Án phạt của EU giáng vào Google sẽ làm tình trạng phân mảnh của Android tồi tệ hơn nữa
Không chỉ làm giá smartphone Android ở châu Âu tăng lên, quyết định của EU còn làm tính phân mảnh trong hệ sinh thái này thêm trầm trọng.
Như một hệ quả từ án phạt trị giá 5 tỷ USD của Liên minh châu Âu vào đầu năm nay, Google đang thực hiện các thay đổi cơ bản đối với cách Android hoạt động bên trong châu Âu.
Dưới đây là một số điểm thay đổi chính:
- Các nhà sản xuất smartphone muốn chạy Android trên thiết bị của mình sẽ không còn buộc phải cài đặt độc quyền gói ứng dụng của Google ( Chrome và Search) để được truy cập vào cửa hàng ứng dụng Google Play Store nữa.
- Ngược lại, giờ đây Google sẽ tính phí cấp phép với các nhà sản xuất điện thoại cho gói ứng dụng của họ, bao gồm Play Store, Gmail, YouTube, và Google Maps. Các ứng dụng Google Search và Chrome sẽ được tính phí riêng.
- Điều đó có nghĩa các nhà sản xuất smartphone có thể lựa chọn cài đặt trước ứng dụng của Google hoặc của các công ty cạnh tranh với họ.
- Họ cũng được tự do tạo ra các phiên bản Android fork không tương thích và vẫn được truy cập vào ứng dụng Google, trong khi trước đây, những bản Android fork này bị chặn truy cập vào cửa hàng ứng dụng Play Store.
Cho đến khi các thay đổi này thực sự có hiệu lực, rất khó biết chính xác điều này sẽ tác động như thế nào đến người tiêu dùng, tuy nhiên chúng ta có thể hình dung ra một số kịch bản của sự việc này:
Video đang HOT
Điện thoại Android tại châu Âu sẽ đắt hơn
Năm ngoái, khi Liên minh châu Âu EU lần đầu áp đặt án phạt cho Google, các chuyên gia pháp lý đã cảnh báo rằng điều này sẽ làm những chiếc smartphone Android sẽ trở nên đắt đỏ hơn.
Để hiểu tại sao những chiếc Android lại đắt hơn vì án phạt này, điều quan trọng cần nhớ rằng, quảng cáo tìm kiếm là cỗ máy kiếm tiền chủ yếu của Google trên desktop và di động. Hơn nữa, doanh thu quảng cáo trên di động đang ngày càng quan trọng hơn khi người dùng đang sử dụng điện thoại nhiều hơn.
Android vẫn được cung cấp miễn phí là vì Google đã yêu cầu các nhà sản xuất smartphone cài đặt trước ứng dụng Google Search, để đảm bảo họ sẽ kiếm được các khoản tiền lớn từ quảng cáo tìm kiếm trên mobile. Nhờ vào án phạt của EU, nguồn doanh thu gần như được đảm bảo đó sẽ bị đe dọa và Google phải tìm cách khác để bù đắp khả năng kiếm tiền từ Android.
Bản thân việc tính phí Android không có gì hợp lý cả – lợi ích của Google đến từ việc biến hệ điều hành này càng phổ biến càng tốt. Do đó các thỏa thuận tính phí cấp phép chỉ dành cho các ứng dụng phổ biến.
Các nhà sản xuất điện thoại sẽ nhận ra rằng, khách hàng của mình vẫn muốn truy cập vào các dịch vụ của Google như Maps và Search, và vì vậy họ sẽ phải miễn cưỡng chấp nhận trả phí. Khi chi phí đó bị chuyển thành giá bán vào cho khách hàng, người tiêu dùng sẽ thấy giá của các smartphone Android tăng lên.
Nhưng điều này phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Một trong những điều đó là số lượng các nhà sản xuất smartphone chấp nhận trả phí cho ứng dụng Google, thay vì cài đặt các dịch vụ của đối thủ công ty. Một điều khác là Google có thể loại bỏ việc trả phí cấp phép nếu các nhà sản xuất smartphone đặt ứng dụng Google Search và Chrome trên màn hình chính thiết bị của họ. Nó sẽ làm Google mất thêm một khoản tiền nữa, nhưng có thể giúp đảm bảo thu nhập từ quảng cáo tìm kiếm cho công ty.
Việc phân mảnh trong hệ sinh thái Android sẽ càng tồi tệ hơn
Khi bạn mua một chiếc iPhone, bạn sẽ biết chính xác mình nhận được gì. Nhưng điều đó không được đảm bảo khi bạn mua một chiếc điện thoại Android. Một phần lý do của việc này là vì các nhà sản xuất là người kiểm soát lịch trình cập nhật hệ điều hành cho thiết bị.
Tính phân mảnh là vấn đề đau đầu đối với Google. Điều đó liên quan đến thực tế hiện có rất nhiều smartphone đang chạy các phiên bản Android khác nhau. Đây là một thực tế khó chịu cho các nhà phát triển ứng dụng và bảo mật. Điều này cũng lý giải tại sao những ứng dụng hấp dẫn mới thường có mặt trên iPhone trước khi xuất hiện trên Android.
Theo Genk
Google trình làng công cụ tìm kiếm tập dữ liệu
Google đang áp dụng thử nghiệm công cụ tìm kiếm tập dữ liệu cho cộng đồng khoa học.
Công cụ tìm kiếm tập dữ liệu (Dataset Search) mới ra mắt của Google được kỳ vọng sẽ trở thành bạn đồng hành hữu hiệu với Google Scholar - công cụ tìm kiếm nghiên cứu và báo cáo học thuật hiện tại. Các viện nghiên cứu của các trường Đại học hay các tổ chức chính phủ khi công bố dữ liệu online sẽ cần thêm các metadata tags (các tags siêu dữ liệu) ở trang web để cung cấp mô tả về dữ liệu, bao gồm các thông tin về tác giả, thời gian công bố, cách thức dữ liệu được thu thập... Những thông tin này sau đó sẽ được sắp xếp lại theo thứ tự thành mục lục trên Dataset Search.
Phát biểu trong bài phỏng vấn của The Verge, Natasha Noy - một nhà khoa học nghiên cứu tại Google AI, người đã góp phần tạo nên Dataset Search - chia sẻ về mục tiêu hợp nhất 10.000 kho dữ liệu online: "Chúng tôi muốn dữ liệu được chia sẻ nhưng không bị di chuyển mà ở nguyên tại nơi đang lưu giữ".
Hiện tại, các tập dữ liệu công khai khá rời rạc. Mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau lại có kho dữ liệu riêng. Điều này xảy ra tương tự với các kho dữ liệu của chính phủ hay chính quyền địa phương. Natasha Noy cho biết thêm: "Các nhà khoa học chia sẻ rằng họ biết chính xác nơi tìm kiếm dữ liệu cho lĩnh vực của họ nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khi bước ra khỏi lĩnh vực thế mạnh của mình, họ sẽ gặp khó khăn".
Noy lấy ví dụ về cuộc trò chuyện mới đây với một nhà nghiên cứu khí hậu. Cô than phiền với Noy rằng mình đang tìm kiếm tập dữ liệu về nhiệt độ đại dương cho một nghiên cứu sắp tới nhưng không thể thấy. Mãi đến khi tình cờ gặp một người đồng nghiệp ở một buổi hội thảo, cô mới biết dữ liệu mình cần được lưu giữ ở đâu. Cũng chỉ đến lúc đó cô mới có thể tiếp tục nghiên cứu của mình.
"Thậm chí đó không phải là một kho dữ liệu quý hiếm đặc biệt" - Noy nhấn mạnh - "Tập dữ liệu được ghi chép và lưu giữ ở một nơi khá nổi tiếng nhưng vẫn rất khó để tìm thấy".
Ví dụ cho kết quả tìm kiếm về báo cáo thời tiết bằng Google Dataset Search
Trong lần ra mắt đầu tiên, Dataset Search sẽ bao gồm các chủ đề khoa học môi trường, khoa học xã hôi, dữ liệu chính phủ và các tập dữ liệu từ những viện tin tức như ProPublica. Tuy nhiên, nếu ứng dụng này trở nên phổ biến, lượng dữ liệu thu thập được sẽ tăng lên nhanh chóng bởi các viện nghiên cứu và các nhà khoa học sẽ tranh nhau chia sẻ thông tin của họ.
Jeni Tennison - CEO của Viện nghiên cứu Dữ liệu mở (ODI) - cho hay: "Tìm kiếm tập dữ liệu luôn khó khăn nhưng tôi hy vọng sự tham gia của Google sẽ giúp điều này trở nên dễ dàng hơn".
Theo Tennison, để tạo một công cụ tìm kiếm hiệu quả, cần phải nắm rõ hai điều. Thứ nhất là cần xây dựng một hệ thống thân thiện với người dùng. Thứ hai, cần tìm hiểu tâm lý hành vi hay ý định của người dùng khi họ gõ các cụm từ cụ thể để tìm kiếm. Google biết cách thực hiện cả hai điều trên.
Thật vậy, Tennison chia sẻ, lý tưởng nhất là Google sẽ công bố hướng dẫn cách vận hành của Dataset Search. Mặc dù các metadata tags sẽ công khai nguồn dữ liệu được công bố, các công cụ lấy dữ liệu tự động vẫn là một tiêu chuẩn mở, nghĩa là bất kỳ đối thủ nào, ví dụ như Bing hay Yandex, đều có thể phát triển một dịch vụ cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm phát triển nhanh nhất chỉ khi một lượng người dùng đáng kể cùng chia sẻ dữ liệu của họ.
"Điều cơ bản và quan trọng nhất là phải hiểu cách mọi người tìm kiếm thông tin" - Tennison nói - "Nếu chúng ta muốn hiểu được cách mọi người tìm kiếm thông tin và khiến thông tin dễ dàng được tìm thấy, sẽ thật tuyệt nếu Google chia sẻ dữ liệu của chính họ về điều này".
Theo vtv
Top 10 thương hiệu nổi nhất nước Anh: PlayStation đứng trên Google, Apple đứng đầu Mới đây đơn vị marketing Prophet đã mở cuộc phỏng vấn 11.500 người tiêu dùng tại Anh để đưa ra danh sách Prophet's Brand Relevance Index, nơi những thương hiệu có độ phủ rộng nhất quốc gia này được xếp hạng. Nếu như năm ngoái, PlayStation, thương hiệu console và giải trí của Sony chỉ đứng thứ 9, thì năm nay với hàng...