Ăn rết sống, hai người Trung Quốc suýt mất mạng
Rết được sử dụng rộng rãi như một bài thuốc cổ truyền ở Trung Quốc và đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận trường hợp nhiễm ký sinh trùng vì ăn rết sống.
Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết của ký sinh trùng trong rết sống.
“Chúng tôi chưa từng nghe đến chuyện ăn rết sống, nhưng hai bệnh nhân này tin rằng việc ăn rết sống sẽ có lợi cho sức khỏe”, Lingli Lu, nhà nghiên cứu làm việc tại khoa thần kinh của bệnh viện Zhujiang nói. “Thay vào đó, họ còn suýt mất mạng”.
Bệnh nhân 78 tuổi và và con trai 46 tuổi được đưa đến bệnh viện ở miền nam Trung Quốc trong tình trạng đau đầu, lơ mơ suốt nhiều tuần. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sau đó phát hiện dấu vết của giun sán ký sinh trên cơ thể con rết. Loài giun sán này trước đây chỉ được biết đến ký sinh trong ốc sên và các động vật thân mềm khác.
Trong một số trường hợp, ký sinh trùng có thể xâm nhập vào não và tủy sống, dẫn đến viêm màng não, có thể gây liệt toàn thân và thậm chí tử vong.
Ăn rết sống được cho là có thể có lợi cho sức khỏe con người.
Hai bệnh nhân đến từ vùng hẻo lánh ở Trung Quốc may mắn đến viện kịp thời và được chữa trị trong suốt 3 tuần.
Để kiểm tra khả năng nhiễm ký sinh trùng của rết, Lu và nhóm nghiên cứu đã mua 20 con rết tại một khu chợ ở Quảng Đông. Đây là nơi hai bệnh nhân trên đã mua rết sống.
Quá trình phân tích cho thấy có 56 ấu trùng giun trên cơ thể rết. Nhưng toàn bộ 20 con rết đều đã chết trong phòng nghiên cứu khi ký sinh trùng phát triển.
Điều này cho thấy rết chỉ là vật chủ tạm thời chứ không phải sinh vật có thể lây lan ký sinh trùng trong một khoảng thời gian dài.
Theo Dân Việt
Hai mẹ con suýt chết vì nuốt rết sống chữa bệnh
Tin rằng nuốt rết sống giúp khỏe, một phụ nữ 78 tuổi ở Trung Quốc cùng con trai 46 tuổi bị nhiễm ký sinh trùng.
Theo SCMP, hai mẹ con này vào Bệnh viện Châu Giang ở Quảng Châu khám do đau đầu, buồn ngủ, suy giảm nhận thức kéo dài. Kết quả kiểm tra cho thấy mọi chỉ số sức khỏe của họ đều bình thường nhưng nồng độ eosinophils, loại bạch cầu chống ký sinh trùng, tăng. Nhờ xét nghiệm ký sinh trùng, các bác sĩ phát hiện hai mẹ con nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis từ rết sống.
Ảnh: SCMP.
Trên tờ American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, bác sĩ thần kinh Lingli Lu phụ trách hai ca bệnh trên cho biết Angiostrongylus cantonensis thường ký sinh trong phổi chuột nên còn có tên là giun phổi chuột. Đây là lần đầu tiên chúng được tìm thấy trên rết và cũng là lần đầu tiên bà Lu tiếp nhận bệnh nhân nuốt rết sống. "Họ nghĩ rằng nuốt rết sống sẽ cải thiện sức khỏe", nữ bác sĩ nói.
Ở mức nhẹ, cơ thể nhiễm ký sinh trùng có thể tự làm sạch, song đôi lúc ký sinh trùng xâm nhập vào não và tủy sống, dẫn đến viêm màng não hoặc nặng hơn là tê liệt, thậm chí tử vong. Trải qua ba tuần điều trị, hai mẹ con hồi phục và xuất viện.
Rết được sử dụng rộng rãi trong đông y dưới dạng khô hoặc bột và không mang ký sinh trùng. Thử nghiệm trên 20 con rết sống, bác sĩ Lu nhận thấy toàn bộ chúng đều chết sau khi nhiễm ký sinh trùng. Do đó nhiều khả năng rết chỉ là vật chủ tạm thời chứ không phải trung gian có khả năng mang và lây truyền ký sinh trùng.
Minh Nhật
Theo Vnexpress
Vùng tam giác tử thần trên mặt: Nặn mụn, nhổ lông mũi có thể gây liệt cơ, thậm chí tử vong Nhiều người hay có sở thích nhổ hoặc tỉa sợi lông mũi thò ra ngoài, tuy nhiên, bạn không biết rằng hành đồng này có thể gây nhiễm trùng, thậm chí gây mất mạng. "Khu vực tử thần" trên khuôn mặt Bạn có biết một phần trên khuôn mặt bạn được gọi là "tam giác tử thần"? Tiến sĩ Amesh A. Adalja, một...