Ăn Tết xa nhà
Từ khi sang Mỹ, mỗi lần Tết trôi qua, mình lại có những cảm xúc khác nhau…
Năm đầu tiên, khi còn nhiều bỡ ngỡ trên đất người, mỗi ngày Tết qua đi là một ngày mình cố gắng chìm vào bài vở, công việc để quên đi nỗi nhớ nhà da diết – nhớ cái bận rộn dọn dẹp nhà cửa trước bữa cơm tất niên, nhớ mùi thơm thoang thoảng của hương trầm trên bàn thờ tổ tiên, nhớ tiếng cười rúc rích của đoàn người đi sắm Tết, nhớ cái lo âu trên khuôn mặt những cô gánh hoa chiều 30 rồi mà hàng vẫn còn đó, nhớ cái se lạnh đêm giao thừa, nhớ cái cảm giác sáng sớm mùng một thức dậy hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn một Hà Nội sao yên lặng, mộc mạc, mà đáng yêu đến thế.
Vậy là một cái Tết nữa cũng đã đến, cái Tết cuối cùng của đời sinh viên. Bốn năm trôi qua không phải là nhiều nhưng cũng đủ để con người ta suy ngẫm và học được nhiều điều. Quãng thời gian đại học của mình, nhìn lại mà khi mỉm cười về những phút ngây thơ bồng bột, lúc òa khóc về những kỉ niệm đã qua không bao giờ trở lại. Bốn năm, bốn cái Tết khác nhau, bốn cảm xúc khác nhau, bốn bữa tiệc khác nhau…
Du học sinh Việt Nam tại Mỹ chung vui đón Tết âm lịch.
Năm nhất của mình là năm đầu tiên học sinh Việt Nam ở DePauw bắt đầu tục lệ “ăn Tết”. Năm đấy có tất cả 8 học sinh Việt Nam. Mượn được một địa điểm của trường để tổ chức cỗ Tết, rồi mua cả bánh chưng giò chả, thế là chúng mình đã thấy oai lắm rồi. Con số 8 đấy dần dần tăng theo mỗi năm, và giờ đã là 24. Gia đình Việt Nam ở DePauw lớn nhanh quá, cái Tết của chúng mình vì thế mà cũng “xôm” thêm gấp bội. Năm nay chúng mình có đủ cả – miến gà, canh măng, nem, bánh chưng, giò chả, thịt đông, nộm gà. Công cuộc nấu cỗ Tết hì hục mấy ngày cuối cùng đã xong xuôi. Nhìn mâm cỗ mà trong lòng chúng mình rực lên một niềm vui sung túc đến lạ – mâm cỗ Tết y như ở nhà vậy.
Năm cuối rồi, mình không con là cô bé nhớ nhà da diết đến mỏi mệt khi Tết về. Mình hiểu rằng, Tết ở trong tim mỗi người, Tết là dù ở xa nhưng vẫn hướng về nguồn cội. Mình vẫn hạnh phúc vì được ở đây, chia sẻ những những lời chúc, những nụ cười, những niềm vui xuân nho nhỏ cùng những con người này. Không rõ Tết sang năm mình đang ăn Tết trên mảnh đất nào, cùng ai, nhưng mình thấy trân trọng những phút giây hiện tại, và sẵn sàng cho hành trình tiếp theo của đời mình.
Ngọc Anh
Video đang HOT
SV Trường ĐH DePauw, Indiana, Mỹ
Theo dân trí
Xếp hàng mua bánh chưng như thời bao cấp
Sáng nay, cả trăm khách xếp thành hàng dài trên phố Hàng Bông (Hà Nội) để chờ mua bánh chưng và giò ăn Tết. Việc xếp hàng và mua theo chỉ tiêu khiến nhiều người nhớ lại cảm giác của thời tem phiếu ngày xưa.
8h sáng, hàng chục người xếp thành hàng dài trên phố Hàng Bông để đợi mua bánh chưng, giò.
Dòng người xếp hàng từ trong nhà tràn ra vỉa hè và xuống cả lòng đường.
Do cửa hàng quy định mỗi người chỉ được mua tối đa 5 bánh chưng nên nhiều gia đình phải đi vài người để mua đủ hàng ăn Tết.
Bánh chưng mới vớt lúc sáng được đóng trong các bao tải đưa vào cửa hàng.
Người mua háo hức ngóng chờ tới lượt.
Những chiếc bánh nóng hổi được đổ trực tiếp ra sàn nhà.
Khách có thể chọn mua loại 50.000 đồng hoặc 60.000 đồng một chiếc.
Mỗi khách chỉ được mua tối đa 5 chiếc bánh chưng và 2 cây giò.
Đến sớm nên sau 20 phút xếp hàng, vợ chồng ông Lập (Việt kiều về quê ăn Tết) cũng đã mua được bánh chưng, giò lụa. Cảnh mua bán này mang lại cho ông bà như trở lại thời bao cấp ngày xưa.
Không chỉ người Việt mà cả người nước ngoài cũng xếp hàng mua bánh từ sớm.
Dù mỗi ngày bán hơn 1000 bánh chưng và 500 cây giò các loại nhưng vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu của khách nên cửa hàng sẽ bán tới đêm Giao thừa.
Theo VNE
Kinh hãi giò, chả giòn dai nhờ chất bột trắng Gói giò bằng khuôn inox sẽ có nguy cơ tích tụ kim loại nặng vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư... Theo tìm hiểu của PV, hiện đa số những cơ sở làm giò lụa, giò xào dùng khuôn inox để gói giò và dùng các chất phụ gia không rõ nguồn...