Ân oán học đường tích tụ, nữ sinh 15 tuổi đâm chết bạn
“Vợ chồng tôi làm lụng vất vả từ sáng đến tối, thỉnh thoảng thấy cháu về nhà mặt mũi tím bầm, sưng húp, gặng hỏi thì nó mới kể bị “ nhóm G6″ đánh hội đồng. Nếu như những mâu thuẫn của các cháu được nhà trường và chính quyền giải quyết triệt để thì…”
Tần ngần cầm mấy chiếc vòng được tết bằng nilon trên tay với những dòng chữ: “Con mong cả nhà được bình an”, “Bố mẹ tha thứ cho con nhé”, “Con xin lỗi bố, con thương bố nhiều lắm”…, chị Tám – mẹ của Lê Thị Hà Trang (SN 1997, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nguyên học sinh lớp 9B Trường THCS Đồng Tâm, nữ sinh đã gây ra vụ đâm chết cô bạn cùng trường) nghẹn ngào: “Vợ chồng tôi làm lụng vất vả từ sáng đến tối, thỉnh thoảng thấy cháu về nhà mặt mũi tím bầm, sưng húp, gặng hỏi thì nó mới kể bị “nhóm G6″ đánh hội đồng. Nếu như những mâu thuẫn của các cháu được nhà trường và chính quyền giải quyết triệt để thì không đến nỗi cháu Ánh bị đâm chết, và con tôi cũng không phải chịu mức án 9 năm tù”.
Một mình chống lại “G6″
G6 là một nhóm 6 học sinh nữ trong lớp 9A (năm học 2011-2012) gồm: Trần Thị Hoài, Trần Thị Ngọc Lan, Cao Thị Kiều Loan, Phạm Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lương Thị Ngọc Huyền, đều sinh năm 1997, trú tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, (trong đó nạn nhân Phạm Ngọc Ánh là nữ sinh đã bị Lê Thị Hà Trang đâm chết). Theo một số học sinh trong trường kể lại, thì “G6″ thường ăn mặc giống nhau, đi đâu cũng có nhau và coi mâu thuẫn của một người trong nhóm là mâu thuẫn chung của cả nhóm. Mâu thuẫn bắt đầu từ năm học lớp 7, khi Trang còn học chung với nhóm G6 này. Trong một lần chơi tú quỳ, Trang đã mâu thuẫn với một thành viên trong nhóm “đó” là Trần Thị Hoài. “Ân oán” này chính là mấu chốt cho câu chuyện đau lòng diễn ra hai năm sau đó. Và từ đó, Lê Thị Hà Trang bị “G6″ ghét như xúc đất đổ đi. Trang thường bị nhóm này nói xấu và kiếm cớ gây sự.
“Tôi nhớ hôm đó là giáp Tết năm 2010, tôi đi làm về thì thấy cháu Trang đang khóc, trên mặt có nhiều vết cào. Chiếc áo đồng phục của cháu rách hết. Cháu kể với tôi, một bạn trong nhóm “G6″ vứt cặp của con xuống đất cho các bạn khác giẫm lên rồi cả nhóm (có sự trợ giúp của hai người bạn từ Sài Gòn ra chơi) tổng cộng là 8 người, xông vào đánh Trang sưng hết đầu, mặt mũi bị cào xước xát. Tôi lên trường làm um lên. Các thầy cô xin lỗi tôi, hứa là sẽ giải quyết, nhưng sau đó, nhóm “G6″ kia vẫn tiếp tục kiếm cớ gây sự với con tôi” – ông Lê Văn Mỳ – bố của Lê Thị Hà Trang bức xúc nói.
Cũng theo ông Mỳ cho biết thì đích thân ông và con trai (anh trai của Trang) đã nhiều lần rình ở cổng trường để tóm sống nhóm thanh, thiếu niên ở các xã khác được nhờ sang đánh con gái mình. Có lần, phải rình đến ngày thứ ba, ông Mỳ đuổi theo 2 cây số mới tóm được 6 thanh, thiếu niên (trong số khoảng 20 đứa gồm cả trai lẫn gái mang theo dao, tuýp sắt) đang phục trước cổng trường để đánh con gái ông.
“Hôm đó cuối năm 2011, trời rét lắm, tôi lùa chúng nó chạy chối chết, 6 đứa nhao xuống ao trốn, tôi sợ chúng nó chết đuối nên vội vàng nói: “Thôi các cháu ơi lên đi, bác nóng tính thì thế thôi, từ bây giờ, các cháu đừng đánh con gái bác nữa nhé”. 6 cô cậu rét run lập cập từ ao chui lên, ông Mỳ bắt chúng định đưa về Công an xã nhưng chúng rối rít xin ông Mỳ tha cho, vì nếu bố mẹ chúng biết sẽ chết đòn. “Nhà tôi gần trường mà con gái tôi suốt ngày bị đánh, tôi và con trai tôi đi làm từ sáng đến tối, làm sao mà lúc nào cũng canh chừng được” – ông Mỳ vừa nói vừa đưa ra con dao tông sáng loáng mà ông nhặt được của đám thanh thiếu niên đợi đánh con ông trong lúc bỏ chay đã vứt lại.
Có lần, Trang đang bế em ở ngoài sân (thời điểm đó mẹ Trang mới sinh em bé) thì thấy 7 đứa (gồm 3 trai, 4 gái) đi vào hỏi, “Trang có nhà không?”, cô nữ sinh nhanh trí trả lời “không” thì đám kia bỏ đi, chứ nếu không, hôm đó ở nhà một mình, nữ sinh này không biết sẽ bị đám nam nữ kia đánh đập bầm giập đến như thế nào. Theo nhận định của ông Mỳ, nhóm này được nhờ đến để đánh con gái ông. Sự việc này mấy người hàng xóm đều biết.
Lê Thị Hà Trang bị “G6″ ghét đơn giản bởi cái “tội” xinh hơn, nhìn sành điệu hơn và có lẽ cũng bởi tại tính khí của nữ sinh này khá đặc biệt. Theo nhiều học sinh kể lại thì có lần trong giờ học toán, Trang đã “ê” thầy giáo vì dạy sai và từ đó không được lòng các thầy cô cũng như bạn bè, ngoài ra còn vì cái “tội” có ông bố có biệt danh là Mỳ “chập”, Mỳ “chột” (ông Mỳ bị tai nạn lao động bị hỏng một mắt). Theo những khai nhận của Trang sau khi bị Công an bắt, nữ sinh này cho biết, nhóm của Hoài thường gọi Trang là “con cave” và thường xúc phạm tới bố mẹ Trang, khiến Trang uất ức.
Video đang HOT
Mâu thuẫn học đường cần được giải quyết triệt để, trước khi
dẫn đến hậu quả lớn (Ảnh minh họa)
Chuyển lớp cũng vẫn bị đánh
“Hết năm lớp 8, cháu về nhà nói với bố mẹ rằng muốn xin chuyển sang lớp 9B để tách nhóm “G6″ ra, vì lớp 9B toàn học sinh người dân tộc hiền lành. Vợ chồng tôi cứ tưởng không học cùng nhau nữa thì con mình sẽ được yên, ai ngờ cháu vẫn bị một thành viên trong nhóm này rủ bạn bè về chặn ở cổng trường đánh” – ông Mỳ nói. Đến khi ôn thi vào cấp III, Trang nói với bố mẹ xin cho làm con nuôi ông trưởng bản ở Lương Sơn, để cô nhập khẩu, rồi đi học trường cấp III Nam Lương Sơn, tít tận trong rừng, để không còn bị đánh nữa.
Vợ chồng ông Mỳ cũng bàn tính, có thể sẽ đưa con vào rừng học dù điều kiện đi lại có vất vả hơn. Ngày 25-5-2012, Trần Thị Hoài (thành viên nhóm “G6″) nhờ một nam thanh niên tên là Hưng “cá trê” và một thanh niên tên là Thắng, ở cùng thôn đến trường đánh Trang. Biết là gặp họa, nữ sinh vừa chạy ra ngoài cổng trường vừa xin: “Các anh đánh em thì đánh ở ngoài, đừng đánh trong trường không em bị kỷ luật”. Và một trận đòn của những thanh niên có sức vóc to lớn như trâu mộng trút lên thân thể bé nhỏ của cô nữ sinh.
“Tôi đi làm về thì thấy mặt cháu tím bầm ở bên phải, quai hàm sưng, một chiếc cúc áo bị đứt, lòi cả ngực. Tôi chạy sang nhà cháu Hoài làm loạn lên thì bố cháu là ông Tuyển sau đó có sang xin lỗi tôi. Tôi lại chạy sang nhà thằng Hưng “cá trê” hỏi: “Tại sao mày đánh con tao?”, thì thằng Hưng bảo: “Cái Hoài nó bảo con Trang đang chửi nó qua điện thoại, sau đó nó bảo “thích đánh thì đánh”. Nghe tin em gái mình bị đánh bầm giập, anh trai của Trang là Lê Đình Thắng đã đến tận nhà Hưng “cá trê” để hỏi cho ra lẽ và hai bên lại xảy ra xô xát.
Sáng 30-5-2012, nhóm “G6″ trong đó có Trần Thị Hoài, Phạm Ngọc Ánh đến trường học ôn để thi vào lớp 10. Khi chạm mặt, Trang hỏi: “Đứa nào bảo tao ngủ với trai?”. “Tao hỏi đấy!” – Trần Thị Hoài đáp. “Thế không đúng à?” – một nữ sinh khác chen vào. Sợ những trận đòn hội đồng nên Trang nói cứng: “Hôm nay tao và chúng mày sẽ đánh nhau một chọi một”. Ngay lúc đó, Phạm Ngọc Ánh lấy điện thoại di động, bật chế độ ghi âm rồi nói: “Nếu đánh nhau thì không được gọi bố. Hôm nay chúng tao và mày tự giải quyết. Mày là con nhà không có học, bố mày không dạy được mày, chúng tao dạy mày”. Không kìm chế được trước những lời thoa mạ, Trang rút dao nhọn trong cặp sách ra đâm nhát vào bụng Phạm Ngọc Ánh làm Ánh ngã ngửa người xuống đất. Hoài xông vào đỡ bạn cũng bị Trang đâm gây thương tích. Chiều cùng ngày, Trang đã được bố đưa đến cơ quan Công an đầu thú.
“Khổ quá chị ạ, sau khi cháu bị Hưng và Thắng đánh, tôi bảo cháu ở nhà đi đừng lên trường nữa, nhưng cháu bảo ngày 28-5-2012, con phải lên trường để nhận giấy khen học sinh tiên tiến. Ngày 29-5-2012, cụ ngoại của cháu mất nên chúng tôi xúm vào lo việc tang lễ, không ngờ ngày 30-5-2012 cháu trốn bố mẹ lên trường học ôn rồi xảy ra cơ sự” – chị Tám ôm mặt khóc. Cũng vì sợ con bị đánh mà chị Tám đã cấm con đến trường học thêm, Trang uất ức trèo lên gác thắt cổ nhưng được phát hiện kịp thời.
“Ngày 28-5-2012, tôi sang nhà chơi thì thấy cháu Trang cúi gằm mặt xuống khung thêu. Cháu thêu rất giỏi, đi học thì thôi chứ về nhà là cắt cỏ cho cá ăn và cắm đầu vào thêu để lấy tiền ăn sáng. Tôi bắt cháu ngẩng mặt lên thì thấy mặt tím bầm, hỏi nó mới kể bị đánh” – một người cô ruột của Trang kể lại với chúng tôi. Sau vụ việc, gia đình Lê Thị Hà Trang đã mang tổng cộng hơn 50 triệu đồng sang hỗ trợ gia đình nạn nhân Phạm Ngọc Ánh, và thủ phạm cũng đã bị kết án 9 năm tù giam vào ngày 29-3-2013.
Về thông tin Ban Giám hiệu Trường THCS Đồng Tâm đã từng đình chỉ học tập 15 ngày đối với Lê Thị Hà Trang và các học sinh liên quan vì đánh nhau vào tháng 8-2011, mời phụ huynh hai bên lên đề nghị phối hợp giáo dục, từ đó đến nay, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi nhưng không thấy có biểu hiện mâu thuẫn, ông Mỳ cho biết, vợ chồng ông chưa từng được nhà trường mời lên làm việc lần nào về việc đình chỉ học đối với con gái ông. Và giả sử nếu có việc đình chỉ thì liệu cuối năm lớp 9 (khóa học 2011-2012), Lê Thị Hà Trang có nhận được Giấy khen của nhà trường trao danh hiệu “Học sinh tiên tiến” hay không.
Được biết, cách đây vài tháng, 2 trong số 5 học sinh nhóm “G6″ (hiện đã lên lớp 10) quen thói bắt nạt bạn bè lại gây ra vụ đánh một bạn gái khác, nhưng đã bị người nhà của nữ sinh này chặn đường đánh cho một trận te tua. Không hiểu rồi đây, những đả nữ thích nói chuyện bằng tay chân này sẽ trở thành người phụ nữ trong tương lai như thế nào?
Những ngày trong trại tạm giam, Lê Thị Hà Trang đã tết những chiếc vòng từ mành nilon gửi về cho bố mẹ. Hôm được gặp gia đình ở tòa án, Trang bảo bố mẹ gửi sữa vào cho, bố mẹ nó rất ngạc nhiên vì trước đậy Trang không bao giờ uống sữa. Sau này, một đứa bạn cùng buồng được về kể rằng, có một chị người Cao Bằng chẳng có ai thăm nom, tiếp tế mà lại đang bệnh nặng lắm cả buồng rất thương nên Trang bảo bố mẹ gửi sữa vào để nó cho chị ấy. Ở thôn, Trang nổi tiếng là khéo tay, thêu thùa may vá thoăn thoắt, vẽ truyền thần y như tạc dù chưa học vẽ ngày nào, các hoạt động của trường lớp cũng tham gia sôi nổi như làm báo tường, múa hát. Mẹ Trang nói: “Đến cô giáo còn bảo, lớp đoạt giải là nhờ có cháu nó tham gia”. Thật tiếc cho tương lai của một nữ sinh 15 tuổi, giá như nhà trường kết hợp với phụ huynh và chính quyền địa phướng giúp những học sinh như Trang giải quyết những “ân oán” học đường, thì sự việc đâu đến nỗi? Không lẽ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường vô can trước sự việc đau lòng này sao?
Theo ANTD
Tạm giam 36 bị can trong vụ phá sới bạc khủng tại Hòa Bình
Cục hình sự (Bộ Công an) vừa cho biết, cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố vụ án "tổ chức đánh bạc và đánh bạc", đồng thời khởi tố 42 bị can trong chuyên án phá sới bạc khủng trên sườn đồi Võng ở xã Hòa Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình
Liên quan đến vụ bắt quả tang 59 đối tượng có hành vi đánh bạc bằng hình thức sóc đĩa trên đồi Võng, xã Hoà Sơn - Lương Sơn - Hoà Bình vào chiều ngày 25/4, sau khi điều tra làm rõ cũng như phân loại đối tượng, CQĐT đã quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can 42 đối tượng với các hành vi " tổ chức đánh bạc" và " đánh bạc".
Trong số đó, CQĐT xác định 5 đối tượng tham gia tổ chức đánh bạc. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, bị can Nguyễn Văn Tài (trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) và Nguyễn Đắc Sơn (trú tại Hà Đông, Hà Nội) là 2 đối tượng cầm đầu. 2 đối tượng Tài và Sơn trực tiếp chi tiền mua sắm các phương tiện, dụng cụ cùng nhà bạt, lều lán trên sườn đồi để tổ chức cho các con bạc sát phạt nhau.
Cũng theo điều tra, 2 đối tượng cầm đầu thuê quân cảnh giới những động tĩnh từ xa, thuê người thu "tô phí" vào chiếu sát phạt của những con bạc; sử dụng các phương tiện như ô tô chặn đường, cảnh giới nơi đánh bạc trong lều lán rộng hơn 3 gian trên đồi Võng. Hai đối tượng này còn trang bị thiết bị công nghệ cao cho "quân lính" để báo động khẩn cấp khi phát hiện có " biến".
Hàng chục con bạc bị bắt giữ, khởi tố hành vi "đánh bạc" tại đồi Võng - Lương Sơn - Hòa Bình ngày 25/4.
Một nguồn tin cho biết, Tài và Sơn là hai "ông trùm" đã từng nổi đình đám trong giới cờ bạc khu vực Hà Nội và lân cận các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên. Phạm vi hoạt động của hai "trùm" cờ bạc này không những rộng mà họ còn liên tục thay đổi địa điểm. Thường mỗi sới bạc không bao giờ duy trì quá một tuần để tránh đánh động.
Đại tá Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Hình sự, Bộ Công an cho biết, đối tượng Sơn và Tài cùng bỏ vốn để tổ chức sới xóc đĩa di động. Các con bạc muốn vào sới phải nộp cho chủ trùm từ 500.000 ngàn đến một triệu đồng. Khi vào sới, con bạc tham gia được phục vụ ăn uống ngay tại các địa điểm chơi. Sới bạc được tổ chức ca sáng từ 11h đến 15h, buổi tối từ 22h đến sáng ngày hôm sau.
Nhiều chị em, bà bầu tham dự sới bạc khủng tại đồi Võng bị khởi tố.
Cũng theo Đại tá Hồ Sỹ Tiến, để triệt phá được sới bạc ở mỏ đá Bazan, cách Thị trấn Xuân Mai - Hà Nội chỉ hơn 3km đường chim bay, gần 100 trinh sát lực lượng công an đã phải tiến hành "dàn trận", cải trang đồng thời dùng 4 chiếc xe ô tô ngụy trang thành xe chở đá để những kẻ làm nhiệm vụ cảnh giới không nghi ngờ. Đến hơn 12h ngày 25/4, tất cả các lực lượng cùng nhau "xuất kích" ập vào "trận địa" bắt quả tang tại trận cả "ông trùm" cùng các con bạc đang sát phạt trong lều lá.
Đến thời điểm này, CQĐT đã chính thức khởi tố, tạm giam 3 tháng đối với 36 bị can, riêng 6 bị can khác trong vụ án do đang mai thai, nuôi con nhỏ được CQĐT cho tại ngoại nhưng vẫn phải phối hợp với điều tra viên khi cần. Tang vật thu giữ gồm: tiền mặt trên 500 triệu đồng cùng nhiều ô tô, xe máy của hàng chục con bạc.
Theo Dantri
Khởi tố 42 đối tượng trong sới bạc "khủng" ở Lương Sơn, Hòa Bình Ngày 4/5, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can 42 đối tượng có hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, bị Cục Cảnh sát hình sự bắt quả tang đang đánh bạc tại đồi Võng, thuộc thôn Tân Sơn (Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình). Trong số 42 đối tượng bị khởi tố, cơ quan điều tra đã...