh và cùng thưởng thức pho mát với rượu vang đỏ.
Theo nhiều nghiên cứu, rượu vang và pho mát là cứu tinh của bệnh tim bởi chúng giúp bảo vệ động mạch bằng các chất chống oxy hóa. Chất resveratrol trong rượu vang đỏ được chứng minh có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và vitamin K2 trong pho mát được chứng minh giúp ngăn ngừa vôi hóa động mạch. Trong khi đó, những chiếc đùi gà rán hay các loại thức ăn nhanh luôn chứa nhiều chất béo có hại cho tim.
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây chính là thủ phạm gây hại cho tim. Một nghiên cứu đăng trên chuyên san Archives of Internal Medicine cho thấy phụ nữ ăn nhiều carbohydrates thì nguy cơ bị bệnh tim cap hơn so với những người ăn ít. Carbohydrate khi vào cơ thể biến thành đường glucose trong máu khiến đường huyết tăng lên. Chỉ số đường huyết tăng vọt là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ tim mạch.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã từng khẳng định mối quan hệ trực tiếp giữa việc tiêu thụ carbohydrate và bệnh tim. Một trong những nguồn carbohydrate gây nên hiện tượng tăng lượng đường trong máu là lúa mì.
Ăn một chế độ lành mạnh tập trung vào các protein, các loại rau xanh, gia vị, trà, rượu vang đỏ và các chất chống oxy hóa là cách giúp có một trái tim khỏe mạnh cũng như tránh được tình trạng viêm.
Thịt đỏ
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Harvard (Mỹ), các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc khảo sát trên hơn 1,2 triệu người tại 10 quốc gia và rút ra kết luận, những người ăn 85 gram thịt đỏ mỗi ngày được liên kết với nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 42%.
Riêng trường hợp ăn nhiều thịt đã qua chế biến với khẩu phần 2 lát thịt xông khói hoặc hot dog mỗi ngày thì nguy cơ bệnh tim tăng 21%. Nguyên do, trong thành phần thịt đỏ có chứa lượng lớn chất béo bão hòa, riêng thịt xông khói, thịt lên men và xúc xích chứa nhiều muối, tất cả là những chất gây hại cho tim.
Theo VNE
Nguy cơ tiểu đường từ ăn nhiều thịt Phụ nữ có chế độ ăn uống chủ yếu là thịt dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguyên do là chế độ này thường chứa quá nhiều a xít. Chế độ ăn nhiều thịt không có lợi cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock Khảo sát ở 66.485 phụ nữ, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu về...