Ăn ốc sên bị viêm não
Để giúp bạn đọc hiểu biết nguy cơ viêm não do ăn ốc sên và cách phòng tránh, xin giới thiệu bài viết sau đây giải thích cơ chế vì sao con người bị viêm sao sau khi ăn ốc sên.
Một nạn nhân của ốc sên
Từ đầu tháng 7/2014, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận một số người bị viêm não do ăn ốc sên. Nhưng đây không phải lần đầu, từ trước đến nay, đã có nhiều người ăn ốc sên phải nhập viện này điều trị viêm não. Thực tế đau lòng: nhiều người dân ăn ốc sên bị viêm não.
BS. Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết: Có trường hợp trẻ bị viêm màng não do nướng ốc sên ăn, cũng có trường hợp chỉ cầm ốc sên chơi và bị nhiễm ký sinh trùng từ ốc này.
Ông nói: “Ốc sên thường bò dưới đất và nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng này vào con vật thì không sao nhưng khi vào cơ thể người, chúng sẽ lên não, tấn công làm tổn thương não. Triệu chứng thường gặp là đau nhức đầu dữ dội, nôn ói, hôn mê. Một số trường hợp sau đợt điều trị để lại di chứng thần kinh, ký sinh trùng có thể gây ra vết sẹo trên não, gây gánh nặng điều trị”.
Ông cũng cho biết: Bình quân mỗi năm, nơi đây tiếp nhận vài chục bệnh nhi bị viêm màng não do nhiễm ký sinh trùng từ ốc sên.
Vì sao ăn ốc sên bị viêm não?
Đường đi của giun tròn gây viêm màng não do ốc sên
Loại ốc sên có thể gây viêm não là do chúng bị nhiễm ấu trùng của giun tròn có tên khoa học là Angiostrongylus cantonensis. Ấu trùng giun tròn nếu còn sống, khi vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công lên não gây viêm não và màng não.
Giun tròn có ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và có phổ biến ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã phát hiện giun tròn phân bố từ Bắc đến Nam, có ở cả người và động vật; trong đó nguồn bệnh chủ yếu là các loại ốc, tôm, cua, cá… bị nhiễm ấu trùng giun tròn.
Người bị nhiễm bệnh chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn phải các loại thức ăn, nước uống bị nhiễm ấu trùng giun tròn chưa được nấu chín kỹ.
Video đang HOT
Con giun tròn trưởng thành có màu trắng đục, dài từ 17 – 25mm, nhỏ như cái tăm, đầu giun tròn, có miệng nhỏ, hơi lõm vào, có 3 răng. Giun tròn thường ký sinh ở động mạch phổi của chuột; trứng giun theo máu đi đến các phế nang và nở ra ấu trùng; ấu trùng bò lên cuống phổi (phế quản), lên họng rồi sang thực quản, đi xuống ruột, theo phân chuột thải ra ngoài.
Từ đất, ấu trùng giun tròn xâm nhập vào ký sinh ở ốc sên. Nếu ấu trùng giun tròn xuống nước thì đến ký sinh ở các loại ốc sống dưới nước và các loài thủy sản khác như tôm, cua, cá. Trong cơ thể ốc, ấu trùng giun biến thành kén. Chuột ăn phải ốc, tôm, cua, cá, rau… có nhiễm ấu trùng giun tròn thì bị nhiễm bệnh. Vào cơ thể chuột, ấu trùng giun sẽ phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở động mạch phổi của chuột.
Người bị nhiễm ấu trùng giun tròn do ăn phải ốc sên hay các loại ốc khác, tôm, cua, cá… hoặc ăn rau sống, uống nước lã có ấu trùng. Ấu trùng giun tròn vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, chúng xuyên qua thành ruột, theo đường máu đến não hoặc đến các phủ tạng khác. Ấu trùng giun tròn gây ra bệnh viêm não, màng não rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.
Khác với ở chuột, ở người, giun tròn chỉ ký sinh ở hệ thần kinh trung ương, không đi đến phổi được nên không thể hoàn thành chu kỳ phát triển. Nhưng trên thực tế, ở nước ta đã gặp trường hợp giun tròn ở phổi của người; ấu trùng giun lạc chỗ vào gây bệnh ở mắt.
Dấu hiệu viêm não, màng não do nhiễm giun tròn
Một người bị viêm não, màng não do nhiễm ấu trùng giun tròn thường có các dấu hiệu như sau: có ăn ốc sên hay các loại ốc khác hoặc ăn tôm, cua, cá chưa nấu chín kỹ. Sau một thời gian, ấu trùng giun tròn xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra triệu chứng viêm não, viêm màng não với các triệu chứng: bệnh nhân bị nhức đầu dữ dội nhưng chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt; một số bệnh nhân bị kích thích màng não.
Bệnh nhân có thể bị liệt mặt, mắt nhìn đôi, rối loạn cảm giác. Có hội chứng não, tâm thần: nói lảm nhảm, mất thăng bằng, mất trí nhớ, hôn mê… Xét nghiệm thấy: bạch cầu ái toan tăng cao trong dịch não tủy và trong máu. Protein trong dịch não tủy cũng tăng.
Điều trị sớm là quan trọng
Nếu phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng bị viêm màng não, viêm não như đã nêu trên, cần phải đến khám ngay ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các loại thuốc có thể dùng để diệt ấu trùng giun tròn là: thiabendazole là loại có hiệu lực cao đối với ấu trùng giun mới xâm nhập vào cơ thể. Nếu đến giai đoạn muộn, phải điều trị triệu chứng kết hợp với thuốc corticoid.
Lời khuyên của bác sĩ
Thực tế ở nước ta, bệnh nhân bị viêm não, màng não do nhiễm ấu trùng giun tròn chủ yếu do ăn ốc sên, vì vậy, biện pháp phòng tránh quan trọng nhất là mọi người dân không ăn ốc sên. Đồng thời, cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: không nên ăn ốc, tôm, cua, cá… còn sống hoặc chưa nấu chín kỹ.
Không ăn hoặc hạn chế ăn rau sống, nhất là rau trồng dưới nước như rau muống, rau cần, rau ngổ (ngò trâu), rau răm, sen, súng…Không uống nước lã, nước đá nguồn gốc không bảo đảm vì đá có thể làm từ nước chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng giun.
Tích cực diệt chuột bằng mọi phương pháp để tránh nguy cơ chuột sống gần khu dân cư thải phân lẫn mầm bệnh ra môi trường sống; Không nên tắm ở ao, hồ, sông, suối, đặc biệt không để nước xâm nhập vào miệng, mũi khi tắm rửa ở những nơi này.
Theo SKĐS
Sống giữa thủ đô vẫn bị giun bò khắp người
Những con ấu trùng thải ra từ phân động vật rất dễ bám vào các loại thực phẩm như rau sống hay chui vào cơ thể người qua việc tiếp xúc trực tiếp qua da.
Hình ảnh giun bò dưới da bụng của bệnh nhân.
Hoảng vì ấu trùng chu du trên da
Mấy ngay nay, anh Trương Thanh Hải trú tại Triều Khúc, Hà Nội thấy tay anh xuất hiện các đường gân lạ nổi lên ở cổ tay. Anh Hải để ý mỗi ngày đường gân ấy lại chạy một địa điểm. Anh Hải hoảng hốt khi hình lạ có thể thay đổi chiều đi và hình dáng lúc thẳng lúc cong. Đường gân lạ khiến anh Hải thấy ngứa ngáy khó chịu.
Anh Hải đi khám ở một phòng khám tư, bác sĩ không biết chứng bệnh gì, chỉ biết khuyên anh nên đến bệnh viện lớn khám. Anh vào khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận anh Hải bị chứng bệnh giun xoắn, một loại ấu trùng chui vào da qua vết thương hở.
Cách đây không lâu trận mưa lớn khiến gia đình chị Hạnh (Tân Mai, Hà Nội) bị ngập. Khi nước ngập rút đi chị Hạnh và cả nhà ngứa ngáy vì chứng nấm da. Điều khó chịu nhất là trên da chị nổi lên những đường loằn ngoằn.
Quá hoảng sợ chị đến bệnh viện khám thì được bác sĩ cho biết chị bị ấu trùng di chuyển tấn công. Xét về tiền sử bệnh, chỉ có thể là do trận mưa lớn khiến nhà chị bị ngập, ấu trùng đã tiếp xúc với da và tự chui vào da để ký sinh.
Chị Bùi Thị Thảo nhân viên vệ sinh của công ty quản lý cây xanh Hà Nội cho biết công việc của chị thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa và nhặt cỏ cho cây xanh ở khu vực quận Cầu Giấy. Mấy tháng trước, chị Thảo cũng bị hiện tượng ấu trùng chui vào da qua tay khi chị tiếp xúc với đất.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Bệnh viện Da Liễu Trung ương, bệnh nhiễm ấu trùng di chuyển này rất hiếm gặp. Theo hồ sơ ông ghi chép tại Hà Nội, trong những năm trở lại đây, ông gặp nhiều hơn ở các bệnh nhân bị ấu trùng di chuyển dưới da. Ông đã gặp cả bệnh nhân bị ấu trùng tấn công lên môi khiến môi sưng vù với những vết gờ thay đổi hình thù liên tục.
Giun bò dưới da tay gây ngứa và viêm nhiễm khi người bệnh gãi nhiều.
Ấu trùng này chủ yếu sinh sống trong chó và mèo. Khi chất thải của chó mèo ra ngoài môi trường thì ấu trùng vẫn không bị chết mà lan tỏa trong đất. Nếu gặp người có da tay, da chân bị thương, chúng sẽ tự chui vào. Vùng dễ bị nhiễm ấu trùng là bàn chân, bàn tay, vùng da dưới chân hoặc mông nếu có tiếp xúc trực tiếp với vùng đất ẩm.
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nổi mẩn, gây ngứa dưới da. Bệnh nhân không nên gãi có thể gây nhiễm trùng, hóa mủ là cơ hội cho các bệnh khác xâm nhập. Ấu trùng di chuyển đến đâu thì gây ngứa đến đó. Nếu người bệnh chú ý lâu sẽ để ý rõ sự di chuyển chậm chạp của chúng, đôi khi chúng còn ngóc đầu lên như một con sán. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng không thể sinh sản được nên không tạo ra ổ bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thành cho rằng bệnh rất dễ gây lo sợ nhưng dễ chữa. Nếu khi phát hiện bị nhiễm ấu trùng di chuyển người bệnh chỉ cần uống thuốc giun là ấu trùng sẽ chết. Nhiều trường hợp ấu trùng sẽ tự bị cơ thể tiêu diệt và biến mất.
Nếu bệnh nhân phát hiện ra mình mắc phải ấu trùng này không nên hoang mang khi ấu trùng chui dưới da vì ấu trùng này rất lành tính.
Viêm não vì ấu trùng chui vào não
Trước đó, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị viêm não do ấu trùng giun từ món nem chua. Theo người nhà bệnh nhân sau nhiều ngày sốt và buồn nôn, đau đầu, bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ. Bệnh viện tỉnh nghi ngờ bị viêm não nên đưa bệnh nhân ra tuyến trung ương.
Sau khi tiến hành các xét nghiệm bác sĩ cho biết chị Thoa bị viêm não do giun đũa chó. Người nhà của bệnh nhi khẳng định trước khi bị ốm, bệnh nhân có ăn nem chua với rau sống. Bác sĩ nghi ngờ ấu trùng có trong các thức ăn chưa được nấu chín.
Ngày nay, thói quen ăn rau sống với các thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, chạo, tiết canh là nguy cơ tiếp sức cho các ấu trùng tấn công vào cơ thể.
Giun đũa chó sống ký sinh và phát triển trong ruột chó, mèo. Trứng theo phân ra ngoài, người nuốt phải trứng do vuốt ve hay ôm chó, mèo hoặc chó, mèo phóng uế bừa bãi làm phát tán trứng trong môi trường. Khi vào cơ thể người, ấu trùng giun theo đường máu chu du đến khắp nơi như não, mắt, gan, phổi... và gây ra các triệu chứng bệnh ở các cơ quan này.
Để tránh mắc phải căn bệnh gây hoảng sợ này, bác sĩ khuyến cáo nên thường xuyên tẩy sán cho chó và mèo nuôi trong nhà. Khi đó ấu trùng đã chết từ trong bụng của chúng nên khi ra môi trường không còn sợ ảnh hưởng, sinh sản.
Khi tiếp xúc với đất, nước bẩn cần đeo găng tay, nên đi ủng bảo vệ khi ra đồng. Đối với trẻ nhỏ không nên cho chúng ngồi trực tiếp dưới đất, đi chân đất... có thể nhiễm ấu trùng.
Theo Infonet
Cứu sống bé bị viêm não do sởi biến chứng Bị biến chứng viêm não do sởi, nhiều lần các bác sĩ tưởng bé Trường Nam, 9 tháng tuổi, không qua khỏi, thậm chí gia đình còn xin về. Nhưng sau hơn một tháng điều trị, bé đã có thể xuất viện. Bé Nam đã khỏe mạnh và có thể xuất viện. Ảnh: Phương Trang. Hiện sức khỏe bé Nam (ở Từ Sơn,...