Ăn Tết lành mạnh với bộ sưu tập 6 món ngon làm bằng nồi chiên không dầu của mẹ Liên Ròm
Những món ngon làm bằng nồi chiên không dầu sẽ giúp các mẹ bớt thời gian hơn giúp cuộc sống lành mạnh.
Gà chiên giòn là món ăn luôn luôn được các bạn nhỏ yêu thích, tuy nhiên cách chiên thông thường khiến cho món ăn này trở nên không được lành mạnh trong mắt nhiều người. Giờ đây với cách chiên bằng nồi chiên không dầu, các mẹ có thể thoải mái hơn khi cho con ăn món gà chiên giòn yêu thích trong dịp Tết này.
Ở Anh này có một loại bột giòn để ướp gà và sau đó nướng, hay chiên lên nó giòn ngon lắm, bột tên là SEASONING MIX FOR FAJITAS CRISPY CHICKEN. Chỉ cần trộn bột với gà và sau đó bỏ vào Air Fryer thôi. Ròm ướp 1 bịch cho 1/2 ký gà và bật nóng Air Fryer khoảng 5 phút cho 200 độ C. Lấy ra quét dầu trên lồng lưới và bỏ gà vào hạ nhiệt độ xuống còn 180 độ C và nướng trong vòng 15 phút vậy là xong, bạn nào thích trở thì cho 10 phút rồi trở mặt khoảng 3- 5 phút nữa là ngon lành.
Để giữ được lượng vitamin nhiều nhất trong rau củ thì nồi chiên không dầu là một sự lựa chọn tuyệt vời. Dùng nồi để “nướng” măng tây, món ăn có vị ngon ngọt hơn hẳn so với khi luộc đấy các mẹ!
Rửa măng tây và cho thẳng vào miếng giấy nến hay giấy nhôm tùy bạn, Ròm dùng giấy nến và cho xíu muối, tiêu rắc lên cùng một muỗng bơ và gói lại cho vào lồng lưới của Air Fryer. Bật 200 độ C và 7 phút, sau 7 phút thì thả cà chua vào thêm 1 phút nữa và lấy ra. Tổng cộng măng tây 8 phút,vừa giòn, chín xanh và ngon.
3. Chả giò
Nhìn vào những chiếc chả giò này có lẽ không ai nghĩ rằng chúng được chiên bằng nồi chiên không dầu. Tết đến, những mâm cỗ không thể thiếu món chả giò chiên dù bạn ở miền Nam hay miền Bắc, nếu có nồi chiên không dầu bạn hãy thử dùng nồi cho món này nhé!
Ròm làm bằng chả ram Hà Tĩnh, đợt này bánh hơi dày nên mình dùng 1 chén nước và 1 muỗng cafe dầu trong chén nước rồi lấy cọ phết lên miếng bánh tráng cho mềm rồi gói. Mình cho nhân 2 muỗng canh/thìa súp dầu và dùng dầu nước làm bánh tráng mềm trước khi gói nên khi cho vào Air Fryer mình không cần quét thêm dầu nữa, bánh vẫn giòn, nhìn ngon.
Mình làm nóng lò khoảng 5 phút cho chả giò vào 180 độ C và 12 phút mẻ đầu, tất cả các mẻ sau 10 phút vì lò nóng quá rồi, 12 phút nó khô luôn. Tùy vào hình dáng to hay nhỏ mà các bạn đặt thời gian cho chả giò nữa nhé.
Cánh gà chiên mắm cũng là món ăn ngon mà cả người lớn lẫn trẻ con đều thích. Với cách sử dụng nồi chiên không dầu đảm bảo bạn sẽ có món cánh gà ngon và thơm hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Món cánh gà chiên nước mắm là chiên gà trước rồi sau đó đảo qua chảo với nước mắm là xong vì vậy ta cũng làm y chang thôi. Một chén nhỏ /bát nhỏ để lên mặt bếp, cho vào một tí muối, 4 muỗng canh nước mắm và 2 muỗng canh đường và 3 tép tỏi đập dập cắt nhỏ ra rồi cho khoảng 50ml nước vào khuấy đều. Ròm có nếm thử vì không thích ăn mặn. Cho gà vào một bịch ni lông và cho một nửa nước gia vị vào, trộn đều và cất tủ lạnh vài tiếng hoặc qua đêm. Lấy gà ra gói trong giấy nến/hay giấy bạc cho vào lò 200 độ C 20 phút. Sau khi gà chín sơ 20 phút rồi thi lấy gà ra khỏi giấy và cho vào 1 tô lớn và trút nước gia vị còn lại và đảo đều cho gà thấm nước gia vị. Cho toàn bộ cho vào lò Air Fryer lại lần này không gói trong giấy nha, lấy chổi chấm nước gia vị và quét lên gà cho hết nước gia vị, sau đó bấm 10 phút và lấy ra như ý.
Ròm không lật gà và cũng không làm gì hết. Bọn cánh gà mỡ lắm nên chiên xong chúng vẫn còn mỡ màng lắm.
5. Hành phi
Món hành phi luôn là thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Thay vì chiên dầu rất dễ khiến hành bị cháy bạn dùng nồi chiên không dầu là một cách hiệu quả mà đảm bảo hành phi thơm vàng, giòn tan.
Không làm nóng máy sẵn. Cho hành vào máy, không cho dầu gì vào hành hết, bật 150 độ C bấm 3 phút rồi lấy ra lắc đảo, cho lại 3 phút thì hành héo bớt. Để cho hành nguội bớt thì bật xuống 140 độ C và bấm 2 phút, lấy ra đảo hay lắc cho đều thêm 2 phút nữa, lấy ra lắc, đảo cho đều và 2 phút nữa là được. Tổng cộng sẽ mất khoảng 12 phút cho một mẻ hành phi.
6. Thịt quay
Rửa miếng thịt sạch sẽ, lau khô và lật phần thịt ướp theo ý các bạn. Phần da trong lúc rửa thì dùng dao cạo da cho ra chất bẩn và sau đó lau khô. Ướp thịt xong rồi thi bỏ miếng thịt trong miếng giấy nhôm gói lại và cất trong tủ lạnh. Phần da không bọc, để vậy luôn. Để qua 1 đêm.
Trước khi nướng lấy miếng thịt từ tủ lạnh ra khoảng 1/2 tiếng và trong 1/2 tiếng đó thi làm nóng lò bằng cách vặn 200 độ C và cho máy chạy 10-15 phút hoặc bấm vào nút on/off (tắt/bật) của máy và nó sẽ tự động chạy máy đến khi nó kêu ba tiếng tít tít tít thì cứ để chạy thêm cho đến khi tít tít tít lần 2 thì ngưng. Lấy lồng lưới ra, vặn lò 180 độ C và 45 phút. Lấy muối hột hay muối thường cũng được (nhà có gì làm nấy) để lên mặt của miếng da và cho vào lồng lưới, bấm nút và cứ để đó 45 phút.
Sau 45 phút lấy miếng thịt ra và bỏ hết muối trên mặt da và vặn lại lò 200 độ C 10 phút, đóng lồng lưới và cho chạy tiếp.
Ròm không tháo miếng giấy nhôm để cho mỡ chảy vào giấy nhôm cho sạch sẽ lò. Chỉ cần nhấc miếng thịt ra đợi lò nguội thì lấy miếng giấy nhôm gói mỡ lại bỏ thùng rác là xong. Miếng thịt khi lấy ra ngoài để trên đĩa và lấy giấy nhôm khác bọc kín 5-10 phút nữa cho nguội hẳn và thịt mềm nước thịt thấm ngược lại vô thịt thì mở ra và cắt thịt nhỏ.
Theo afamily
Tết đâu chỉ là "quốc tế dọn nhà", Tết còn là "quốc tế cuốn nem", "quốc tế trông lửa nồi bánh"... cơ
Ngoài việc "hoá lọ lem" dọn nhà thì ta còn phải "hoá Tấm" trong bếp với biết bao nhiêu hoạt động "thi thú" sau đây...
Ai cũng bảo rằng Tết nhất là "quốc tế" dọn nhà mà quên mất ngoài dọn nhà ra thì còn biết bao công việc "lăn lộn" trong căn bếp của mỗi gia đình. Những công việc này thoạt nhìn tưởng nhẹ nhàng biết bao nhiêu, so với lau nhà, quét mạng nhện... tuy nhiên chỉ những đứa hay bị sai sử trong bếp mới "thấm" được sự phức tạp và xì-trét khi lúc nào cũng bị dõi theo bởi đôi mắt "chim ưng" của các mẹ, các dì. Hỡi những người đồng khổ, các bạn đã phải làm bao nhiêu việc trong số này rồi?
Cuốn nem
Nguồn Youtube: Nano Fresh, Hải Anh.
Nem hay chả giò (miền Nam) là một món phổ biến gần như luôn có mặt trên mâm cỗ và các bữa ăn ngày Tết. Nhiều nhà thường có thói quen cuốn đến... cả trăm chiếc nem để đông lạnh và ăn dần xuyên ba ngày Tết. Và thường thì những đứa trông có vẻ "lớn rồi" và "nhờ được rồi" sẽ đảm nhận phần cuốn trăm chiếc nem này... Với vài cuốn đầu thì không tệ, nhưng lặp đi lặp lại suốt một, hai giờ đồng hồ thì đúng là đáng sợ đến mức tối ngủ cũng... mơ thấy mình đang cuốn nem!
Gói bánh
Có một điều kì diệu thế này là người lớn trong gia đình đều thích làm dư ra để đem tặng, bản thân tặng nhà này hai chiếc bánh, và nhà kia cũng tặng lại hai chiếc bánh tự làm khác. Vì thế nên nhà nào cũng phải nấu cho thật nhiều vào, để lũ trẻ cũng phải ngồi gói bánh thật là nhiều. Đôi khi ngẫm lại thì thấy "chiến thuật" nấu bánh tặng này của các bà, các mẹ có chút "huề vốn", nhưng thực ra chính vì thế mới có tinh thần Tết. Việc có cái để trao đi và nhận lại trong dịp Tết, dù là món gì thì cũng mang ý nghĩa tốt đẹp.
Hiểu được như vậy nhưng đối với những đứa tay chân vụng về thì việc gói bánh sao cho đẹp vẫn đúng là ác mộng mà!
Trông lửa nấu bánh
Nếu nhà nào có truyền thống tự nấu bánh tét, bánh chưng thì "ăn chắc" con cháu lớn lớn một tí trong nhà mỗi đứa đều có "vé" trông lửa nồi bánh xuyên đêm. Bánh chưng và bánh tét phải được nấu trong một thời gian dài rất dài, vậy nên việc các nồi lửa nấu bánh cháy xuyên đêm là chuyện thường. Và rồi những đứa nhỏ hơn được trông sớm nghỉ sớm, còn những đứa lớn thì chỉ có thể ngủ vài tiếng rồi bật dậy vào nửa đêm, vừa ngồi đập muỗi vừa ngáp ngắn ngáp dài trông nồi bánh. Đây hẳn phải là một trong số những nhiệm vụ "ớn ăn" nhất trong mùa Tết.
Xếp rau dưa, kiệu...
Các món rau dưa muối là điều không thể thiếu của nhiều gia đình, và món ăn tưởng chừng như đơn giản này lại có một công đoạn hết sức "gây nản lòng" trên diện rộng đó là... ngồi xếp dưa, cải. Nếu bạn từng thấy một lọ củ kiệu, củ hành ngâm được xếp đều tăm tắp thì sẽ hiểu. Rau dưa của người Việt Nam khi đem muối không thể chỉ nhồi hoặc đổ bừa vào lọ, mà là phải xếp từng lá, từng miếng, từng củ sao cho cả lọ đầy ắp sung túc, không có kẻ hở. Lúc này khi đổ nước dùng để muối vài thì mới ủ đều được, và nhìn cũng thẩm mỹ hơn, phù hợp cho việc đem tặng hơn.
Thế nên việc ngồi nhặt rau, nhặt kiệu từng miếng từng miếng như "cô Tấm" là hình ảnh phổ biến trong mọi hộ gia đình cả nước.
Lau bát đĩa
"XX lấy hết chén bát ra lau một lần trước giao thừa đi con!"
Cũng là lau chùi, nhưng trong phạm vi nhà bếp. Vào năm mới, bạn sẽ thấy tất tần tật mọi loại bát đĩa cũng như dụng cụ ăn uống trong nhà được lôi ra để lau chùi lại. Thật không may cho những ai có nhiều thành viên trong gia đình, đồng nghĩa với việc lượng chén bát cũng nhiều kinh khủng. Một lần nữa, chỉ có team hoá thân "Tấm" ngồi lau từng chiếc bát chiếc đĩa mới hiểu được nỗi khổ này!
Theo Trí Thức Trẻ
Dạo một vòng quanh MXH xem mâm cúng ông Công ông Táo của các mẹ đảm đang khéo léo Năm nay ngày 23 tháng Chạp tức Tết ông Công ông Táo rơi vào đúng ngày thứ Hai đầu tuần nên không ít mẹ đã làm mâm cúng sớm từ Chủ Nhật hoặc thậm chí thứ Bảy! 1. Mâm cúng ông Công ông Táo của Facebooker Huyền Vũ chỉ mới đăng lên vài giờ đã có tới hơn 700 lượt tương tác -...