Án oan sai ngày càng gia tăng và phức tạp
Theo đánh giá của Đoàn Luật sư TP Hà Nội, oan sai chủ yếu xuất phát từ giai đoạn điều tra.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, mới đây Đoàn Luật sư (LS) TP Hà Nội đã có văn bản gửi Liên đoàn LS Việt Nam để cung cấp thông tin cho Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về tình hình oan sai và bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Trong văn bản, Đoàn LS TP Hà Nội đã thống kê 47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà LS của đoàn từng trợ giúp pháp lý từ 1.10.2011 đến 30.9.2014.
LS Lê Đức Bình (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội) cho biết: “47 vụ án có dấu hiệu oan sai mà Đoàn LS TP Hà Nội thống kê chỉ mang tính ước lệ, chưa đầy đủ. Nếu thật đầy đủ thì chắc chắn các vụ án có dấu hiệu hoặc về bản chất là oan sai sẽ nhiều hơn! Việc nắm các vụ án có dấu hiệu oan sai chủ yếu là qua các báo cáo cụ thể của các tổ chức hành nghề LS và các LS thành viên. Phản ánh án oan sai từ các thành viên của đoàn, từ khách hàng, công luận cho thấy tình hình oan sai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn”.
Thu thâp chưng cư con kho khăn
. Có vụ việc oan sai nổi cộm nào mà LS của Đoàn LS TP Hà Nội đi đến cùng chưa, thưa ông?
Năm 2014, Đoàn LS TP Hà Nội có điểm mới là phản ánh oan sai theo cả kênh lãnh đạo đảng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Nhờ vậy, chúng tôi tiếp thu được nhiều phản ánh của các LS là đảng viên về các vụ án có dấu hiệu oan sai. Và sau đó chúng tôi gửi văn bản phản ánh đến các cơ quan tố tụng. Nghị quyết Trung ương 4 yêu cầu chúng tôi phải giám sát quá trình truy tố và xét xử. Tuy chưa có vụ án nào chúng tôi làm được cho đến cùng, tức là trả lại công bằng cho đương sự nhưng cũng đã có những trả lời xác đáng, những cách giải quyết hợp lý, thay đổi nhận thức của các cơ quan tố tụng.
. Thưa ông, Đoàn LS TP Hà Nội dựa trên cơ sở nào để kết luận các vụ án có dấu hiệu oan sai?
Chúng tôi dựa vào chứng cứ ở tất cả khâu là điều tra, truy tố và xét xử nhưng oan sai chủ yếu xuất phát từ giai đoạn điều tra. Trong truy tố, dù theo luật, VKS ngoài chức năng buộc tội còn có một chức năng nữa là gỡ tội nhưng thực tế cho thấy xu hướng buộc tội vẫn là chủ yếu. Điều này khác với thực tế tố tụng ở các nước khác.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Chấn – một người bị oan nổi tiếng – trong ngày được trả tự do. Ảnh: VIẾT THỊNH
Do ảnh hưởng của tham nhũng
. Hiện LS còn gặp khó khăn gì trong việc tham gia tố tụng để hạn chế oan sai, thưa ông?
Thực tế ở Việt Nam, LS rất khó khăn trong thu thập chứng cứ. Các LS, với kinh nghiệm của mình, hoàn toàn có khả năng xác lập chứng cứ. Nhưng công tác xác lập chứng cứ đang gặp nhiều rào cản. Chính vì vậy, trong hoạt động bào chữa và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng cũng còn có những hạn chế. Mặt khác, ở nước ta cơ quan tố tụng thường dựa vào bản cung để xét xử là chính, trong khi ở các nước khác người ta trọng chứng hơn trọng cung.
Chúng tôi đang kiến nghị với các cơ quan chức năng phải bãi bỏ việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa vì đây là “giấy phép con” trong khi quyền bào chữa của LS đã được luật quy định. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xác lập chứng cứ của LS để việc xem xét các vụ án đi theo hướng trọng chứng hơn trọng cung. Nếu thực hiện được những điều này, việc phát hiện ra các vụ án oan sai sẽ sớm hơn, có tính chất phòng ngừa hơn và tỉ lệ án oan sai trong tương lai sẽ giảm đi.
. Ông nghĩ thế nào về hiệu quả cụ thể của việc thống kê án oan sai, thưa ông?
Hoạt động này sẽ giúp các cơ quan chức năng nhận thức rõ được tình trạng oan sai. Các cơ quan tố tụng sẽ phải tự đánh giá, phát hiện ra quá trình điều tra của mình đã khách quan chưa, quá trình truy tố đã đúng chưa và việc xét xử đã công bằng chưa. Các hoạt động tổng thể này sẽ bổ trợ cho nhau bởi thật ra oan sai mấu chốt là “tại nhân”. Một mặt, một số cá nhân trong các cơ quan tố tụng không tự bồi dưỡng đạo đức, đào sâu nghiệp vụ. Mặt khác, họ chưa thắng được những cám dỗ do tiêu cực xã hội. Tôi cho rằng oan sai bắt nguồn từ tiêu cực xã hội và nhất là do ảnh hưởng của tham nhũng. Nếu mỗi cá nhân biết tự nâng cao trình độ, có lòng tự trọng, có phẩm chất tốt, chống lại được cám dỗ thì tình trạng oan sai chắc chắn không đến mức như chúng ta đang thấy.
. Xin cam ơn ông.
Cán bộ làm oan chưa bị xử lý nghiêm minh
Theo LS Nguyễn Hoàng Tiến (Đoàn LS TP Hà Nội), có ba điều kiện để ngăn chặn oan sai: Thứ nhất là đạo đức của người có thẩm quyền, thứ hai là trình độ của người có thẩm quyền, thứ ba là tinh thần trách nhiệm, mẫn cán với công việc.
Bên cạnh đó, LS Tiến cũng cho rằng tuy BLHS hiện hành có hẳn một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng trên thực tế, những người tiến hành tố tụng có sai phạm mà bị xử lý nghiêm minh là rất ít. Chính vì thế, những người thực thi pháp luật lại càng coi thường pháp luật, làm gương xấu cho những cán bộ khác.
LS Tiến cũng nhận định vai trò của các cơ quan giám sát ở tầm vĩ mô như Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội cần phải được đẩy mạnh. Ngoài ra một lực lượng giám sát quan trọng khác nữa là LS. “Nếu LS được tôn trọng, được tạo điều kiện theo đúng quy định của pháp luật thì các vụ oan sai sẽ giảm đi rất nhiều” – LS Tiến khẳng định.
Theo Đặng Trung – Chân Luận (Pháp luật TP.HCM)
Tùy mức độ phạm tội mà áp dụng biện pháp ngăn chặn
Theo quan điểm của các chuyên gia, tuỳ tội, tuỳ tính chất hành vi phạm tội mà áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam hay mở rộng áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền...
Ông Hồ Quốc Thái, nguyên Phó viện trưởng Viện phúc thẩm 1 (VKSNDTC): Đối với những đối tượng lưu manh, côn đồ, việc sử dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam là cần thiết. BLTTHS cũng quy định rõ, tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS áp dụng đối với người bị bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn họ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hay cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Ông Hồ Quốc Thái, nguyên Phó Viện trưởng viện Phúc thẩm 1 (VKSNDTC).
Tôi đồng tình với đề xuất cơ quan tố tụng nên bớt lạm dụng tạm giữ, tạm giam để thay thế bằng các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền... nhằm đảm bảo quyền con người. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền chỉ nên áp dụng với những trường hợp nhất thời phạm tội và phạm tội ít nghiêm trọng. Theo tôi, phải chia thành các miền nghiên cứu cụ thể để áp dụng, đó là bắt khẩn cấp, bắt quả tang và bắt tạm giam.
Bắt để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Từ đó, cần quy định cụ thể về việc lựa chọn hình thức tạm giữ, tạm giam hay bão lĩnh, đặt tiền.
Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người bị tạm giữ, tạm giam, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự và bảo đảm sự nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật, một số ý kiến cho rằng cần mở rộng phạm vi bào chữa, quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó, cần quy định rõ cơ chế giám sát việc tạm giữ, tạm giam, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giám sát định kỳ và đột xuất nhằm ghi nhận được tình trạng thực tế của nơi giam giữ. Tôi cũng đề xuất xem xét nên chăng giao cho một cơ quan chuyên trách quản lý trại giam hoàn toàn độc lập với cơ quan tiến thành tố tụng để bảo đảm khách quan, tránh vụ oan sai từ bức cung, nhục hình và các vi phạm quyền khác của người bị tạm giữ, tạm giam.
Luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng văn phòng Luật sư An Phát Phạm: Đừng để quy định chỉ nằm "trên giấy"
Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS áp dụng đối với người bị bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Đó là biện pháp tối cần thiết. Tuy nhiên, tôi đồng tình với quan điểm không nhất thiết mọi trường hợp đều áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam, tạm giữ. Có những trường hợp khi xét về nhân thân, điều kiện cụ thể xác định họ không trốn hoặc không thể trốn, cũng như không có những hành vi khác cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì có thể cho bảo lĩnh, đặt tiền.
Trên thực tế, Điều 92, 93 BLTTHS đã có quy định cụ thể về các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm... nhưng trên thực tế chưa được áp dụng theo đúng mục đích khi xây dựng luật. Các nhà làm luật đã tính đến từng trường hợp cụ thể, nhưng trên thực tế cũng có tình trạng nảy sinh tiêu cực, "bôi trơn" để được áp dụng biện pháp đặt tiền. Thế nên, chúng ta không thể đưa ra quy định chung chung, quy định trên giấy mà phải được áp dụng vào thực tế.
BLTTHS hiện hành đang xác định đối tượng có thể bị tạm giam theo tính chất của tội phạm. Yếu tố này chưa phản ánh hết các vấn đề của bị can, bị cáo có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi lẽ không phải trường hợp nào phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng cũng có hoạt động cản trở điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ngược lại, không ít người phạm tội ít nghiêm trọng nhưng lại có hành vi chống đối, cản trở hoạt động tố tụng. Vì vậy, cần sửa đổi BLTTHS theo hướng xác định điều kiện tạm giam căn cứ vào nhân thân và điều kiện hoàn cảnh của bị can, bị cáo cùng những hành vi phạm tội cụ thể của họ.
Chúng ta không nên chỉ tính đến các quy định mới mà không có biện pháp thực hiện khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Theo tôi, cần giải thích kỹ cho người bị tạm giam, tạm giữ quyền của họ. Đồng thời, bổ sung quyền im lặng trong BLTTHS trong trường hợp người bị tạm giam, tạm giữ có yêu cầu cần có sự chứng kiến của luật sư hay người giám hộ, người bào chữa khác. Có như vậy mới tránh được tình trạng ép cung, mớm cung, dùng nhục hình và như vậy mới tránh được sai sót trong giai đoạn điều tra.
Cần quy định cụ thể điều kiện đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh
Việc mở rộng áp dụng các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, theo các chuyên gia pháp lý, cần có quy định cụ thể điều kiện đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh, quy định chế tài phạt tiền áp dụng đối với người nhận bảo lĩnh trong trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn. Đối với biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm thì cần sửa quy định theo hướng chỉ quy định đặt tiền, không quy định đặt tài sản nhằm nhanh chóng áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.
ANH VĂN - NGÂN GIANG - VŨ PHƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Điều 'mờ ám' trong vụ Huyền Như: Nuốt ngàn tỉ, chỉ thu hồi trăm tỉ Thu lợi bất chính 1.186 tỉ đồng, tòa sơ thẩm chỉ tuyên thu hồi 150 tỉ! Trước đó tòa xét hỏi cả các bị cáo cho vay nặng lãi không có kháng cáo sau khi xử sơ thẩm để làm rõ số tiền đã thu lợi bất chính trong vụ án. Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Thị Lành khai từ tháng 3-2008...