Ăn Tết quê chồng: ‘Chiến tranh’ từ tháng Chạp!
Ăn Tết quê chồng hay quê vợ; ở nhà chồng bao nhiêu ngày, nhà vợ bao nhiêu ngày… là những câu hỏi Tết nào cũng lặp đi lặp lại với nhiều cặp vợ chồng, gây nên không ít cuộc “chiến tranh” ngay từ tháng Chạp!
Những đứa trẻ trong gia đình phân biệt mâm trên-mâm dưới sẽ nghĩ gì khi bà chúng, mẹ chúng phải chờ đàn ông “đụng đũa” mới được ăn hoặc giữa ngày xuân các bà, các mẹ tuyệt nhiên không được một chén rượu mừng, một lời chúc tụng?…
Chị người quê chính gốc, học hành, làm việc tại Hà Nội rồi gặp và yêu anh – một chàng trai có xuất thân lam lũ như mình đến từ miền quê khác. Đám cưới của họ tổ chức hai lần ở hai quê, thêm tiệc báo hỉ rình rang “không thể không làm” trên thành phố.
Ngày vui cả đời người nó phải thế! Đôi trẻ tự dặn lòng mình, tự động viên nhau. So với hạnh phúc lứa đôi, rườm rà, mệt mỏi có bõ bèn gì. Ấy vậy nhưng từ lúc thành vợ thành chồng, những nỗi mệt mỏi tưởng chừng chẳng bõ bèn gì bắt đầu trở thành áp lực.
Năm đầu tiên ăn Tết ở quê chồng, chị đang bụng mang dạ chửa. Từ đầu tháng Chạp bố mẹ chồng chị đã gọi điện lên sốt sắng giục con trai con dâu phải chuẩn bị tươm tất cho lễ “nhận họ” từ bây giờ! Cuối năm, công việc cơ quan đầu tắt mặt tối lại đang thai nghén liên miên nhưng chị không thể thờ ơ với trọng trách dâu mới trong nhà.
Anh bảo: “Quê anh không như quê em, vợ chồng mới cưới, ngày xuân đi “nhận họ” là chuyện hệ trọng, phải đầy đủ lễ lạt gồm rượu, chè, bánh kẹo, phong bao lì xì… đủ cho cả họ. Đến nhà nào thì vợ chồng phải dâng lễ, khấn niệm rồi chuyện trò, cơm nước với gia chủ. Họ nhà anh lớn, tính ra gần trăm lễ, chưa kể các bên thông gia như bố mẹ chị dâu, bố mẹ anh rể mình vẫn phải qua. Nhiều việc nhưng phải xong tất vào 30 Tết để còn đi lễ Tổ, lễ chùa”.
Ảnh minh họa
Lòng chị âu lo nhưng đầy khấp khởi. Về lễ nghĩa, dâu mới phải đi “nhận họ” là đúng rồi, không thể so sánh quê mình với quê chồng, “đất lề quê thói” là ở chỗ đấy. Chị bàn với chồng dành những ngày cuối tuần đi siêu thị khuân về đúng nửa gian nhà đồ lễ lạt. Anh xoắn xuýt chạy tới chạy lui giành phần mang vác, sửa soạn sợ vợ mệt. “Tuy mệt mà vui”, chị động viên chồng.
Cuộc “chiến tranh” bắt đầu nổ ra ngoài 20 tháng Chạp, lúc chị đang quay cuồng trước cả núi việc ở cơ quan thì nhận cuộc gọi từ mẹ chồng với lời trách móc: “Năm hết Tết đến rồi, chị lại là phận dâu mới mà đến giờ vẫn chưa thấy mặt mũi đâu. Giờ này, lý ra chị phải ở quê rồi mới đúng. Các chị dâu chị ngày xưa, sửa soạn từ đầu tháng đến chiều 30 Tết còn chưa hết việc, hay chị nghĩ mình người thành phố nó khác…”.
Choáng váng, hoang mang… chị bấm điện thoại gọi chồng định hỏi han xem ở quê có chuyện gì mà mẹ chồng xẵng giọng thì nghe giọng anh gấp gáp: “Em xin phép cơ quan nghỉ đi, bằng bất cứ giá nào cũng phải cắt phép, anh đợi em dưới cổng, em xuống là mình về quê luôn…”. Chưa bao giờ chị nghe giọng anh căng thẳng, nặng nề đến thế.
Công việc không thể nói nghỉ là nghỉ, vả lại, cuối năm các sếp họp hành bận rộn để gặp mà xin phép rồi được đồng ý đâu phải dễ nhưng nghĩ đến chồng đang ngồi trên xe thuê sẵn, trên xe là “nửa gian nhà” lễ lạt đợi dưới cổng cơ quan, đôi mắt ngấn nước lưng tròng của chị bắt đầu òa ra, tức tưởi. Đồng nghiệp thấy thương xúm lại an ủi, “hiến kế” nhưng “kế” cuối cùng vẫn phải dìu chị xuống xe.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
“Nhận họ”, lễ Tổ, chào hàng xóm láng giềng, đi chúc Tết, nấu nướng cúng lễ… cuốn đôi vợ chồng trẻ vào lo toan, mệt mỏi, ấm ức, trách than… Anh hăm hở tay bưng lễ, miệng kể cho vợ nghe “trích ngang” về gia đình mình sắp tới trong lúc chị khệ nệ bụng bầu, da xanh lét cố nén cơn buồn nôn và trong đầu ngập ngừng trước ý nghĩ có nên xin phép gia đình chồng được nghỉ hay không. Mỗi ngày bắt đầu từ năm sáu giờ sáng tới tối mịt vẫn chưa được nghỉ chân, nghỉ miệng… khiến toàn thân chị mỏi nhừ, đau nhức và những cơn đau thắt bụng khiến chị run rẩy, tuyệt vọng.
“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong”, chị mới chân ướt chân ráo về đã định làm loạn! Bao đời nay, ở cái làng này, chưa có dâu nào trốn đi nhận họ… Hơn nữa, con đầu cháu sớm là tin vui, phải đi cho người ta chúc phúc!”, sau câu nói hàm ý “mệnh lệnh” từ bố chồng và cái liếc xéo từ người bạn đời ngụ ý “đã bảo rồi mà”, chị nhận ra mình hoàn toàn “thân cô thế cô” giữa quê người nổi danh “truyền thống lâu đời’ và “họ nhà anh lớn, tính ra cả trăm lễ”.
Thủ tục “nhận họ” xong vào chiều 30 Tết, bắt đầu từ đó là những ngày chị hết khom lưng thổi xôi, gói bánh, giã giò, làm cỗ lại dọn cỗ, qua cúng lễ lại ăn uống la đà. Anh gần như quên mất vợ. Anh tay bắt mặt mừng, nói cười sang sảng đi chào khách, uống rượu khắp ba gian nhà. Khách khứa đoàn nọ nối tiếp đoàn kia, chủ nhà mệt cũng không được nghỉ.
“Con ơi! Bao giờ các con về?”, giọng nói nhỏ nhẹ, tha thiết tưởng chừng có nước mắt của mẹ đẻ trong điện thoại khiến trái tim chị quặn thắt. Năm nào mẹ cũng hỏi câu ấy dẫu biết rằng lúc con gái “được phép” về quê mình thì đã hết Tết.
Thấm thoắt, bây giờ con chị giờ đã lớn, chị cũng dần quen với cảnh ăn Tết triền miên như “hành xác” ở quê chồng nhưng chưa bao giờ chị thay đổi được quy trình ấy. Bạn bè, đồng nghiệp rỉ tai chị “trăm phương nghìn kế” nhưng rốt cuộc cũng thua “kế” chồng.
Bình thường anh hiền lành, thương vợ thương con là thế nhưng hễ ai có ý can thiệp vào phong tục, tập quán quê mình là ngay lập tức như trở thành người khác, thô lỗ, cộc cằn, bất chấp. Đến bố mẹ chị, xót con thương cháu nhưng cũng nén lòng an ủi con: “Thuyền theo lái, gái theo chồng”.
Năm nay, mới đầu tháng Chạp, chị em cơ quan chị đã kháo nhau kế hoạch cho ngày Tết. Người thì cả gia đình đi du lịch nước ngoài. Người năm ngoái đã ăn Tết quê chồng rồi năm nay cả gia đình về bên ngoại. Người muốn ở lại Hà Nội vì “nhà mình ở đó, đó mới là cuộc sống của mình”…
Bữa cơm, chị mở lời xa xôi qua chuyện đồng nghiệp ăn Tết, anh dằn bát cơm xuống nhìn thẳng vào mắt chị: “Cô định đua đòi làm khác à? Cô coi chừng đấy!”. Lý ra chuyện chẳng đến mức nào nếu đứa con 5 tuổi đang ngồi ăn cơm không sợ hãi òa khóc bám lấy mẹ khiến anh càng điên tiết hất đổ mâm cơm còn chị khóc lóc như mưa. “Chiến tranh” bắt đầu từ đó! Họ không hỏi han, đưa đón, chuyện trò, xin lỗi… dù những cuộc điện thoại “đến hẹn lại lên” từ quê vẫn réo rắt và từ sâu thẳm lòng mình, chị biết, mình khó có thể nào làm khác…
Người Việt có câu cửa miệng “vui như Tết” cơ mà, nhưng thử hỏi có biết bao người vui thực sự?
Theo Emdep
Thấy con rể tát vợ trước mặt mình để thị uy, ông bố vợ nghèo đã bước đến làm một việc...
Thu sững người trước cách hành xử của chồng. Đây là lần đầu tiên anh tát cô. Thu ôm bụng bầu khó nhọc định ngồi dậy thì bố cô đã chạy đến đỡ con gái rồi chạy đến trước mặt con rể...
ảnh minh họa
Thu lấy chồng, không những lấy được chồng điển trai mà còn là đại gia. Ai trong cái xóm nghèo ấy biết tin cũng mừng cho Thu. Thế là từ nay cô có thể thoát được cái cảnh sống trong căn nhà tranh dột nát, thoát khỏi cảnh chạy ăn từng bữa rồi. Thu mất mẹ từ bé, bố cô một mình làm lụng vất vả, nuôi cô nên người. Được cái Thu càng lớn càng ngoan, lại xinh xắn nên không khó gì để cô lọt được vào mắt xanh của Quang.
Quang là một đại gia phất lên từ việc buôn gỗ. Anh có rất nhiều tiền và chỉ cần một người vợ biết nữ công gia chánh chứ không muốn lấy vợ giỏi giang hay giỏi ăn nói các thứ. Thế nên khi gặp Thu, anh thích ngay. Đám cưới được diễn ra sau khi họ quen nhau 6 tháng.
Thu lấy chồng giàu, chuyển sang sống trong căn biệt thự cả chục tỷ nhưng cô không được phép đưa bố về chăm sóc. Ông Huy vẫn phải sống trong căn nhà tranh dột nát ở quê. Thu thương bố lắm, cô nhiều lần nói bóng nói gió về việc này để Quang hiểu rồi cho bố cô lên ở cùng nhưng Quang bảo rằng anh không muốn, đừng có nói nhiều.
Những tưởng lấy chồng giàu thì sướng, được rủng rỉnh tiền bạc, ai ngờ Quang kẹt xỉ vô cùng. Cả tháng, anh chỉ đưa cho vợ khoảng 5 triệu để lo tiền sinh hoạt. Đến khi Thu có bầu, việc nhà không làm được cô muốn thuê ô sin thì Quang gắt lên:
- Có mỗi cái việc nhà cỏn con mà cũng đòi thuê ô sin. Thuê ô sin bây giờ phức tạp lắm, kiểu gì nó chả trộm vặt.
- Nhưng em mệt quá anh ơi, nhà mình lại rộng nữa. Em làm không xuể.
(Ảnh minh họa)
- Không làm thì để tôi cưới vợ mới nhé. Vợ lười chảy thây, sướng quá hóa rồ rồi.
Những cuộc tranh luận của Thu và chồng thường kết thúc như thế. Thu ngậm ngùi còng lưng ra lau hết căn biệt thự rộng thênh thang, cô thỉnh thoảng đòi về thăm bố nhưng Quang không cho, anh sợ vợ lấy tiền về cho bố vợ nên mỗi lần thấy vợ về, Quang lao ra lục túi kiểm tra rất gắt gao.
Hôm đó, ông Huy nhớ con gái quá nên lặn lội lên thăm. Biết con gái đang mang bầu, ông ra bắt 2 con gà rồi mang lên cho con. Đến nơi, ông bấm chuông, thấy Thu chạy ra mở cửa mắt cứ lấm lét, ông Huy hỏi con gái:
- Sao thế con?
- Bố vào đi ạ, anh Quang đang đi vắng.
- Thế nó có nhà thì sao?
- Không sao bố ạ, tại con muốn nói chuyện thoải mái với bố thôi. Bố mang gà lên cho con à? Ngon quá, con cũng thèm thịt gà lắm.
Hai bố con vào nhà, đang tíu ta tíu tít kể chuyện thì Quang về, thấy bố vợ lên chơi, anh đã không thích rồi. Đến khi thấy nhà cửa chưa dọn, Quang bực lắm, anh muốn làm cái gì đó để thị uy với bố vợ nên đã lao ra tát Thu một cái như trời giáng, đoạn hét lên:
- Cô làm cái gì mà nhà không dọn? Ở nhà chỉ có ăn với chơi, cô không thấy tôi đi làm vất vả hay sao? Hay nghĩ tôi lắm tiền nên cả bố cả con thi nhau đào mỏ?
Thu sững người trước cách hành xử của chồng. Đây là lần đầu tiên anh tát cô. Thu ôm bụng bầu khó nhọc định ngồi dậy thì bố cô đã chạy đến đỡ con gái rồi chạy đến trước mặt con rể bảo:
- Tôi nuôi nó hơn 30 năm nay, tôi chưa một lần đánh nó dù nghèo khổ, giờ anh dám đánh con tôi thế này thì tôi xin phép đưa nó về nhà.
Thu thấy bố hành động như thế thì đứng dậy, chạy vào phòng thu xếp quần áo. Bố vợ của Quang nói tiếp:
- Cứ tưởng con gái lấy chồng đại gia sẽ sướng, ai ngờ con khổ hơn khi ở nhà tranh. Thôi từ nay đừng gọi nó là vợ nữa. Anh cứ giữ tài sản của anh mà sống với cô vợ khác. Về thôi con ơi.
Quang sững người. Anh không nghĩ rằng bố vợ và vợ mình lại hành động như vậy. Anh chỉ muốn tát vợ để thị uy thôi và anh cũng chưa bao giờ nghĩ rằng vợ và bố vợ lại dám bảo con gái bỏ chồng. Thu đỡ bố ra cửa, xách hai con gà đi về quê trong sự ngạc nhiên tột cùng của chồng.
Mấy ngày sau đó, Quang về quê vợ cầu xin bố vợ cho Thu lên ở lại với mình nhưng ông Huy một mực không đồng ý. Ông bảo rằng đói cho sạch, rách cho thơm, con gái ông cũng là vàng là ngọc chứ không phải là đồ bỏ đi để Quang muốn đối xử như thế nào cũng được.
Theo blogtamsu
Muốn độn thổ khi bố chồng hùng hồn đọc danh sách tiền mừng cưới Suốt gần 10 phút đồng hồ, bố chồng tôi đã đọc hơn 3 trang A4 danh sách tiền mừng đám cưới ở quê... Không phải tự khen mình, nhưng tôi là người có nhan sắc, học thức, gia đình cũng có điều kiện. Chính vì vậy, ai cũng nghĩ tôi sẽ phải lựa chọn một người chồng có vị thế, tương xứng với...