Án oan Bắc Giang: Khi người hỏi cung bụng bồ dao găm
Trong 10 năm ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang) ngồi tù oan, các điều tra viên bị tố ép cung ông đã chuyển nhiều vị trí công tác, trong đó có người đã tử vong trong một tai nạn giao thông.
10 năm, có nhiều việc ông Nguyễn Thanh Chấn đã quên, nhưng riêng việc bị ép cung thì ông vẫn nhớ. Trực tiếp là điều tra viên Nguyễn H.T. Điều tra viên Trần N.L. tay cầm dao, lăm lăm đe doạ.
“Điều tra viên L. hỏi: Mày có khai không, tao cho mày chết. Điều tra viên D. đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”, ông Chấn nói.
Từ trong tù, trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn cũng nêu rõ: “Ngày 30/8/2003, tôi nhận được “giấy mời lần 1″ về Công an huyện Việt Yên để gặp và làm việc. Cụ thể là lấy dấu chân và dấu vân tay của tôi, đồng thời hỏi tôi có biết gì về cái chết của cô Hoan (Nguyễn Thị Hoan – nạn nhân bị sát hại) không? Tôi trả lời không biết gì cả.
Đến 20/9/2003, tôi lại nhận được giấy triệu tập lần 2. Tôi lên để gặp làm việc và tiếp tục lấy dấu vân tay, dấu chân nhiều lần. Tôi vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan cả. Sáng hôm sau, tôi đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn H.T. lại lấy dấu chân, dấu tay của tôi nhiều lần rồi tra hỏi, đánh tôi rất đau”.
“Từ đó, các cán bộ: Nguyễn V.D, Ngô Đ.D, Đào V.B, Nguyễn T.T, T, Trần N.L thay nhau túc trực tôi suốt ngày đêm này sang đêm khác không cho tôi về và không cho tôi ngủ, dọa nạt ép buộc bắt tôi”.
Ông Nguyễn Thanh Chấn được đình chỉ thi hành án sau khi đã thi hành án tù chung thân được 10 năm.
Trong đơn mô tả: “Cán bộ Trần N.L bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ vì cán bộ Nguyễn H.T trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa ép buộc tôi phải nhận.
Tiếp đó, cán bộ Ngô Đ.D đọc và bắt ép tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế – Bắc Giang”.
Ông tiếp tục kể, trong thời gian tạm giam ở Trại Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển 3-4 buồng.
“Có lần vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng – thì có 1 mình phạm nhân ấy với tôi. Vừa vào đã bị đánh, dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28 hầu như tôi không được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng” – ông Chấn nấc lên rồi lại lấy tay ôm mặt.
Video đang HOT
“Cũng trong trại Kế, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho 1 tù nhân giả làm cô Hoan. Cán bộ còn đưa cho cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tập nhiều lần cho thành thạo. Làm đi làm lại để cho đúng ý của họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim (thực nghiệm hiện trường – PV).
Theo ông Chấn, cuộc sống trong tù vô cùng khổ cực. Không ít lần ông muốn tự vấn để giải thoát bản thân.
“Lần đó, khoảng 12h đêm, tôi rút dây quần đùi ra, xoắn vào chiếc bàn chải đánh răng để siết cổ. Anh em trong tù phát hiện, ngăn cản kịp thời” – ông Chấn nhớ lại.
Sau 10 năm, các điều tra viên trong vụ án này đã chuyển nhiều vị trí công tác. Theo ông Hoạt và một số người dân địa phương, điều tra viên Nguyễn H.T. đã tử vong trong một tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Một số điều tra viên được nhắc tên trong đơn kêu oan hiện đảm nhiệm một số cương vị trong ngành công an ở tỉnh Bắc Giang.
Chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004 là ông Nguyễn Minh Năng cũng bị tai nạn giao thông năm 2010, đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não.
Khi vụ án oan trên được phát hiện, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Năng chặc lưỡi: “Tôi quên phiên xử đó rồi. Giờ tôi không trả lời gì. Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do… Quốc hội”.
Theo Đât Viêt
Án oan chấn động: Lộ diện danh sách điều tra viên
Trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, hậu quả trực tiếp đầu tiên thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên bị tố dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết... cũng đã có quá nhiều sai sót.
Theo lãnh đạo công an tỉnh Bắc Giang cho biết, có 7 cán bộ điều tra trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, sau 10 năm ngoài 1 điều tra viên bị chết do tai nạn giao thông, một số người đã giữ chức vụ cao trong ngành.
Theo đại tá Nguyễn Văn Chức, chánh Văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tổ làm án, cơ quan cảnh sát điều tra hiện nay phải báo cáo xem lại toàn bộ hồ sơ vụ án.
Nguyễn Thanh Chấn ngày ra trại.
Hiện đơn vị cũng đã triệu tập các điều tra viên (trừ một điều tra viên đã mất) từng tham gia điều ttra vụ án của ông Chấn cách đây 10 năm để tiến hành xác minh, điều tra làm rõ sự việc.
Theo nguồn tin của PV, danh sách cụ thể của các điều tra viên vụ giết người làng Me năm 2003 gồm:
Ông Thái Xuân Dũng: Nguyên chánh thanh tra Công an tỉnh, đeo hàm Đại tá, từng là phó thủ trưởng cơ quan điều tra, phó phòng Cảnh sát điều tra, ông là người ký kết luận điều tra vụ án, và chuyển hồ sơ lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang truy tố ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Lê Văn Dũng: Nguyên trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, đã được phong hàm Đại tá, cách đây 10 năm là phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Nguyễn Đình Dung: Nguyên phó trưởng Công an huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn cách đây 10 năm
Ông Trần Nhật Duật: Hiện tại là phó trưởng Công an huyện Việt Yên, Bắc giang, Từng là điều tra viên
Ông Đào Văn Biên: Nguyên phó trưởng phòng PC45, là điều tra viên vụ ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Nguyễn Trung Thành: Nguyên phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng, là điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn.
Một điều tra viên tên là Tân, đã mất trong một vụ tai nạn.
Buổi sáng đầu tiên của anh Chấn sau khi ra trại.
Trước đó, ngày 6/11, Hội đồng tái thẩm gồm nhiều thẩm phán có kinh nghiệm của TAND Tối cao đồng ý với kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Hai bản án tuyên ông Chấn tù chung thân về tội Giết người (đã có hiệu lực) bị tuyên hủy để điều tra lại vụ án.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Quyết định của Hội đồng tái thẩm có hiệu lực ngay.
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm sẽ gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan công an, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Trong thời hạn 15 ngày, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
Như đã có bài phản ánh về vụ việc cách đây hơn 10 năm, ngày 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan. Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nạn nhân bị nhiều vết thương ở đầu, mặt, bụng làm đứt động mạch, chảy máu và mất máu cấp ... dẫn đến tử vong.
Ngày 17/8/2003, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự để tiến hành điều tra. Từ một số thông tin ban đầu, ngày 30/8/2003, Cơ quan điều tra đã mời ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại thôn Me) đến trụ sở làm việc để lấy lời khai.
Căn cứ tài liệu điều tra ban đầu ngày 28/9/2003, Cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giữ với ông Nguyễn Thanh Chấn; tiếp đó, ngày 29/9/2003, đã ra Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam với Ông Nguyễn Thanh Chấn về tội danh giết người.
Ngày 3/12/2003, cơ quan điều tra đã ra bản kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ để nghị Viện kiểm sát truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Ngày 10/2/2004, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang ra bản Cáo trạng - quyết định truy tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người theo quy định tại điểm n, khoản 1, điều 93 Bộ Luật Hình sự.
Đến ngày 26/3/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thanh Chấn và đã ra bản án tuyên bị cáo phạm tội giết người với mức án tù chung thân; bị cáo Chấn kêu oan và làm đơn kháng cáo. Ngày 26 và 27/7/2004, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội xét xử phúc thẩm vụ án, tuyên y án sơ thẩm.
Trong quá trình ở trại giam, phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn đã có một số lần kêu oan. Ban giám thị trại giam đã gửi đến các cơ quan liên quan, trong đó có viện KSND tối cao và TAND tối cao xem xét. Bà Nguyễn Thị Chiến, vợ của phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn cũng có đơn kêu oan cho chồng. 4 tháng trước, trong đơn gửi về VKSND Tối cao, bà cho biết qua tìm hiểu thì thủ phạm thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung, từng trú cùng thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao vào cuộc xác minh. Ngày 25/10, Chung ra đầu thú, khai gây ra vụ giết người, cướp tài sản. Ngày 4/11, VKSND Tối cao ra kháng nghị đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Chấn để điều tra lại vụ án theo quy định của pháp luật. Cùng ngày, ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành bản án, được thả tự do về nhà.
Theo Người đưa tin
Công bố đơn kêu oan ông Chấn viết từ trại giam Những dòng chữ nguệch ngoạc, sai lỗi chính tả, không rõ câu từ đầy kín 4 trang giấy học sinh, là những dòng khẩn cầu, tha thiết kêu oan của một người nông dân... Chúng tôi đã được ông Chấn cung cấp đơn kêu oan của mình tự viết khi đang thi hành án tù tại trại giam Vĩnh Quang, Vĩnh Phúc. Dưới...