An Phú đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo trẻ em và bình đẳng giới
Những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện An Phú (An Giang) luôn được quan tâm. Từ năm 2016 đến nay, thông qua công tác tư vấn, hướng nghiệp, địa phương đã giới thiệu giải quyết việc làm cho 31.300 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41%. Cùng với đó, công tác chăm lo cho người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho phụ nữ, trẻ em… luôn được đặc biệt chú trọng.
Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng thu nhập bình quân từ 22,3 triệu đồng tăng lên 40 triệu đồng/người/năm.
Tặng quà học sinh nghèo ở huyện An Phú
Chi hội Phụ nữ ấp Hà Bao 1 (xã Đa Phước) là điển hình thực hiện hiệu quả việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Hà Bao 1) cho biết, bằng cách tiếp cận trực tiếp, cán bộ chi hội phụ nữ đã tích cực tuyên truyền, vận động, giúp người dân hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHYT; có nhiều sáng kiến trong công tác tuyên truyền, vận động, tiết kiệm để mua BHYT cho nhau tại các chi, tổ phụ nữ. Trong các buổi sinh hoạt chi, tổ hội đều lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ tham gia BHYT.
Video đang HOT
Đội ngũ cán bộ hội là cánh tay “nối dài” đưa chính sách BHYT đến với cộng đồng xã hội… Toàn ấp có hơn 2.000 hội viên phụ nữ, hiện có hơn 95% tích cực tham gia BHYT. Chi hội phụ nữ quản lý chặt chẽ, sâu sát việc hội viên tham gia, chưa tham gia BHYT hoặc rà soát thẻ BHYT sắp hết hạn… kịp thời giúp hội viên tham gia liên tục để đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT.
Thực hiện nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐTTg, đã cất mới 426 căn, sửa chữa 338 căn, với tổng trị giá 28 tỷ đồng; cất nhà theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được 141 căn cho hộ nghèo. Phối hợp UBMTTQVN huyện, các ngân hàng thương mại cổ phần, Công ty Điện lực Miền Nam, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết An Giang cất mới và bàn giao hơn 400 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, tổng trị giá hơn 16 tỷ đồng…
Trong công tác đảm bảo an sinh xã hội, việc tập trung triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là rất quan trọng. Toàn huyện An Phú có 180.153 người, với 45.448 hộ gia đình, trong đó đồng bào DTTS Chăm có 9.309 người (2.358 hộ), chiếm 5,17% dân số của huyện. Huyện An Phú đã huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các DTTS trên địa bàn (trong đó có đồng bào DTTS Chăm). Qua đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo có nhiều chuyển biến tích cực, giai đoạn 2015-2020 đã giải quyết việc làm cho 31.299 lao động. Toàn huyện An Phú đã cấp phát trên 61.500 thẻ BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo và người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo từ 17,64% (đầu năm 2016) giảm còn 4,51% (năm 2021). Các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương thường xuyên quan tâm đẩy mạnh phong trào chăm lo cho người có công, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, dự án giảm nghèo ở địa phương. Các chính sách hỗ trợ về tín dụng, giáo dục, y tế… cho người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội luôn được đảm bảo kịp thời, đầy đủ.
Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Trẻ em được bảo vệ an toàn và tạo điều kiện phát triển toàn diện. Thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ tính mạng trẻ em, nhất là phòng tránh đuối nước. Mỗi năm, huyện đều tổ chức hàng chục điểm giữ trẻ trong mùa lũ và phổ cập bơi cho trẻ từ 6-11 tuổi tại hồ bơi của huyện và 4 hồ bơi di động. Đây là mô hình rất thiết thực, được huyện duy trì, nhân rộng từ nhiều năm nay.
Hội LHPN thị trấn Vân Du phấn đấu mỗi chi hội giúp ít nhất 2 hội viên thoát nghèo và cận nghèo
Sáng 16-4, Hội LHPN huyện Thạch Thành đã chỉ đạo Hội LHPN thị trấn Vân Du tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ (ĐH ĐBPN), nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là đơn vị thứ 17 trên địa bàn hoàn thành tổ chức ĐH ĐBPN cấp cơ sở.
Đại diện lãnh đạo Hội LHPN huyện, lãnh đạo thị trấn Vân Du và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với Ban Chấp hành Hội LHPN thị trấn nhiệm kỳ 2021-2026
Nhiệm kỳ 2016-2021, Hội LHPN thị trấn Vân Du đã bám sát Nghị quyết của BCH Đảng bộ và Hội phụ nữ cấp trên, cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội, được các cấp, ngành biểu dương và ghi nhận. Nổi bật là, 100% chỉ tiêu Nghị quyết ĐH ĐBPN, nhiệm kỳ 2016- 2021 đề ra đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ.
Lãnh đạo Hội LHPN huyện chúc mừng Đại hội ĐBPN thị trấn Vân Du, nhiệm kỳ 2021-2026
Qua các phong trào, hoạt động của hội viên, phụ nữ đã góp phần xây dựng đô thị văn minh - công dân thân thiện trên địa bàn thị trấn; 13/13 khu phố giữ vững danh hiệu văn hóa cấp huyện, 10/11 cơ quan, đơn vị đạt và giữ vững danh hiệu cơ quan văn hoá cấp huyện năm 2020. Nhiều chị được đảng cử, dân tin đã phát huy được vai trò, trách nhiệm trong mọi công việc được giao.
Đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội.
Với phương trâm "Đoàn kết, tự tin, đổi mới, phát triển", nhiệm kỳ 2021-2026, Hội LHPN thị trấn Vân Du đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu, trong đó đáng chú ý là mỗi chi hội phụ nữ giúp ít nhất 2 hội viên nghèo và cận nghèo thoát nghèo bền vững...
Đại hội đã bầu 17 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội LHPN trị trấn, nhiệm kỳ 2021-2206; bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Đồng chí Trịnh Thị Hương tái cử Chủ tịch Hội LHPN thị trấn, nhiệm kỳ 2021-2026.
Liên đoàn Lao động huyện Thường Tín: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2021 Trong quý I năm 2021, các cấp Công đoàn huyện Thường Tín, Hà Nội đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai tốt các nhiệm vụ gắn với chủ đề công tác năm. Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong quý II, các cấp Công đoàn huyện tiếp tục tập trung chăm lo giải quyết việc làm, tăng thu nhập,...