Án tham nhũng, kinh tế tăng, 700 bị án đang chờ tử hình bằng thuốc độc
6 tháng đầu năm 2013, các cơ quan tố tụng đã khởi tố mới hơn 38 ngàn vụ án hình sự, tăng 0,2% so với năm 2012, trong đó, tội phạm về tham nhũng được phát hiện và khởi tố tăng. Cũng tính đến thời điểm này, có khoảng 700 bị án đang phải chờ để được thi hành án tử hình bằng thuốc độc.
Đó chính là thông tin được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Viện KSND Tối cao) công bố tại buổi họp báo, báo cáo kết quả công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2013 vào chiều nay 22-7.
Viện KSND Tối cao tổ chức buổi họp báo 6 tháng đầu năm
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chánh Văn phòng Viện KSND Tối cao cho biết, theo thống kê của Viện KSND Tối cao, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng số vụ án hình sự khởi tố mới là hơn 38.000 vụ, tăng 0,2% so với năm 2012. Tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, nổi lên là sự gia tăng của các loại tội phạm xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, quản lý đất đai, đầu tư các dự án, các tổng công ty.
Video đang HOT
Trong số này có rất nhiều vụ án gây thất thoát lớn về tài sản nhà nước, gây bức xúc trong xã hội. Theo đó, tội phạm về tham nhũng được phát hiện và khởi tố tăng 5,7% về số vụ, 21,5% về bị can so với cung kỳ năm trước với 149 vụ và 317 bị can.
Đánh giá về tính chất các vụ án trong lĩnh vực tham nhũng cũng như quá trình thụ lý giải quyết, ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, một số vụ án kinh tế, tham nhũng thường bị kéo dài trong việc điều tra, truy tố, xét xử và cả thi hành án là do các cơ quan tố tụng đang gặp khó khăn ở khâu giám định. Chủ yếu là giám định tài chính, giám định đầu tư xây dựng, giám định tài chính ngân hàng.
Điều kiện thực hiện giám định của cơ quan tố tụng gặp rất nhiều khó khăn. Các vụ án kinh tế có hậu quả kinh tế lớn lại càng khó khăn hơn vì chi phí giám định thường rất cao mà các cơ quan tố tụng thì không có nhiều tiền. Cũng chính vì không có kinh phí nên các vụ án thường kéo dài.
Trước thực tế khó khăn này, đại diện Viện KSND Tối cao cho biết, một trong nhiệm vụ trọng tâm từ này cho đến cuối năm là chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Bộ Công an, TAND Tối cao nghiên cứu soạn thảo thông tư liên tịch để giải quyết khúc mắc này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vấn đề thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, đại diện Viện KSND Tối cao cũng cho biết, mặc dù đã gần một tháng kể từ ngày Nghị định 47/2013 của Chính phủ quy định thi hành án tử hình bằng thuốc độc có hiệu lực (từ 27-6), song Viện KSND Tối cao vẫn chưa thể thực hiện việc tử hình theo phương thức này.
Nguyên nhân là do các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Bộ Y tế đang gặp vướng trong việc đảm bảo điều kiện thi hành án tử hình, trong đó có về cơ sở vật chất gồm các địa điểm thi hành án, người thi hành án thuộc Bộ Công an hay Y tế. Theo thống kê, đến thời điểm này, cả nước đã có khoảng gần 700 bị án đang phải chờ để được thi hành án tử hình bằng thuốc độc.
Theo ANTD
Bắt 3 nghi phạm tung tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt
Ngày 16/7, Cục trưởng Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư, Bộ Công an, ông Nguyễn Hùng Lĩnh xác nhận cơ quan công an đã bắt giữ 3 nghi phạm tung tin đồn ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt hồi tháng 2/2013.
Ông Lĩnh cho biết 3 nghi phạm bị bắt đều đang làm việc trong những đơn vị kinh doanh chứng khoán. Các nghi phạm sinh năm 1976, 1980 và 1985, công tác tại Hà Nội và TP.HCM.
Sau khi bắt giữ, cơ quan điều tra đã tiến hành làm việc nhằm xác định động cơ, mục đích của việc tung tin này.
Được biết, mục đích tung tin của các nghi phạm có dấu hiệu vụ lợi về kinh tế chứ không mang mục đích phá hoại. Do chỉ là đối tượng kinh doanh chứng khoán nhỏ, lẻ nên các đối tượng muốn tỏ ra thạo tin, tung tin đồn nhằm gây sự chú ý và có thể kiếm lời từ việc tung tin đồn này.
Chủ tịch BIDV - ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Internet.
Ngay sau khi các đối tượng này tung tin đồn, thị trường tài chính, tiền tệ đã có những phản ứng xấu, chỉ số VN-Index và HNX Index đã xuống thấp hơn so với ngày hôm trước, nhiều cổ phiếu đã bị các nhà đầu tư bán nhanh để cắt lỗ.
Theo đại tá Nguyễn Xuân Hiền, có thể đã có những nhà đầu tư bị thiệt hại trong việc tung tin đồn liên quan đến ông Trần Bắc Hà và Ngân hàng BIDV. Tin đồn thời điểm đó diễn tiến rất nhanh, tin đồn buổi sáng là bắt một cán bộ cao cấp của ngân hàng, đến chiều là một phó tổng giám đốc và sau đó thành tin bắt ông Trần Bắc Hà.
Cơ quan an ninh đã xác minh thông tin và nhanh chóng thông báo để ổn định tình hình.
Theo VTC
Lộ diện ba người tung tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt Ngày 16/7, Tổng cục An ninh II xác định thông tin thất thiệt về việc ông Trần Bắc Hà (Chủ tịch HĐQT BIDV) bị bắt gây tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, lòng tin người dân với chính sách vĩ mô của Chính phủ. Ba người tung tin đã bị phát hiện. Tổng cục An ninh II cho biết, trong...