Ăn Tết nhà ngoại: Đừng biến nhà chồng thành nhà trọ
Nhiều em gái trẻ hùng hồn tuyên bố: “Cả năm đã sống ở nhà nội, Tết phải về với nhà ngoại”.
Các em có nghĩ đến cảnh trong lúc mình cùng bố mẹ đẻ vui vẻ đón Tết thì bố mẹ chồng sau một năm vất vả phục vụ con cháu lại phải lủi thủi đón giao thừa trong “nhà trọ” của con dâu?
Đời sống hiện đại với guồng quay công việc khiến rất nhiều cô gái trẻ không thể làm dâu theo đúng kiểu truyền thống là chăm lo đầy đủ việc nhà và chăm sóc cha mẹ chồng.
Ở nhiều gia đình, việc nhà hầu hết đổ lên đầu hai “ô sin già” chỉ có làm chứ không có lương: nào đưa đón bọn trẻ đi học, nào chợ búa cơm nước giặt giũ…
Con dâu vì quá bận công việc, nhiều khi chỉ rửa được cái bát, cái đũa sau bữa cơm. Mà thậm chí có khi còn chẳng thu xếp được thời gian ăn cơm chung với bố mẹ chồng. Nhà chồng không khác gì nhà trọ, chỉ là chỗ tối về ngủ nghỉ mà thôi.
Ấy vậy mà cứ đến dịp lễ Tết, con dâu lại nhấm nháy con trai đưa cháu về tuốt ông bà ngoại, viện cớ quanh năm đã sống với ông bà nội, giờ ngày tư ngày Tết phải về nhà ngoại để ông bà đỡ quạnh hiu.
Tôi không có ý định phán xét bởi “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Đúng là cũng có nhà đẻ được mỗi một cô con gái, gả chồng cho con rồi nhưng vẫn muốn con về với mình mỗi dịp Tết đến xuân về cho vui cửa vui nhà vì nhà quá neo người.
Cũng có trường hợp nàng dâu không hợp mẹ chồng nên tránh tối đa những dịp sống chung để đỡ gây mất hòa khí trong gia đình, nhất là trong những dịp đầu xuân năm mới.
Video đang HOT
Nhưng trong thực tế, không hiếm trường hợp cố tình về nhà bố mẹ đẻ thực chất chỉ là trốn trách trách nhiệm của dâu con trong ngày Tết. Bởi về với bố mẹ đẻ thì sẽ được chiều chuộng hơn, thậm chí không phải động tay động chân làm việc nhà, lại không bị đánh giá là lười nhác.
Các em gái trẻ trung năng động hỡi. Tôi không có quyền bảo các em nên ăn Tết ở nhà nội hay nhà ngoại. Tôi chỉ muốn các em thử cố gắng hình dung một bức tranh đón giao thừa khá tương phản: khi các em viên mãn ấm êm trong vòng tay của bố mẹ đẻ thời khắc năm cũ trôi qua và năm mới tới, khi các em nâng ly rượu chúc mừng tân xuân với bố mẹ đẻ của mình, thì ở cái nơi quanh năm chẳng khác gì nhà trọ của các em, lại đang có một ông bố và một bà mẹ già lủi thủi ngồi bên nhau chỉ vì cái tội trót làm “nhà nội”. Phải chăng họ đáng phải trải qua cảnh này sau một năm quần quật chăm lo cho con cháu? Liệu các em có chút nào động lòng?
Kể từ khi làm lễ bái gia tiên khi lấy chồng, các em nên nghĩ nhà chồng thực sự là gia đình của mình và sống có trách nhiệm với gia đình ấy. Rồi các em cũng sẽ có con, và nhiều em cũng sẽ có con trai, sẽ trở thành mẹ chồng. Gieo trái ngọt sẽ hưởng quả lành các em ơi.
Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Tết không chỉ có một ngày. Nhưng riêng giao thừa và mồng một, hãy ở bên nhà nội, để tri ân, để trải lòng, để cùng nhau hướng đến một gia đình thực sự hạnh phúc, an vui. Đấy là cá nhân tôi nghĩ thế.
Tôi tin rằng bố mẹ đẻ của các em sẽ không phật lòng khi con gái, con rể và các cháu đón giao thừa, mồng một ở nhà nội rồi mồng hai, mồng ba sẽ về với nhà ngoại. Cả hai bên nội, ngoại đều viên mãn.
Có thể có em phản biện lại tôi rằng thế thì tại sao lại không thể đổi sang “mồng một Tết ngoại mồng hai Tết nội”, sao cứ phải suy nghĩ cổ hủ và phong kiến theo kiểu nội trước ngoại sau??? Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng tôi không có ý định tranh cãi mà chỉ giãi bày quan điểm của cá nhân mình.
Tôi thực sự coi nhà chồng là một gia đình chứ không phải là một “nhà trọ”. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, ở nhà nội, lo việc nhà nội chính là dịp để tôi bày tỏ tấm chân tình của tôi với gia đình mình. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Theo 2sao.vn
Vợ uất nghẹn khi chồng không chịu kiêng "yêu" ngày đầu năm
Con sóng ngầm luôn trực trào trong lòng Luyến ngày một nhiều. Và có lẽ, chỉ đợi hết đợt Tết này, nó sẽ bị bung ra như ngọn núi lửa phun trào nham thạch...
Sau bữa cơm tất niên cuối năm, Luyến thỏ thẻ với chồng: " Anh ơi, từ mai là phải kiêng (kiêng quan hệ) đấy. Em thấy người ta bảo, đầu năm mà làm "chuyện đó" là đen lắm. Thế nên vợ chồng mình cố gắng "nhịn" đến ngoài Rằm anh nhé".
Nghe vợ nói, Hùng giãy nảy lên: " Cái gì cơ, vợ chồng mình mới cưới được gần một tháng, mà giời phải kiêng đến hơn nửa tháng thì chịu sao nổi".
" Không chịu được thì cũng phải cố thôi anh ạ. Các cụ đã bảo "có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà", Luyến thuyết phục chồng.
" Nhưng tại sao phải kiêng đến tận hết Rằm, chỉ kiêng mấy ngày đầu năm là được mà. Chứ thế kia thì ai chịu nổi", Hùng nói giọng như năn nỉ vợ.
Nhìn khuôn mặt tội nghiệp của chồng nhưng Luyến vẫn quả quyết: " Thôi, mất công kiêng thì kiêng luôn. Không đến lúc xảy ra chuyện gì xấu lại hối hận không kịp".
Vợ chồng lục đục vì chuyện kiêng "yêu" ngày đầu năm. Ảnh minh họa
Sau câu nói của vợ, Hùng sầm mặt đứng dậy. Trước khi ra đến cửa, Hùng ngoái lại nhìn Luyến: " Tùy em thôi. Nếu em đã thích thế thì anh cũng chiều. Anh không muốn tranh cãi nữa vì có làm "chuyện đó" mà em không hợp tác thì có cũng như không. Đêm nay anh có hẹn với đám bạn, em cứ ngủ trước đi, không cần chờ anh".
Nói rồi, Hùng lấy áo phóng đi một mạch trước sự ngỡ ngàng xen lẫn sự tủi thân của Luyến. Vậy là Tết đầu tiên sau khi lấy chồng, Luyến phải đón giao thừa trong sự cô đơn.
Từ đó đến nay, ban ngày, trước mặt mọi người, Hùng vẫn tỏ ra bình thường như không có chuyện gì xảy ra nhưng đêm đến, anh đều quay lưng về phía vợ. Dù Luyến đã xuống nước làm hòa nhưng Hùng cũng không động lòng. Kể cả Luyến có vòng tay ôm sau lưng, Hùng cũng hẩy tay ra một cách rất dứt khoát.
Điều đó làm cho Luyến cảm thấy vô cùng uất ức, khó chịu. Cô đã làm gì sai. Tất cả những điều cô làm cũng chỉ vì muốn tốt cho tương lai của hai vợ chồng nhưng vì sự ích kỷ của bản thân, chồng cô lại nỡ đối xử với cô như vậy.
Càng nghĩ, Luyến càng uất nghẹn nhưng cô cố nhịn cho êm cửa êm nhà vì đang ở quê ăn Tết với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, con sóng ngầm luôn trực trào trong lòng cô ngày một nhiều. Và có lẽ, chỉ đợi hết đợt Tết này, nó sẽ bị bung ra như ngọn núi lửa phun trào nham thạch...
Hiện nay, có nhiều ý kiến trái ngược về chuyện vợ chồng có nên ân ái trong những ngày đầu năm hay không. Có ý kiến cho rằng, đầu năm mới, nếu hai vợ chồng quan hệ thì cả năm "chuyện ấy" sẽ thăng hoa. Tuy nhiên, cũng có người phản đối cho rằng làm "chuyện đó" đầu năm sẽ gặp rất nhiều đen đủi. Nếu có sinh con thì con cái sẽ ốm yếu, khuyết tật và ảnh hưởng đến sức khỏe đôi bên.
Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh (Hà Nội), quan niệm kiêng chuyện ân ái vợ chồng vào năm mới vì sợ "đen" hoàn toàn là do truyền miệng. Trên thực tế chưa có cơ sở nào để khẳng định việc này.
Có chăng, việc kiêng giao hợp trong những ngày đầu năm nhằm đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết. Theo BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Phụ trách Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội), đa số đấng mày râu trong dịp Tết đều ngập tràn trong rượu bia của các buổi tiệc tùng.
Do đó, nếu không cẩn thận, khi giao hợp vợ chồng có thể gặp một số rủi ro như: Đột quỵ, cảm lạnh, ốm, dễ làm tổn thương đối tác, quan hệ đốt cháy giai đoạn và quá mạnh bạo, quan hệ không an toàn... Bên cạnh đó, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cũng khuyên rằng, đàn ông không nên "yêu" khi vừa uống nhiều rượu để tránh bị thượng mã phong.
Vì vậy, theo các chuyên gia, nếu muốn hâm nóng tình cảm trong những ngày đầu năm, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị sức khỏe và tình thần thật tốt trước khi nhập cuộc để có một cuộc "yêu" hoàn hảo nhất.
Mai Khôi
Theo giadinh.net.vn
Tôi sẽ về nhà đón giao thừa và gọi hai tiếng 'mẹ ơi!' Năm tôi lên sáu tuổi, mẹ mất vì tai nạn. Bố tôi ở vậy đến năm tôi vào cấp hai thì tái giá. Những người hàng xóm xì xào chọc ghẹo, tôi đi học bạn bè cũng cười cợt chỉ trỏ nói tôi sắp có mẹ kế. Lũ bạn ác mồm còn đọc đi đọc lại câu vè "Mấy đời bánh đúc có...