Ăn tất niên mùa Covid: Mỗi người một mâm, giữ đúng khoảng cách 2m
Dù đã mời khá đông người đến tham dự tiệc của gia đình, thế nhưng việc dịch đang bùng phát trở lại khiến cho khách mời không một ai đến.
Lại thêm một câu chuyện mời cỗ bi hài trong mùa dịch, khi đã chuẩn bị đầy đủ cỗ bàn thế nhưng để đảm bảo an toàn khách mời đành cáo lỗi không tới, gia chủ đành chia nhau mỗi người ngồi một mâm, cách xa nhau 2m.
Bữa tiệc ở Gia Lai đang gây chú ý. (Ảnh: G.L TV)
Cỗ bàn vắng hoe trong mùa dịch
Mới đây, một hình ảnh chụp lại cảnh bữa cỗ ở Gia Lai đang nhận được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Không đông đúc, nhộn nhịp như thường thấy mà là cảnh vắng hoe trong mùa dịch bệnh.
Được biết, gia chủ cũng đã mời khá đông khách, cỗ bàn được chuẩn bị rất đầy đủ, tươm tất để đãi khách. Thế nhưng, khách khứa đã mời không một ai đến tham gia vì lo ngại tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 3 anh em trong nhà đành chia ra mỗi người ngồi một mâm, nâng ly cách nhau 2m đủ để đảm bảo an toàn.
3 anh em ngồi 3 mâm cỗ vì khách không ai đến. (Ảnh: G.L TV)
Cư dân mạng bình luận
Sau khi hình ảnh về bữa tiệc trên được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội đã nhận được hàng nghìn lượt tương tác của cộng đồng mạng. Có rất nhiều bình luận hài hước về hình ảnh này khi nhiều người đùa rằng gia chủ làm cỗ to, hoành tráng mà chỉ đãi mỗi 3 người, mỗi người được nguyên một mâm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều người khen ngợi tinh thần chống dịch cũng như việc chấp hành tốt các quy định chống dịch của người dân nơi đây. Dù đã được mời cỗ nhưng không một ai có mặt bởi lo sợ việc lây lan dịch bệnh.
- “Gia chủ làm cỗ to quá dù chỉ đãi 3 người.”
- “Phải như thế này thì mới nhanh dập được dịch.”
- “Tạm thời dừng cỗ bàn đông người thì dân mới khỏe mạnh được.”
- “Một mình một mâm là có thật.”
Bình luận hài hước của cư dân mạng về hình ảnh trên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong hơn một năm qua dịch Covid-19 bùng phát ở nước ta, đã có rất nhiều bữa tiệc rơi vào tình cảnh tương tự, không chỉ hạn chế người đến tham dự mà còn cho hẳn mỗi gia đình một mâm cỗ riêng tận nhà.
Thông báo của gia chủ về đám cưới. (Ảnh: Xã Luận)
Hàng xóm khiêng bàn tiệc về nhà. (Ảnh: Vietnamnet)
Một mâm cỗ và một két bia được đưa tới tận nhà. (Ảnh: Vietnamnet)
Ở thời điểm hiện tại, việc giữ khoảng cách và hạn chế đến những nơi đông người chính là điều được ưu tiên nhất. Vì thế mà hành động của những vị khách trong bữa tiệc trên xứng đáng được tuyên dương.
Bộ trưởng giao thông thị sát bến xe, ga tàu
Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị vui xuân đón tết nhưng không để lây lan dịch bệnh.
Chiều 5-2, Bộ trưởng Bộ giao thông Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra hoạt động vận tải và công tác phòng, chống dịch COVID-19 dịp tết Nguyên đán 2021 tại một số bến xe, nhà ga trên địa bàn Hà Nội.
Tại ga Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thể lưu ý một số tồn tại trong công tác phòng dịch như hành khách xếp hàng mua vé chưa đảm bảo vị trí giãn cách đã được đánh dấu. Cạnh đó, thông tin hướng dẫn phòng dịch chưa được niêm yết song ngữ để tuyên truyền rộng rãi đến một bộ phận người nước ngoài di chuyển bằng tàu hỏa...
Ông Nguyễn Văn Thể kiểm tra hoạt động ở ga Hà Nội. Ảnh: K.CƯƠNG
"Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan cần khẩn trương khắc phục, đảm bảo công tác phòng dịch tại nhà ga đạt hiệu quả cao nhất"- ông Thể yêu cầu.
Người đứng đầu ngành giao thông cũng cho biết năm 2021, Thủ tướng chỉ đạo cơ quan chức năng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân về quê đón Tết. Trên cơ sở đó, các cơ quan liên quan phải có phương án tăng cường phương tiện đưa hành khách về quê đón tết kịp thời, tránh tình trạng thời khắc chuyển giao sang năm mới vẫn còn người phải ở lại vì không có xe.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể kiểm tra tại các bến xe, ga tàu. Ảnh: K.CƯƠNG
"Tinh thần của chúng ta là vui xuân đón Tết nhưng không để lây lan dịch bệnh. Muốn làm được điều đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý bến với doanh nghiệp vận tải và sự tự giác của hành khách trong thực hiện các biện pháp tự phòng dịch là vô cùng cần thiết"- ông Thể nói.
Trước đó, báo cáo tình hình vận tải đường sắt dịp Tết Nguyên đán, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho rằng dịch COVID-19 bùng phát ở một số địa phương vào dịp cận tết khiến lượng hành khách di chuyển bằng tàu hỏa giảm mạnh.
Sản lượng hành khách trên những chuyến tàu sức chở 500 hành khách giờ đây chỉ khoảng 30%. "Đặc biệt, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hành khách đặt vé đột ngột hoãn chuyến đi/đổi vé. Hiện tại, trong 200.000 vé bán ra đã có khoảng 50% hành khách đề nghị hoàn trả vé..."- ông Minh cho hay.
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thông tin về hoạt động tại Ga Hà Nội. Ảnh: K.CƯƠNG
Trước tình hình đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đưa ra giải pháp cho hành khách có thể lựa chọn hai phương án trả vé như sau:
Thứ nhất, bảo lưu vé trong thời gian một năm kể từ ngày khởi hành in trên vé. Trong trường hợp, hành khách có nhu cầu thay đổi thời gian và hành trình đi tàu, hành khách sẽ được miễn phí chuyển đổi hành trình, chỉ trả chênh lệch giá vé (nếu có).
Nếu hành khách không sử dụng vé đi tàu trong năm 2021, ngành đường sắt sẽ thực hiện hoàn 100% tiền vé từ 1-1-2022.
Bộ trưởng kiểm tra khu vực y tế. Ảnh: K.CƯƠNG
Thứ hai, đối với hành khách có nhu cầu trả vé, ngành đường sắt sẽ thực hiện theo quy định hiện hành. Việc hoàn tiền cho hành khách sẽ được thực hiện sau 90 ngày (tính cả ngày thứ Bảy, Chủ Nhật và lễ, tết) kể từ ngày trả vé.
Hiện tàu trước tết còn 14.000 vé xuất phát từ ga Sài Gòn, Biên Hòa đi ga Đồng Hới đến ga Hà Nội; sau Tết còn 24.000 vé xuất phát từ ga Hà Nội tới ga Đồng Hới đi ga Biên Hòa và ga Sài Gòn.
Nghe anh rể chê chị gái, tôi bực tức bật lại, để rồi hậu quả thật kinh khủng Tôi không ngờ những lời góp ý thẳng thắn của mình lại đẩy gia đình chị gái đến bi kịch này. Anh rể lương tháng 70 triệu đồng nên sau khi sinh hai đứa con chị gái tôi ở nhà chăm sóc gia đình. Ngày ở quê tôi nghĩ chị gái mình thật sướng lấy được người chồng giỏi giang nhiều tiền. Thế...