Án oan Huỳnh Văn Nén: TAND tỉnh Bình Thuận lần thứ 5 mời thương lượng
TAND tỉnh Bình Thuận vừa có thư mời người đại diện cho ông Huỳnh Văn Nén đến thương lượng bồi thường oan sai. Trong lần thương lượng thứ 4, toà Bình Thuận bất ngờ hạ mức bồi thường đã công nhận trước đó từ hơn 10 tỷ đồng xuống còn 2,6 tỷ đồng.
Trong lần thương lượng thứ 4, TAND tỉnh Bình Thuận bất ngờ hạ số tiền bồi thường cho gần 17 năm ngồi tù oan của ông Huỳnh Văn Nén từ hơn 10 tỷ đồng xuống còn khoảng 2,6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thận (ngụ thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), người đại diện hợp pháp của ông Huỳnh Văn Nén (bị oan sai trong 2 vụ án gây) cho biết, TAND tỉnh Bình Thuận vừa thông báo mời ông Huỳnh Văn Nén và đại diện cùng các luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Huỳnh Văn Nén tiếp tục thương lượng lần thứ 5 vào ngày 14/11.
“Hy vọng đây là lần thương lượng cuối cùng theo hướng tạo thuận lợi cho người bị oan sai và được áp dụng tương tự như đã bồi thường cho vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn”, ông Nguyễn Thận chia sẻ.
Trước đó, TAND tỉnh Bình Thuận cùng ông Huỳnh Văn Nén cũng đã thương lượng 4 lần, nhưng chưa tìm được tiếng nói chung về số tiền bồi thường. Cụ thể, ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 7 khoản, tương đương 18 tỷ đồng, cho hơn 15 năm ngồi tù oan, gồm: Tổn hại tinh thần cho ông Nén, chi phí nhờ luật sư, thu nhập thực tế bị mất, tiền thăm nuôi, tổn hại sức khỏe, chi phí kêu oan và tổn thất tinh thần, danh dự nhân phẩm cho cha mẹ vợ con.
Trong lần thương lượng thứ 3 vào 31/8, ông Nén đồng ý hạ mức yêu cầu bồi thường xuống còn hơn 14 tỷ đồng, còn TAND tỉnh Bình Thuận chấp nhận con số 10,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ở lần thương lượng lần thứ 4 ngày 14/10, hai bên vẫn thống nhất mức bồi thường cho 4 khoản là 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, những khoản còn lại bất ngờ bị tòa bác bỏ dù những lần trước đã gần đạt mức thỏa thuận.
“Người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén đã trải qua 4 lần thương lượng bồi thường oan sai với TAND tỉnh Bình Thuận, tuy nhiên hai bên chưa đạt được thoả thuận cuối cùng.
Tại buổi thương lượng thứ 4, TAND tỉnh Bình Thuận đề nghị ông Nén và gia đình cung cấp số tài khoản và nhận ứng trước 2,6 tỷ đồng, các khoản còn lại hai bên sẽ tiếp tục đàm phán sau. Phía gia đình ông Nén không đồng ý đề nghị này của Toà án tỉnh Bình Thuận. Hiện việc thương lượng giữa hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Video đang HOT
Liên quan đến việc bồi thường oan sai, ngày 20/10, gia đình ông Huỳnh Văn Nén đã có đơn cầu cứu gửi đến bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Sau đó, vào chiều 27/10, thảo luận về dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đã đề nghị Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao xem xét lại việc TAND tỉnh Bình Thuận chỉ chấp nhận bồi thường cho 17 năm ngồi tù oan của ông Huỳnh Văn Nén số tiền 2,6 tỷ đồng.
Theo bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước rất phức tạp và cực kỳ quan trọng nên khi xây dựng phải đảm bảo cân bằng cả hai vế: Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong tham gia hoạt động về hành chính và tố tụng; đảm bảo thúc đẩy hoạt động bình thường của cán bộ, công chức, chức danh tố tụng và cơ quan nhà nước.
“Nếu nghiêng về một trong hai bên thì cũng rất khó. Tôi cho rằng cơ quan soạn thảo (Bộ Tư pháp) phải mời Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND Tối cao để cùng rà soát lại cụ thể, phải rà từng chữ, từng trường hợp cụ thể chứ tôi thấy tờ trình nói một đằng, dự thảo nói một nẻo”- bà Nga nói.
Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – Ảnh Thế Kha.
Bà Nga nhìn nhận: “Vụ ông Chấn xong rồi, nhưng còn vụ ông Nén thì lúc đầu thỏa thuận bồi thường hơn 10 tỷ đồng, nhưng sau đó lại rút xuống còn 2,6 tỷ đồng. Ông Nén đi tù hơn 17 năm thì bây giờ làm sao có đủ giấy tờ để chứng minh thiệt hại? Dự thảo luật này nói khá nhiều đến việc xác minh thiệt hại do thực tế phát sinh, thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm phạm, thu nhập thực tế bị mất, thiệt hại về tinh thần,… Thiệt hại liệt kê khá đầy đủ, nhưng cách tính như thế nào mới là vấn đề. Ông Chấn ngồi tù oan 10 năm bồi thường 7,2 tỷ đồng nhưng tại sao ông Nén ngồi tù 17 năm lại chỉ đề muốn bồi thường 2,6 tỷ đồng?”.
Trong khi đó, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Huỳnh Thanh Cảnh – Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận cho rằng, việc tính toán, xác định mức bồi thường cho ông Nén phải căn cứ quy định của pháp luật. “Mức bồi thường thương lượng lần thứ 3 (trên 10 tỷ đồng) so với lần thứ 4 (2,6 tỷ đồng) có mức chênh lệch khá lớn như vậy có thể do vận dụng pháp luật không chuẩn, không bảo đảm. Tôi cho rằng tòa án với trách nhiệm cơ quan làm oan sai phải có trách nhiệm rà soát lại thật kỹ, vận dụng tối đa để bồi thường thỏa đáng nhất, cao nhất cho ông Nén”, ông Cảnh nói.
Trung Kiên – Thế Kha
Theo Dantri
Ông Huỳnh Văn Nén đã chấp nhận những khoản bồi thường nào?
Sau nhiều lần thương lượng, gia đình ông Nén và TAND tỉnh Bình Thuận đã chấp nhận 4 trong 7 khoản đòi bồi thường (tương đương 2,6 tỷ đồng), nhiều khoản khác hai bên chưa đạt được tiếng nói chung.
Trao đổi với VnExpress, luật sư Phạm Công Út - người bảo vệ quyền lợi cho ông Huỳnh Văn Nén trong giai đoạn giải quyết bồi thường oan sai - cho biết, tổng cộng ông Nén yêu cầu bồi thường 7 khoản, tương đương 18 tỷ đồng, cho hơn 15 năm ngồi tù oan.
Bao gồm: Tổn hại tinh thần cho ông Nén, chi phí nhờ luật sư, thu nhập thực tế bị mất, tiền thăm nuôi, tổn hại sức khỏe, chi phí kêu oan và tổn thất tinh thần, danh dự nhân phẩm cho cha mẹ vợ con.
Trong lần thương lượng thứ 3 vào 31/8, ông Nén đồng ý hạ mức yêu cầu bồi thường xuống còn hơn 14 tỷ đồng, còn TAND tỉnh Bình Thuận chấp nhận con số 10,2 tỷ đồng.
Trong đó, cả tòa án và ông Nén đều chấp nhận mức bồi thường cho 4 khoản tương đương hơn 2,65 tỷ đồng gồm: tổn hại sức khỏe 932 triệu đồng; chi phí nhờ luật sư 172,5 triệu đồng; thu nhập thực tế bị mất 1,184 tỷ và 364 triệu đồng tiền thăm nuôi.
Riêng 3 khoản còn lại là tổn hại sức khỏe, ông Nén yêu cầu bồi thường 3 tỷ đồng tòa chấp nhận mức 2,1 tỷ. Khoản tổn thất về tinh thần và danh dự cho người thân, ông Nén yêu cầu 4,2 tỷ đồng nhưng tòa chấp nhận 3,7 tỷ bởi mẹ ông Nén đã chết nên không được xem xét. Riêng khoản đòi bồi thường chi phí kêu oan, gia đình ông Nén yêu cầu 5,1 tỷ đồng nhưng tòa chấp nhận 1,5 tỷ.
Theo luật sư Út, trong suốt hơn chục năm kêu oan cho ông Nén, người cha già đã bán 3 thửa đất ở quê, người anh rể cũng phải bán 9 hecta đất, còn ông Nguyễn Thận (thầy của ông Nén) cũng bán cả nhà đất cho đi kêu oan cho học trò. Những giấy tờ này cũng được nộp cho tòa để xem xét. Tuy nhiên, do mức bồi thường của hai bên còn chênh nhau nên lần thương lượng thứ 3 bất thành.
Nhiều khoản bồi thường cho ông Nén bị tòa bác trong lần thương lượng thứ 4 khiến ông bức xúc. Ảnh: Phước Tuấn.
Trong buổi thương lượng lần thứ 4 ngày 14/10 do Phó chánh án TAND tỉnh Nguyễn Thị Hiệp Hòa chủ trì, cả hai bên vẫn thống nhất mức bồi thường cho 4 khoản là 2,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, những khoản còn lại bất ngờ bị tòa bác bỏ dù những lần trước đã gần đạt mức thỏa thuận.
Theo kết luận giám định sức khỏe ông Nén bị tổn thương 63%, tòa Bình Thuận chỉ chấp nhận khoản 35 triệu đồng chi phí chữa mắt vì đã có hóa đơn. Những tổn hại khác cơ quan này cho rằng chỉ được xem xét khi phát bệnh và có chứng từ rõ ràng.
Mức bồi thường chi phí kêu oan được tòa ấn định là 12 triệu đồng một năm, tổng cộng chấp nhận bồi thường cho ông Nén và gia đình 200 triệu đồng.
Lần này, yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần, danh dự cho người thân ông Nén không được tòa xem xét. Đại diện cho ông Nén, ông Thận Nguyễn cũng không đồng ý với TAND tỉnh Bình Thuận về việc sẽ tách các khoản đã thương lượng thành (2,6 tỷ đồng) ra để ứng trước. Hiện việc thương lượng giữa hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.
Theo ông Nguyễn Thận, việc toà bất ngờ bác bỏ hết những thỏa thuận trước đó và không chấp nhận bồi thường khoản tổn thất tinh thần cho ông Nén trong "kỳ án" vườn điều khiến ông vô cùng bức xúc, đứng dậy bỏ ra khỏi phòng.
"Kết thúc buổi làm việc tôi có hỏi đại diện tòa Bình Thuận về việc có tiếp tục thương lượng nữa hay không. Chị Hòa nói tòa sẽ có bản hướng dẫn sau. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm tiếp tục giải quyết bằng con đường thương lượng. Việc phải khởi kiện TAND tỉnh để yêu cầu đòi bồi thường oan sai cho một người tù đã chịu quá nhiều mất mát là không có lợi cho cả hai bên", ông Thận nói.
Theo nội dung vụ việc, tháng 4/1998, ông Nén bị cho là dùng đoạn dây thừng làm hung khí giết bà Lê Thị Bông cướp nhẫn vàng. Hơn 2 năm sau TAND Bình Thuận xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Nén tù chung thân về tội Giết người, 3 năm tội Cướp tài sản và 2 năm về tội Cố ý hủy hoại tài sản; tổng hợp hình phạt là tù chung thân.
Trong thời gian bị điều tra vụ án này, ông Nén và 9 người bên vợ bị cáo buộc giết bà Dương Thị Mỹ trong "kỳ án vườn điều" xảy ra 5 năm trước. Do không chứng minh được hành vi phạm tội, 12 năm sau đó cơ quan điều tra phải minh oan cho họ, bồi thường gần một tỷ đồng. Riêng ông Nén đang thi hành bản án chung thân nên không được giải quyết.
Là người duy nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam mang 2 án oan về tội Giết người, cuối năm ngoái, ông Nén được TAND Bình Thuận công khai xin lỗi tại địa phương do cảnh sát tìm được hung thủ giết bà Bông. Hồi tháng 4, ông Nén nộp đơn yêu cầu TAND Bình Thuận bồi thường 18 tỷ đồng do bị kết án oan trong hai bản án.
Chánh án TAND Tối cao sau đó chỉ đạo TAND tỉnh Bình Thuận cần tạo điều kiện và giải quyết theo hướng có lợi cho ông Nén. Những khoản không cần phải hỏi hóa đơn, nếu xét thấy hợp lý nên thỏa thuận.
Hải Duyên
Theo VNE
Mức bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén bị hạ còn 2,6 tỷ đồng Cho rằng nhiều khoản không nằm trong mục quy định, TAND Bình Thuận bất ngờ hạ mức bồi thường cho 15 năm ngồi tù oan của ông Nén từ 10,5 tỷ đồng xuống còn 2,6 tỷ. Ông Nén cho biết sẽ khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi cho mình và gia đình. Ảnh:Phước Tuấn TAND tỉnh Bình Thuận hôm qua có...