Ẩn số về một huyền thoại võ thuật (Kỳ 1)
Đoàn Đình Long là võ sư karatedo nhất đẳng huyền đai, nguyên Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Karatedo Quốc gia Việt Nam, người sáng lập hệ phái Karatedo Đoàn Long.
Nhưng cũng ít người biết rằng, cuộc đời của vị võ sư huyền thoại ấy cũng rất trầm luân. Cách đây hơn 10 năm, ông quyết định “rửa tay gác kiếm”, ẩn mình vào lãng quên…
Kỳ 1: Học võ để… duy trì sự sống
Võ sư Đoàn Đình Long không phải là “con nhà nòi” nhưng ông là một trong những người đầu tiên đưa vinh quang về với môn võ karatedo cho Việt Nam. Vậy nhưng, chẳng ai tin rằng, vị võ sư ấy bị bệnh tim bẩm sinh, 3 lần đứng bên miệng vực của cái chết. Võ học siêu việt cùng những triết lý nhân sinh trong võ học của ông cũng cũng chính là con đường duy nhất để ông giành lại sự sống.
Học võ “chui” từ năm 6 tuổi
Có lẽ, danh tiếng lừng lẫy của võ sư Đoàn Đình Long không còn được như cách đây 10 năm nữa. Sau tất cả sóng gió cuộc đời, nỗi đau gia đình và căn bệnh tim dai dẳng, ông quyết định ẩn danh và người đời dường như đã quên lãng ông. Sau khi nghỉ chức Huấn luyện viên Đội tuyển Karatedo Việt Nam và nghỉ dạy ở Đội tuyển Công an nhân dân, ông tuyệt đối không xuất hiện trên báo giới.
Chúng tôi đã rất may mắn khi được một người bạn thân của ông giới thiệu để tiếp xúc với ông.
Võ sư Đoàn Đình Long sinh năm 1947, quê gốc ở Tiên Lữ, Hưng Yên. Tuy đã ngót 70, nhưng võ sư Long vẫn giữ được “phom” người chắc đậm, dáng vẻ nhanh nhẹn, thần thái minh mẫn. Ông có lối nói chuyện chậm rãi, đĩnh đạc đúng chất con nhà võ.
Võ sư Đoàn Đình Long bên tấm Huân chương Lao động hạng Nhì do Nhà nước trao tặng
Võ sư Long sinh ra trong gia đình đông con, gia đình ông có tới 13 anh em. Năm 6 tuổi, Đoàn Đình Long đã gặp cơ duyên với võ thuật. Số là, gia đình Đoàn Đình Long sống trong khu vực có nhiều người nước ngoài vốn xuất thân là vận động viên võ thuật. Buổi chiều, như một bài tập thể dục thường ngày, những vận động viên ấy thường luyện tập tại khu sân chơi gần nhà Long. Ban đầu, cậu bé có dáng người nhỏ thó Đoàn Đình Long chỉ lén học, về sau mới được một vài vận động viên chỉ dạy cụ thể.
Thời điểm ấy, cứ sau 23 giờ đêm, Long và nhóm bạn của mình lại đến khu sân chơi gần nhà để tập võ. Không có giáo án bài bản nào cả, ai dạy cho miếng võ nào là lao vào học, cậu bé Đoàn Đình Long miệt mài học võ từ lúc 6 tuổi đến hết cấp 3.
Năm 20 tuổi, Đoàn Đình Long gia nhập môn phái Thiếu Lâm, có võ đường trên phố Mã Mây, Hà Nội. Khi ấy, do ông tập luyện về đêm nhiều, thời tiết lạnh, lại tranh thủ ngủ ngay tại sân tập khiến ông kiệt sức, nhiều lần phải nhập viện. Ở cái độ trai tráng nhất, Long phát hiện mình bị bệnh tim nặng. Điều đắng cay nhất của chàng trai trẻ lúc này là các bác sĩ kết luận, căn bệnh tim của ông chỉ cho phép ông sống thêm khoảng 5-7 năm nữa. Các bác sĩ khuyên ông nếu muốn sống thì nên ngừng học võ ngay lập tức.
Giấc mơ võ thuật của chàng trai trẻ có nguy cơ bị dập tắt!
Ba lần “sổ tử” ghi tên
Để nuôi sống bản thân, sau khi học nghề, Long xin vào làm việc tại Viện Nghiên cứu Vật liệu xây dựng. Người nhà dù đã tạm yên tâm về chuyện “võ vẽ” của Long nhưng vẫn âm thầm theo dõi. Ai cũng biết rằng, chỉ cần vận động mạnh, Long sẽ rất dễ bị trụy tim và có nguy cơ đột quỵ. Nhưng, cũng không ai dám tin rằng Đoàn Đình Long sẽ thôi luyện võ. Về sau này, khi nhớ lại, ông kể: “Ai mà chẳng sợ chết, tôi cũng sợ. Nhưng cứ sống mà đi nhẹ nói khẽ, không được thỏa khát vọng thì sống không bằng chết. Tôi thà sống ngắn hơn nhưng được học võ còn hơn sống dài bằng hình hài của một phế nhân”.
Video đang HOT
Năm 1974, Đoàn Đình Long phải nhập viện vì bệnh tim của ông bước vào giai đoạn trầm trọng. Các bác sĩ buộc phải thực hiện ca mổ tim tách van hai lá để cứu sống Long, mặc dù tỷ lệ thành công chỉ là 50/50. Khi ca mổ kết thúc, Long hôn mê trong suốt nhiều ngày. Người thân, bạn bè đều đã chuẩn bị sẵn tâm lý rằng, Long sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa. Thế nhưng, Long đã tỉnh lại. Không những thế, bệnh tim của ông còn có những tiến triển rất tốt. Các bác sĩ cho rằng, tuy trái tim của ông bị dị tật nhưng nhờ cơ thể vận động thường xuyên, khí huyết lưu thông đều đặn nên ông đã trụ được, vượt qua cửa… “thần chết”.
Gánh nặng về sức khỏe đã có thể vượt qua nhưng gánh nặng về mưu sinh có nguy cơ quật ngã ông. Sau khi ra viện, ông tiếp tục trở lại làm việc ở Viện Nghiên cứu Vật liệu xây dựng. Là người mang tiền sử bệnh tim nên ông không được vào biên chế mà phải làm việc theo hợp đồng. Do kinh tế sa sút, cơ quan ông đứng trước nguy cơ giải thể, những người làm kỹ thuật như ông buộc phải đi làm… “cửu vạn”. Là người mắc bệnh tim mãn tính, không thể kham nổi những công việc nặng nhọc nên Đoàn Đình Long xin nghỉ việc. Ông đành về nhà học nghề sửa tivi để kiếm miếng ăn qua ngày.
Bước ngoặt cuộc đời ông đến từ những năm tháng cùng quẫn này. Ở lúc gánh nặng mưu sinh ghì ông xuống sát đất thì giấc mơ võ thuật lại bùng lên mạnh mẽ.
Năm 1978, ông vào Huế thăm người nhà và tình cờ quen võ sư Lê Văn Thạnh, trưởng tràng hệ phái karatedo hệ suzucho Việt Nam. Máu võ trong người trỗi dậy như không thể ghìm giữ được nữa, ông xin theo học võ. Biết tin ấy, cả gia đình ông quyết liệt phản đối. Phần vì kinh tế gia đình ông còn quá khó khăn, phần vì ông đang mang trọng bệnh nên chuyện học võ của ông làm một quyết định hão huyền và ích kỷ. Ngay cả võ sư Lê Văn Thạnh thấy da mặt ông xám xịt, dáng người gầy gò đến thảm hại đã lắc đầu ái ngại. Thế nhưng Long vẫn nằng nặc xin thầy Thạnh được thử sức một lần, nếu không được, ông bắt xe về Bắc ngay!
Màn đấu thử sức kết thúc, võ sư Lê Văn Thạnh quá đỗi bất ngờ trước mãnh lực ào ạt phát ra từ thân pháp nhanh nhẹn đến kỳ lạ của Đoàn Đình Long. Tuy võ nghệ của Đoàn Đình Long thời điểm ấy còn thô sơ, đòn thế còn ngô nghê nhưng võ sư Thạnh với con mắt nhà nghề của mình đã phát hiện ở Long một tài năng võ thuật thiên bẩm mà nếu được đào tạo bài bản, sẽ trở thành viên ngọc quý. Võ sư Thạnh đồng ý thu nhận Long làm đệ tử.
Như cá được thả về nước, Long nhanh chóng lĩnh hội những căn cốt tinh thâm nhất của karatedo do võ sư Thạnh truyền dạy. Ông trở thành đệ tử xuất sắc nhất của võ sư Lê Văn Thạnh. Chỉ sau khi học karatedo được 3 năm, đến năm 1981, khi bước sang tuổi 34, Đoàn Đình Long chính thức mang đai đen của môn phái. Ông từ biệt thầy về Bắc.
Sau khi về Hà Nội, khi biết tin Trung tâm Thể thao Quần Ngựa chiêu sinh lớp karatedo, Long đăng ký đi học thêm. Nhưng, chỉ đúng sau 2 buổi học vị võ sư phụ trách trung tâm đã đề nghị Đoàn Đình Long chuyển lên làm… thầy dạy võ. Và từ đây, nghiệp võ gắn chặt với cuộc đời ông, làm nên một huyền thoại võ thuật lẫy lừng mà người đời sau chắc sẽ còn nhắc nhiều đến nữa.
20 năm sau khi nhận lời làm thầy dạy võ tại Trung tâm Thể thao Quần Ngựa, đến năm 1994, võ sư Đoàn Đình Long đã là Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Karatedo Việt Nam và là người thầy của rất nhiều những nhà vô địch Đông Nam Á, vô địch thế giới.
Nhưng cũng chính khi sự nghiệm võ học của ông phát tiết rực rỡ nhất thì thần chết lại đến “trêu đùa” ông. Bệnh tim của ông lại trở chứng. Khi đó, đã quá đỗi bất ngờ khi tiếp nhận một ca mổ của một bệnh nhân mà ông tưởng đã chết vài năm sau ca mổ thứ nhất.
Được tin thầy Long nhập viện, từ khắp nơi trên thế giới, môn sinh đổ về đứng kín sân bệnh viện và xin được hiến máu cứu thầy. Lại vẫn những hy vọng mong manh sinh tử, lại vẫn những giọt nước mắt chảy tràn và võ sư Long lại thoát chết một lần nữa.
Cuộc đời chẳng cho không ai điều gì cả. Nhiều vị võ sư hàng đầu Việt Nam đặt câu hỏi rằng, với tài năng võ thuật hiếm gặp của Đoàn Đình Long mà lại được đặt vào một cơ thể hoàn hảo, cường tráng thì những tinh hoa ấy sẽ phát tiết rực rỡ đến chừng nào? Nhưng, vượt trên nỗi đau bệnh tật, cuộc đời của vị võ sư huyền thoại này đã trải qua những đường ngang, lối dọc, có cả tột cùng vinh quang và tột cùng cay đắng mà chúng tôi sẽ kể với bạn đọc vào kỳ sau.
Theo Dantri
Kiếp nạn trên đường đời chủ tịch Bảo Long Nguyễn Hữu Khai
Được nhắc đến như một lương y, võ sư, trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình, không ai nghĩ có ngày ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt.
Bán cả thương hiệu vì... nợ nần
Từng được ví là một 'huyền thoại' của y học cổ truyền Việt Nam nhưng rồi ông Khai phải bán hết tài sản, thương hiệu Bảo Long cho tập đoàn Bảo Sơn vì nợ nần, làm ăn thua lỗ, phải chuyển vào miền Nam sinh sống, kiện tụng liên miên...
Từng được tặng Huân chương Lao động hạng Ba, được Đài truyền hình KenJa - Nhật Bản bình chọn là một trong 10 doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và 500 doanh nhân nổi tiếng Châu Á. Một năm sau, Nguyễn Hữu Khai tiếp tục được vinh danh là "Ngôi sao Việt Nam", được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp - Liên bang Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự...
Những tưởng đã trải qua bao nhiêu giông tố cuộc đời và với sự dày công vun đắp thương hiệu Bảo Long nổi danh khắp trong, ngoài nước thì ông Khai có thể ung dung. Nhưng ngã rẽ cho hậu vận cay đắng của một "huyền thoại" y học cổ truyền Việt Nam bắt đầu từ việc liên tục mở rộng phạm vi kinh doanh một cách dàn trải, trong khi tầm nhìn chiến lược cũng như công tác quản lý còn yếu kém.
Do thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, nhân viên, công nhân, Bảo Long chấp nhận đi vay tiền với lãi suất cao. Tính đến ngày 31/1/2011, tập đoàn này đã vay tổng số 286,785 tỷ đồng từ các ngân hàng, cá nhân và từ các cổ đông. Đặc biệt, có những khoản vay mà Bảo Long phải trả lãi suất từ 18 - 21%.
Với danh nghĩa Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, ông Khai được cho là đã tiến hành huy động vốn dưới hình thức "cổ đông góp vốn" để thu tiền của nhiều cá nhân, tự quản lý ngoài sổ sách kế toán.
Theo thông tin được báo điện tử Pestrotime đưa ra, tính đến đầu năm 2012, ông Khai đã huy động vốn của 265 người với tổng số tiền hơn 83 tỷ đồng mà không có khả năng chi trả. Trong số này, có 10 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn cho vay.
Khó khăn, không đủ khả năng thanh toán các khoản vay buộc Bảo Long phải bán cổ phần. Ngày 3/3/2011, tại trụ sở của tập đoàn Bảo Long, ông Khai cùng các cổ đông đã ký bản hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm cho tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.
Từ thương vụ Bảo Long - Bảo Sơn xảy ra tranh chấp khi ông Khai cho rằng ông Bảo Sơn không thực hiện cam kết trong hợp đồng và chưa thanh toán 125 tỷ đồng.
Từ sự việc tranh chấp giữa hai bên này đã dẫn đến tình trạng kiện tụng kéo dài liên miên và điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bảo Long. Bệnh viện, sản xuất thuốc phải tạm ngừng, công nhân số lao động của đơn vị này chỉ còn 200 người, giảm 5 lần so với trước khi xảy ra vụ việc với Bảo Sơn...
Làm ăn thua lỗ, nợ nần quá nhiều nên "huyền thoại" của nền y học cổ truyền Việt Nam Nguyễn Hữu Khai sau đó đã phải chuyển vào Nam sinh sống.
Và vào hồi 16h30 phút ngày 15/6, tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long, có địa chỉ tại Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức thi hành Lệnh bắt bị can tạm giam 3 tháng để điều tra tội danh "Sử dụng trái phép tài sản".
Từ đây, chưa biết số phận vị thầy thuốc - doanh nhân 61 tuổi cũng như thương hiệu Bảo Long ông dày công xây dựng sẽ đi đến đâu. Nhưng qua những gì đã diễn ra trong thời gian qua cũng đã cho thấy một hậu vận đầy cay đắng mà "huyền thoại" y học cổ truyền Việt Nam...
Từ đời lên phim
hắc đến ông Nguyễn Hữu Khai hầu như ai cũng biết đó là nguyên mẫu nhân vật Hải trong phim truyền hình dài tập "Đường đời", được phát trên sóng mấy năm trước.
Cuộc đời "trầm luân" của ông đã được một nhà báo, nhà văn viết thành cuốn tiểu thuyết "Nợ đời", dài trên 600 trang, được nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2001. Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành bộ phim dài tập có tên là "Đường đời".
Bộ phim được hai nhà văn Thùy Linh và Trung Trung Đỉnh viết kịch bản, nhà văn Phạm Ngọc Tiến và biên kịch Đặng Diệu Hương biên tập, đạo diễn Quốc Trọng dàn dựng. Nhân vật Hải là nguyên mẫu của ông Khai, được xây dựng là một người "lang bạt kỳ hồ" và làm nghề thầy thuốc. Phim từng đoạt giải vàng ở thể loại phim truyện truyền hình trong Liên hoan phim truyền hình Việt Nam năm 2005.
Cuộc đời của ông Khai có vẻ lận đận và bôn ba. Ông Khai theo đuổi ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang trái phép sang Trung Quốc. Tại đây, ông may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y.
Tội vượt biên trái phép, ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm. Ra tù, ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Từ đây, những thay đổi trong cuộc đời Nguyễn Hữu Khai bắt đầu. Chuyện đời, chuyện làm ăn lận đận, thành công có, phức tạp có. Chuyện tình duyên, hôn nhân cũng vậy khi ông có tới 4 đời vợ.
Lãng mạn và đa đoan
Có người cho rằng, ít ai nghĩ về ông Khai như một "doanh nhân", một phần bởi ông quá lãng mạn, không đặt chuyện kinh doanh kiếm lời làm đại sự. Ngay cả khi "cuộc chiến" thương mại trong lúc nước sôi lửa bỏng ông vẫn tin rằng: "Khôn không qua lẽ, khoẻ không qua lời" xảo thuật, tinh ranh không có khuôn mẫu, giới hạn, "biết đủ chẳng nhục, biết dừng chẳng nguy".
Ông Khai từng nổi tiếng là thầy lang mát tay từng cứu chữa nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Những cảnh ngộ khốn khó, éo le được báo chí hay dư luận quan tâm thì ngay lập tức Bảo Long nhảy vào với vai trò Mạnh Thường Quân cứu vớt. Ông Khai cho rằng: "Bệnh nhân chính là thầy của mình. Cứu chữa họ chính là nâng tầm kiến thức cho ta, nâng tầm hồn của ta, giúp ta tự hoàn thiện mình, tự cứu chữa mình. Bởi không có bệnh hiểm nghèo thì không có thầy thuốc giỏi".
Ông Nguyễn Hữu Khai
Ngoài nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn say mê thể thao và văn nghệ. Người ta còn nhắc đến ông như một nhà thơ không chuyên. Ông đã từng viết truyện thơ "Tình quê", xuất bản tập thơ "Lửa tình", viết nhiều truyện ngắn khác. Khá nhiều bài thơ được phổ nhạc kèm theo nhiều lời bình luận của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Ông Khai cũng đã từng thử sức mình trong lĩnh vực truyện ngắn và có hàng loạt truyện dí dỏm, bi hài đã in trên nhiều tờ báo.
Ông còn là cây bút quen thuộc của nhiều tờ báo, đặc phái viên của báo Thể thao Việt Nam sang Paris viết về World Cup 98, rồi một thời đứng ra làm chuyên san Khỏe đẹp.
Còn lắm "nợ đời"
Chữ "nợ đời" sau này được ông Nguyễn Hữu Khai nhắc đi nhắc lại khá nhiều trong các cuộc tiếp xúc với báo chí, truyền thông với câu quen thuộc "nợ đời trả mãi chưa xong".
Ông Khai đã từng tâm sự: "Người xấu ở đâu cũng lắm. Nhưng người tốt nơi nào cũng nhiều. Tôi chịu ơn nhiều người, mà họ lại chẳng cần mình trả ơn. Vì thế giúp được ai việc gì tốt là tôi làm ngay, chẳng hề suy tính thiệt hơn. Coi như đang trả nợ cho chính cuộc đời mình vậy".
Trải qua một quá trình gian khổ gây dựng Đông Nam dược Bảo Long, có những năm tháng, Nguyễn Hữu Khai rơi vào tình cảnh "tay trắng" tuyệt vọng. Câu nói mà Nguyễn Hữu Khai tâm niệm và ông thường nhắc nhở học trò của mình: "Mất tiền mất của là chưa mất gì. Mất lòng tin là mất một nửa. Mất ý chí là mất tất cả".
Về phương diện cá nhân với những đóng góp của mình trong lĩnh vực đông y, năm 2002, ông Nguyễn Hữu Khai được Viện Hàn lâm khoa học Nga phong tặng học vị Tiến sĩ danh dự bởi luận án khoa học nghiên cứu sản phẩm đông dược đặc hiệu.
Tiếp đó năm 2005 ông Khai vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương vì Sức khoẻ cộng đồng và nhiều Bằng khen của các cơ quan Trung ương và địa phương. Năm 2007, ông Khai tiếp tục được vinh danh "Ngôi sao Việt Nam".
Lẽ ra ở cái tuổi lục tuần này, ông Nguyễn Hữu Khai đã được nghỉ ngơi, thảnh thơi viết sách, ghi lại những kinh nghiệm quý của cuộc đời và thu hái thành tựu bao nhiêu năm gian khó tạo dựng của mình. Nhưng ông đã không may mắn mà vẫn mang hạn nặng.
Vào ngày 15/6, ông Nguyễn Hữu Khai đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi "Sử dụng trái phép tài sản". Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP.HCM).
Cơ quan an ninh điều tra, công an TP. Hà Nội xác định từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Theo Dantri
Nick Vujicic: Mất hy vọng còn tồi tệ hơn mất chân tay "Tiếng cười là điều duy nhất sẽ giữ cho bạn tỉnh táo, bởi thế giới này đang phải khóc ngày càng nhiều. Đừng để cái ác đánh gục bạn, trong sự quẫn trí quay cuồng. Tôi muốn bạn sẽ sống mãi dưới bầu trời xanh...", Nicholas James "Nick" Vujicic. "...Thế giới vốn là một nơi dễ tổn thương và thế giới cần hy...