Ăn phi lê cá chưa nấu chín, một nửa gan của người đàn ông phồng to lên chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan
Ngay sau khi ăn phi lê cá nhúng lẩu, ông Xie (55 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) bị đau bụng và tiêu chảy nhưng không chú ý đến. 4 tháng sau, các bác sĩ tại bệnh viện địa phương phát hiện gan của ông phồng to, chứa đầy ký sinh trùng sán lá gan.
Trong một bữa ăn nhúng lẩu, ông Xie (55 tuổi, Hàng Châu, Trung Quốc) gắp miếng phi lê cá lên và nhúng vào nồi lẩu nhưng chưa đầy chục giây sau ông đã nhấc miếng cá ra ngay và đưa thẳng lên miệng ăn ngon lành. Sau khi ăn xong, lập tức ông xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy cùng một số biểu hiện khác.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, ông Xie cũng chẳng mảy may suy nghĩ và cũng không tìm đến sự hỗ trợ y tế. Cứ thế 4 tháng trôi qua, một ngày, ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao, người ớn lạnh. Lúc này, người nhà mới đưa ông đến bệnh viện địa phương. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện ra rằng một nửa gan của ông phồng to lên như quả bóng lớn, hóa ra bên trong là cả 1 “tổ” ký sinh trùng sán lá gan.
Ký sinh trùng sán lá gan là gì?
Tên khoa học của sán lá gan là Clonorchis sinensis. Đây là một loại ký sinh trùng lưỡng tính thường sống ở cá hoặc tôm nước ngọt. Quá trình phát triển của nó phức tạp, có thể được chia thành các giai đoạn như sán lớn, trứng, ấu trùng… Thông thường, giai đoạn ấu trùng metacercaria của sán lá gan sẽ ký sinh trong cơ thể cá và tôm nước ngọt.
Nếu con người ăn cá và tôm chưa được nấu chín ở nhiệt độ cao, ấu trùng metacercaria của ký sinh trùng này sẽ đi vào và ký sinh trong cơ thể người, tạo thành bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Kích thước trưởng thành của sán lá gan có thể đạt 1.5-2.5cm, hình dạng của nó giống như hạt hướng dương, màu nâu mờ, có mút, miệng, hầu họng, thực quản, ruột và các cấu trúc khác. Chúng thường cư trú ở gan của con người, nên còn được gọi là sán lá gan.
Video đang HOT
Tác hại của sán lá gan đối với sức khỏe con người
Sau khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người và hình thành ký sinh trùng trong cơ thể người, thể trưởng thành của nó chủ yếu ký sinh vào ống mật của gan người, đặc biệt là nhánh của ống mật và đôi khi cũng có thể được nhìn thấy trong ống tụy.
Sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người để hình thành ký sinh trùng và nhiễm trùng. Quá trình bệnh thường tương đối chậm. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân có thể gặp tình trạng nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.
Những người bị nhiễm trùng nhẹ thường bị đau bụng nhẹ, chán ăn, đau bụng và tiêu chảy nhẹ. Nhưng một số bệnh nhân sẽ dần dần phát bệnh nặng giống trường hợp của ông Xie, có thể bị đau âm ỉ ở vùng gan và gan trái mở rộng, thường kèm theo cảm giác chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi, thiếu năng lượng và tức ngực, giảm trí nhớ và các triệu chứng khác.
Ảnh minh họa.
Một số sán lá gan sinh sôi trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn đường mật và gây đau bụng đường mật. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bệnh sẽ bị giảm cân, thiếu máu, gan lách to, cổ trướng và xơ gan, thậm chí có thể gây ra các bệnh ung thư như ung thư đường mật và ung thư gan.
Cách phòng chống sán lá gan ra khỏi cơ thể
Cách tốt nhất là phòng ngừa và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sán lá gan. Để ngăn ngừa nhiễm sán lá gan, điều quan trọng nhất là nên không ăn đồ sống nếu không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là khi ăn một số loại cá nước ngọt, có khả năng cao chứa sán lá gan.
Trong trường hợp bạn đã bị nhiễm sán, tùy vào tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn phương pháp điều tị hợp lý:
- Nếu bạn bị bệnh nhẹ khi phát hiện nhiễm sán lá gan, bạn có thể trực tiếp thực hiện điều trị tẩy giun.
- Đối với những người bị nhiễm trùng nặng, khi cơ thể bị phì đại gan, sốt, giảm cân, thiếu máu, vàng da… nên được sử dụng thuốc chống viêm, tăng cường dinh dưỡng, điều trị thiếu máu và loại bỏ phù nề, thậm chí sẽ có trường hợp quá nặng được chỉ định phẫu thuật. Sau khi điều trị, các triệu chứng toàn thân do ký sinh trùng sẽ được khắc phục và dần biến mất hoàn toàn.
Thực phẩm cần tránh trong mùa dịch Covid-19 và lựa chọn thay thế
Để có tăng sức đề kháng trong mùa dịch, việc xác định các loại thực phẩm nên tránh hoặc cần bổ sung cho cơ thể là rất quan trọng.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, người dân cần lưu ý lựa chọn thực phẩm thông minh.
Những thực phẩm cần tránh
Mặc dù nguồn gốc lây nhiễm virus corona chủng mới từ người động vật sang người vẫn đang tiếp tục được làm rõ, các chuyên gia trong và ngoài Trung Quốc cảnh báo việc tiêu thụ động vật hoang dã có nguy cơ lây nhiễm virus. Nhiều nghiên cứu mới đây cũng xếp dơi, rắn, chuột vào nhóm có khả năng là nguồn lây lan Covid-19.
WHO khuyến cáo người dân không ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là rắn, dơi, chuột vốn rất được ưa thích ở Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Nam Á.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch, người dân cần lưu ý lựa chọn thực phẩm thông minh.
Ngoài ra, các loại đồ ăn tươi sống như tiết canh, hải sản sống, gỏi cá cũng không nên đưa vào bữa ăn trong mùa dịch vì chúng có thể mang mầm bệnh, ký sinh trùng lên bàn ăn của gia đình.
Tiết canh là một trong những món ăn được tiêu thụ ngay lập tức sau khi được lấy ra từ cơ thể động vật mà không qua bất kỳ bước sơ chế nào. Thực tế, cơ chế lấy nhiễm Covid-19 trên động vật và con người chưa được làm rõ bởi vậy vi khuẩn, ký sinh trùng, thậm chí là virus có thể sẽ ẩn mình trong máu của các loài động vật này.
Trong khi đó, các loại gỏi cá, đặc biệt là cá nước ngọt, có thể khiến người ăn bị nhiễm các loại sán như sán ruột nhỏ, sán lá gan nếu không qua xử lý nhiệt.
Các món hải sản như hàu vắt chanh, hay sushi, sashimi, các loại hải sản có thể ăn sống như mực, bạch tuộc dễ mang theo mầm bệnh lây nhiễm cho con người khi chỉ được sơ chế với nước hoặc muối.
Các lựa chọn thay thế đảm bảo dinh dưỡng
Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chúng ta có thể lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đương như hải sản cá béo, thịt bò, thịt lợn.
Thị bò chứa hàm lượng kẽm cao có lợi cho việc phòng chống một số chứng bệnh do virus gây ra. Kẽm hỗ trợ cơ thể tạo ra bạch cầu giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người.
Trong khi đó, thịt gà chứa nhiều chất bổ, vị ngọt, tính ấm, ngăn ngừa tích nước trong người. Các loại thủy hải sản có vỏ như nghêu, cua, sò, hàu, tôm hùm cũng là một lựa chọn rất giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm đều rất có lợi cho sức khỏe.
Cá cũng là thực phẩm được Bộ Y tế đưa vào danh sách các thực phẩm nên sử dụng trong mùa dịch này. Cá giàu đạm, dễ tiêu hóa, thuộc nhóm thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch. Vitamin Q và Omega-3 trong cá làm giảm viêm, tăng hoạt tính của bạch cầu, đại thực bào, bảo vệ vi khuẩn, virus. Đây đều là các loại thức ăn bổ dưỡng, dễ làm, đa dạng cách chế biến.
Ngoài ra, bổ sung những loại gia vị như tỏi, hành hoặc hạt nêm Knorr cho các món chiên, xào, canh, chay trong bữa cơm hàng ngày cũng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị người dân nên chọn mua các thực phẩm được công nhận bởi các tổ chức uy tín như VietGAP để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng của thực phẩm.
Theo zing.vn
Bác sĩ gắp ra một con giun 38mm từ amidan của một phụ nữ, nguyên nhân là do cô đã ăn món ăn phổ biến nhiều người thích Theo thông tin đưa trên trang New York Post, vụ việc gây sốc xảy ra vào đầu năm nay nhưng chỉ được báo cáo và công bố tại Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 7. Các bác sĩ tại Bệnh viện Quốc tế St. Luke ở Tokyo đã gắp ra một con giun 38mm...