Ăn sụn cá cờ Nha Trang ở Sài Gòn
Nha Trang nói riêng và vạt duyên hải Nam Trung bộ nói chung trứ danh với loại cá bò da và cá bò hòm vì đây là loại cá được bán nhiều và giá cũng khá rẻ, du khách đến Nha Trang hay được giới thiệu để thưởng thức. Riêng thực khách sành ăn thì chuộng cá dìa hơn vì thịt dai và béo. Còn dưới “kèo” cá dìa một chút nhưng cũng khá “sang chảnh” thì có cá cờ.
Sụn cá cờ kiếm được xắt thành từng khối vuông và nướng chín bằng than hồng
Như một mặc định, hễ nhắc về cá cờ thì chỉ có ở Nha Trang mới nhiều và ngon thôi. Cá cờ có nhiều loại, được xếp vào loại trung bình trong dòng cá biển, có giá khoảng 150 – 180 ngàn đồng/kg. Cá cờ có quanh năm nhưng vẫn chưa bán phổ biến ở Sài Gòn, muốn mua các quán ăn phải đặt từ các vựa cá ở Nha Trang gửi xe vào Nam.
Cá cờ thường được lấy thịt phi lê để chế biến thành món canh hoặc chiên lên ăn với mắm ớt tỏi. Nhưng nay, nếu muốn thử cảm giác mới với món Sụn cá cờ nướng mọi, thực khách ở Sài Gòn có thể ghé đến quán Bà Tư Béo trên con đường nhỏ Phan Bội Châu (gần chợ Bà Chiểu, Q. Bình Thạnh) để thưởng thức.
Để làm món này, đầu bếp dùng sụn của cá cờ kiếm còn dính cả thịt cá, xắt thành từng miếng vuông rồi đem ướp muối ớt, thêm một chút hành, tỏi để át đi mùi tanh của cá rồi đem nướng trên bếp than. Cá được cuốn với các loại rau sống, xoài ương, chuối non và khế chua để tạo cảm giác dễ ăn. Vì là phần thịt gần xương nên khá béo và thơm, kết hợp với sụn cá giòn làm nên sự hấp dẫn riêng. Đặc biệt nước chấm cho món sụn cá cờ nướng mọi, có thể lạ với nhiều người, là nước mắm ngò rất thơm của người miền Trung.
Nghe cô chủ quán trẻ tên Phương, cũng là người người Nha Trang tâm sự, bí quyết làm hải sản chẳng có gì ghê gớm, chỉ cần chế biến đơn giản bằng cách nướng hoặc hấp là ngon nhất vì sẽ giữ được vị tươi ngon.
Nấu ăn tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm và thưởng thức món ăn thì lại vấn đề khẩu vị của từng người. Quán nào nấu hợp khẩu vị thì thực khách sẽ tấm tắc khen ngon và quay lại mãi. Chính bởi thế ẩm thực là lĩnh vực rất đa dạng và luôn dung nạp tất cả những sự khác biệt ở một nơi giao thoa văn hóa mạnh như đất Sài Gòn.
Các loại rau thơm kèm theo làm phong phú hương vị của món ăn. Và tất nhiên không thể thiếu chén mắm ngò rất thơm của người miền Trung.
Vì thế sau 6 năm đi làm văn phòng, chị Phương mạnh dạn mở quán bán đặc sản của Nha Trang để bán cho người nhớ quê và cho thực khách ở Sài Gòn. Mới đầu chị chỉ bán bún cá Nha Trang, nhưng dần dà đã mở rộng ra rất nhiều món ăn. Bí quyết của chị chẳng có gì đặc biệt, chị khẳng định mình không phải là người sành ăn mà nấu ăn theo trí nhớ rất nhiều và càng bán chị càng phát hiện ra mình nấu ăn cũng không tệ.
Chị có mẹ bán bún cá và có một người thím bán nem nướng nên cũng rất có kinh nghiệm nấu nướng. Những món chưa được ăn thì chỉ cần gọi điện thoại hỏi mẹ rồi tự nêm nếm theo ý mình, gia giảm làm sao cho phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Vậy mới thấy người ta nói Sài Gòn thứ gì cũng có quả gần đúng là như vậy. Thực khách bây giờ không còn phải cất công lặn lội đi đến tận nơi mới ăn được đặc sản của từng miền nữa. Sài Gòn chiều tất, từ đặc sản Hà Nội cho đến Cần Thơ, huống hồ gì là Nha Trang!
Theo TNO
Những món ăn vỉa hè vừa ngon vừa lạ
Những món ăn hè phố chỉ mới nhắc tên đã khiến người nghe phải thèm thòm. Đến đây, khách thường phải căng mắt tìm chỗ, chờ đợi "dài cổ" hoặc khổ sở vì chuyện khom lưng bó gối ngồi ăn. Thế nhưng nhờ cái lộc, cái duyên bán hàng, các quán ăn này vẫn là những địa chỉ ăn uống "xôm" nhất Hà Nội về món ăn hè phố.
1. Cơm rang Nguyễn Du
Video đang HOT
Quán này được nhiều người yêu thích bởi món cơm rang bò đậm đà và đặc biệt là giòn tan, ăn rất thích thú. Tầm 7-8h tối, lúc quán đông nhất, khách ngồi chật một dọc vỉa hè dài.
Thưởng thức cơm rang tại đây rất "hên xui". Nếu tới vào lúc bếp vừa hoàn thành xong một mẻ cơm thì có thể bạn sẽ được ấm bụng chỉ sau 5-7 phút gọi đồ. Ngược lại, nếu chậm chân, đến đúng lúc mẻ cơm vừa "giải phóng" hết, thì khả năng thời gian chờ đợi có thể kéo dài 20-30 phút.
Cơm rang Nguyễn Du chỉ bán từ chiều tối, có giá khá đắt, khoảng 45.000-55.000 đồng/suất.
2. Phở bưng Hàng Trống
Ở ngay đầu Hàng Trống có một quán phở được nhiều người biết đến qua biệt hiệu lừng lẫy "phở bưng". Tức là khách đến đây ăn phải "có võ". Quán không sắm bàn, chỉ có ghế nhựa thấp. Khách ăn cứ một tay bưng bát, một tay cầm đũa, nước canh thì húp xì xụp, khỏi cần thìa. Thưởng thức "phở bưng" vất vả nhưng khách vẫn kéo đến đông, bởi phở ở đây nước trong veo, không béo mà lại đậm đà, dậy mùi phở truyền thống, ăn cũng... bõ công khổ.
Phở Hàng Trống chỉ mở từ khoảng 4h chiều cho tới tầm 8h tối, giá khoảng 20.000-25.000 đồng/bát.
3. Bún riêu Quang Trung
Chỉ là quán gánh vỉa hè, khách ăn cũng khổ sở không kém "phở bưng" Hàng Trống, vậy mà một bát bún riêu tại đây có giá 30.000 đồng, thêm giò, thịt nữa là 50.000 đồng - đắt hơn một nhà hàng lịch sự.
"Chát" vậy mà khách vẫn cứ "lăn xả" vào. "Riêu ở đây nhiều mà xịn, nước canh cũng nấu toàn bộ từ cua chứ không cần phải ninh thêm xương nên ngọt, thơm và chất lắm. Thịt bò cũng chỉ toàn lõi rùa hoặc bò bắp. Nếu bán rẻ hơn thì không được ngon thế đâu", đó chính là bí quyết để cô chủ quán "chặt chém" mà khách vẫn đông.
Bún riêu Quang Trung chỉ bán buổi sáng từ 6h30 đến tầm 10h.
4. Mỳ vằn thắn Nguyễn Biểu
Chỉ đến đây ăn sáng thôi nhưng khá nhiêu khê. Khách phải trả tiền trước, sau đó sẽ được chủ quán phát cho một tấm số bằng tôn, chính là số thứ tự đến lượt ăn mỳ của bạn.
Quả thật, quán đông đến độ bà chủ phải nghĩ ra chiêu xếp số. Cầm số rồi mà đôi khi khách vẫn thấy nản vì chờ đợi quá lâu. Nhưng mỳ thơm, nước canh đậm đà, tôm tươi, sủi cảo mềm, há cảo chiên ngon, thịt xíu đặc biệt, đó chính là những ưu điểm khiến quán ăn "nhiêu khê" này vẫn lôi kéo được thực khách Hà Thành.
Mỳ vằn thắn Nguyễn Biểu chỉ bán buổi sáng, có giá 30.000 đồng/bát.
5. Bánh cuốn nóng Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tiệm bánh cuốn này bán từ chiều tối. Tầm 7-8h là thời điểm đông nhất. Dãy bàn xếp dài suốt dọc vỉa hè song thường xuyên kín người và hầu như ai cũng trong tâm trạng sốt ruột chờ đợi. Khách "í éo" thúc giục, "đả đảo" là chuyện thường.
Nếu cho rằng bánh cuốn của tiệm này "ngon tuyệt vời" thì không hẳn nhưng quán đông nhờ 3 lí do. Một, bánh cuốn đạt tiêu chuẩn mềm và ít hàn the, nước chấm pha cũng đạt điểm 7-8. Hai là giá rẻ so với nhiều nơi. Thứ ba, nơi này có vị trí khá đẹp, phố trung tâm nhưng vắng vẻ, dễ chịu, vỉa hè thoáng mát, sạch sẽ, chỗ để xe dễ dàng.
Bánh cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm có giá 15.000 đồng/suất.
6. Bánh mỳ sốt vang Đình Ngang
Khoảng chục năm trước, quán này nằm trong danh mục các tiệm "thơm ngon bổ rẻ" nổi tiếng về món ăn hè phố của Hà Nội. Giờ thời buổi lạm phát, so với mặt bằng chung, giá ở đây không còn "mềm" nữa. Tuy nhiên các tiêu chí khác vẫn bảo đảm nên lượng khách không hề giảm. Tiệm đông nhất lúc 5-7h tối, người ăn ngồi tràn ra cả lòng đường.
Sốt vang nơi này chế biến "chuẩn", sánh thơm, dậy mùi, thịt bò mềm chứ không nhừ tơi, có nhiều gân ăn rất đã miệng, bánh mì lại luôn được nướng nóng hổi, giòn tan. Quán còn có món sữa đậu nành tào phớ đưa đẩy, cũng được nhiều thực khách yêu thích.
Quán bán từ tầm 3h chiều đến tối khuya. Mỗi suất sốt vang có giá 40.000 đồng.
7. Xôi Yến
Trong danh sách này, Xôi Yến có lẽ là quán "sang" và lịch sự nhất. Tuy nhiên về xuất phát điểm, xôi Yến đích thị là một tiệm vỉa hè rất nhỏ, bình dân. Nhờ món xôi xéo dẻo thơm, cộng một chút sáng kiến đi đầu khi khéo léo kết hợp với thịt gà, thịt kho, chả, trứng... mà xôi Yến nhanh chóng trở thành thương hiệu.
Giờ tiệm đã mở rộng hơn nhiều, 2 mặt tiền lớn, biển bảng lúc nào cũng sáng trưng, nhân viên đông, làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp. Hùng hậu như vậy nhưng có lẽ cũng chỉ vừa đủ phục vụ cho lượng khách rất đông của tiệm. Vào giờ cao điểm, quán thường ngồi chật cả trong nhà lẫn vỉa hè.
Xôi Yến Nguyễn Hữu Huân bán cả ngày, có giá 35.000 - 40.000 đồng/suất.
8. Ốc nóng Đinh Liệt
"Ngon và đắt như ốc Đinh Liệt!" đó là lời ví von rất chuẩn của nhiều dân ghiền ốc Hà Nội. Quả thật, không chỉ khéo chọn ốc tươi ngon, sạch sẽ, béo múp mà tài pha chế nước chấm của quán này đúng là khó nơi nào sánh bằng. Và tất nhiên, quán ngon giữa khu phố cổ sầm uất thì chuyện đắt đỏ không có gì làm lạ.
Quán bé xiu vài mét vuông, khách ngồi vỉa hè, chật chội, đã vậy còn phải tự đi tìm chỗ gửi xe... Nhìn chung mọi điều kiện cơ sở vật chất đều kém vậy mà quán bán hàng rất "chát". Một bát ốc con không đầy đặn lắm khoảng 50.000 đồng, ốc to hơn giá khoảng 120.000 đồng. Thế nhưng người sành ăn vẫn chấp nhận bị "chém". Bằng chứng là hơn chục năm nay, quán vẫn đông khách nườm nượp, rôm rả cả một góc phố mỗi ngày.
Ốc Đinh Liệt chỉ bán từ tầm chiều đến khoảng 7-8h tối.
9. Bún bò Huế Quang Trung
Có lẽ đây là quán bún bò Huế đông nhất Hà Nội. Tới đây vào giờ sáng, trưa hay chiều tối thì lúc nào bạn cũng nhìn thấy chung một hình ảnh - khách đến ăn tấp nập như trảy hội, khách thường xuyên trong tình trạng mỏi mắt tìm chỗ hoặc ngồi san sát, chật cứng, còn nhân viên thì quay như chong chóng vẫn không kịp.
Gọi là quán Huế song ở đây chỉ có món chủ đạo bún bò Huế là ngon nhất, chế biến chuẩn, nước dùng đậm đà, đúng chất xứ Huế, thịt bò cũng thơm đặc biệt. Ngoài ra, các loại bánh khác có lẽ chỉ bán kèm thêm cho phong phú thôi chứ không được đánh giá cao.
Bún bò Quang Trung có giá khoảng 35.000 - 40.000 đồng/bát.
10. Mỳ gà tần
Chỉ với cái vỉa hè Hàng Cân bé tí teo, rộng chưa tới 1m vậy mà tiệm mỳ này vẫn nườm nượp khách đến ăn mỗi ngày. Ở đây, mỗi bàn khách tối đa ngồi được... 2 người. Tức là nếu đi đôi, hai bạn sẽ được ngồi đối diện nhau một cách khép nép với 3 chiếc ghế nhựa cộng thêm một cái khay đã được xếp ngay ngắn tạo thành bộ bàn ghế hợp lí và tiết kiệm diện tích nhất có thể.
"Đặc sản" ở đây đơn giản chỉ là mỳ tôm kết hợp cùng gà tần. Bát mỳ với nước canh ngọt thơm mùi thuốc bắc, có chừng 4-5 miếng gà tần đẫy đà, miếng nào cũng mềm béo, nhừ tơi đến tận xương, đi kèm rau ngải cứu, giá đỗ thanh mát. Có thể nói, thưởng thức mỳ gà tần trong tiết trời se lạnh đúng là khiến người ta phải xuýt xoa, thích thú. Đây thực sự là một món ăn hè phố khiến mọi người "nghiện".
Mỳ gà tần bán từ tầm 5h chiều, có giá 40.000 đồng/bát.
Theo MASK
Tản mạn ăn đêm - thú vui của người Hà Nội Thật khó để thống kê được hết số lượng cũng như tên gọi bởi sự đa dạng và phong phú của các quán ăn đêm ở Hà Nội. Từ những món ăn chơi như ốc, nem chua rán, nộm, trứng cút lộn... cho đến những món điểm tâm làm ấm lòng những người đang đói như cháo, bún, phở, bánh mỳ... đều dễ...