Án oan ám cả kiếp người: Sao phải dùng nhục hình?
Bức cung, dùng nhục hình không chỉ vi phạm pháp luật mà còn phản tác dụng. Thực tế cho thấy phương thức điều tra mềm dẻo theo hướng cảm hóa sẽ hiệu quả hơn.
Nguyễn Hữu Nhân đã bị khuất phục bởi đòn tâm lý của Trưởng Công an TP Mỹ Tho. Ảnh: MINH SƠN
Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định trước khi hỏi cung, điều tra viên phải đọc rõ về quyền của bị can như thay đổi người tố tụng, đưa ra những chứng cứ chứng minh vô tội. Cấm điều tra viên mớm cung, bức cung hay dùng nhục hình; không được hỏi cung ban đêm… Tuy nhiên, thực tế cho thấy những vụ điều tra viên đánh đập, bức cung trong quá trình điều tra là có thật, từ đó dẫn đến án oan.
Giáo dục, cảm hóa là chính
Theo đại tá Phạm Xuân Quế – Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm và trật tự xã hội (PC45) Công an Phú Yên – trách nhiệm chứng minh tội phạm là của cơ quan điều tra; việc bức cung, dùng nhục hìnhlà điều cấm kỵ và chỉ xảy ra đối với những điều tra viên non yếu.
Đề cập đến những vụ án oan mà nguyên nhân là do điều tra viên bức cung, dùng nhục hình, ông Quế nhận định: “Đấy là con sâu làm rầu nồi canh. Công an làm được rất nhiều việc, trong đó phần lớn là thầm lặng nhưng những con sâu ấy đã làm mất niềm tin của nhân dân, đó là điều rất đau xót!”
Là người có hơn 30 năm làm công tác điều tra tội phạm, Đại tá Phạm Xuân Quế cho rằng mềm dẻo giáo dục pháp luật và cảm hóa là phương thức điều tra hiệu quả nhất. Trước đây, khi bước chân vào công tác điều tra, ông cũng đã từng tát tai 1-2 bị can cố chấp vì không kiềm chế được. “Bây giờ tôi thấy rất ân hận. Kết quả điều tra những vụ án ấy đạt rất thấp so với những vụ án mình dùng biện pháp giáo dục, cảm hóa sau này” – ông Quế đúc kết.
Theo Đại tá Quế, phần lớn người phạm tội đều muốn che giấu hành vi của mình bởi sợ khai ra sẽ nặng tội. “Trước những đối tượng này, điều tra viên phải cho họ biết một khi chứng cứ đã có, nếu không khai sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ khi xét xử” – ông Quế lý giải. Dẫn chứng vụ triệt phá nhóm phản động “Hội đồng công luật công án Bia Sơn” năm 2012 ở Phú Yên, Đại tá Quế cho biết ban đầu, các đối tượng bị lôi kéo tham gia không hợp tác. Sau nhiều ngày thuyết phục, đồng thời đưa ra chứng cứ là danh sách của tổ chức phản động có tên họ, những người này mới lần lượt khai báo. Nhờ đó, rất nhiều người được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
“Tôi tin dù tội phạm gian ác, mất nhân tính cỡ nào thì sâu thẳm bên trong họ vẫn còn có lương tri, vẫn còn tính người. Nếu điều tra viên đánh thức được chỗ sâu thẳm ấy thì đối tượng phạm tội sẽ khai ra thôi. Sao phải bức cung, dùng nhục hình?” – ông Quế đặt vấn đề.
Video đang HOT
Thu thập chứng cứ để buộc tội nhóm phản động “Hội đồng Công luật công án Bia Sơn” tại Phú Yên. (Ảnh do lực lượng chức năng cung cấp)
Phá án nhờ bữa ăn sáng
Một trong những chỗ còn đọng lại tính lương tri của hầu hết các tội phạm chính là gia đình. Hai vụ án ở tỉnh Tiền Giang là minh chứng.
Ngày 22/9, một phụ nữ tên N. bị giết chết, giấu xác trong bao tải, vứt bên đường. Quá trình điều tra, Công an tỉnh Tiền Giang xác định thủ phạm là Cao Văn Chính (SN 1955). Rạng sáng 24/9, công an mời ông Chính đến trụ sở làm việc và ông liên tục kêu oan. Một trinh sát đã đốt thuốc mời ông hút, gọi thêm 1 ly cà phê và nói nhỏ: “Nếu ông thấy mình bị oan thì cứ tự nhiên ra về vì công an chỉ mời làm việc chứ không bắt. Nhưng nếu ông còn nghĩ đến 3 đứa con, đến ngày được trở về với gia đình thì hãy thành thật khai báo, sẽ được giảm nhẹ tội”. Nghe nhắc đến con, ông Chính bần thần một lát rồi lí nhí “cán bộ cho tui tự khai” và thừa nhận hành vi giết bà N.
Cũng với “chiêu” này, các điều tra viên của Công an TP Mỹ Tho đã thuyết phục được các bị can tham gia cướp giật, gây ra cái chết của nữ sinh Hồ Thị Bích Trâm vào năm 2012. Nguyễn Hữu Nhân (SN 1996), một trong những đối tượng tham gia vụ cướp, liên tục kêu oan. Một buổi sáng, Thượng tá Đoàn Văn Thanh, Trưởng Công an TP Mỹ Tho, vào nhà tạm giữ, bảo cán bộ mua cho Nhân bộ quần áo mới và 1 tô hủ tiếu. Đợi Nhân ăn xong, ông Thanh hỏi: “Em của Nhân học lớp mấy rồi? Mình làm anh có lo gì được cho em không hay bỏ mặc mẹ mình? Có lỗi thì nhận để còn cơ hội quay về phụ giúp mẹ…”. Sau một hồi được thăm hỏi ân cần, Nhân đã xin khai nhận mọi tội lỗi.
Tăng cường giám sát hỏi cung
Để hạn chế, loại bỏ việc bức cung, dùng nhục hình, nhiều luật sư cho rằng cần tăng cường công tác giám sát quá trình hỏi cung, để luật sư tham gia quá trình lấy lời khai bị can ngay từ đầu. Theo luật sư Võ An Đôn (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên), luật sư không chỉ khó tham gia ngay từ đầu mà còn không thể bao quát hết các vụ án. Thực tế, hiện chưa đến 1/3 vụ án đưa ra xét xử có sự tham gia của luật sư. “Để giám sát quá trình hỏi cung thì nên đặt camera tại các phòng hỏi cung, phòng tạm giam. Những băng ghi hình sẽ là chứng cứ tại tòa. Có như thế mới hạn chế được tình trạng bức cung, dùng nhục hình” – luật sư Đôn nêu ý kiến.
Đồng ý với luật sư Đôn về tính hiệu quả của việc lắp camera trong phòng hỏi cung nhưng Đại tá Quế cho rằng vướng mắc lớn nhất là kinh phí. “Hỏi cung một đối tượng đến nửa tháng thì liệu luật sư có thể theo nổi không, có đủ sức và lòng kiên trì ngồi với anh em điều tra nổi không, rồi ai trả những khoản ấy cho luật sư?” – ông Quế lo ngại.
Nên tăng hình phạt tội dùng nhục hình Theo luật sư Võ An Đôn, cần nghiên cứu sửa đổi Bộ Luật Hình sự vì hiện nay, hình phạt cho tội dùng nhục hình là quá nhẹ. “Tội dùng nhục hình áp dụng ở khoản 3, tức phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Lẽ ra mức cao nhất phải là chung thân, ngang với hình phạt cao nhất về tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người thì mới làm cho những người muốn dùng nhục hình, bức cung chùn tay” – luật sư Đôn nói.
Theo Xahoi
Bắc Giang: Thêm án nghi oan
Nạn nhân duy nhất trong vụ án "mua bán phụ nữ" đột ngột trở về minh oan cho người bị cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang kết tội, phải ngồi tù hơn 5 năm.
Bà Đỗ Thị Hằng và hai lá đơn từ những người liên quan xác nhận để minh oan
Chiều 18/11, bà Đỗ Thị Hằng (SN 1953, ngụ phường Mỹ Độ, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã tới Văn phòng Chủ tịch nước để nộp đơn kêu oan. Bà Hằng đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ án oan sai mà bà phải gánh chịu hơn 15 năm qua, trong đó có hơn 5 năm bị tù giam.
Phiên tòa không nhân chứng
Bà Hằng là giáo viên bậc THPT nghỉ mất sức. Năm 39 tuổi, bà bị Phạm Văn Ngọ (ở gần nhà) lừa bán sang Trung Quốc. Khi may mắn thoát khỏi "động quỷ" trở về, bà bị kết án hai tội: "Mua bán phụ nữ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân".
Theo bản án ngày 24/3/1998 của TAND tỉnh Bắc Giang, chị Dương Thị Liễu (ngụ xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) kết hôn cùng anh Nguyễn Tuấn từ năm 1983 và có 2 con. Hai vợ chồng thường xuyên đánh chửi nhau nên ngày 13/4/1994, Liễu bỏ nhà đến gặp Hoàng Hồng làm quen và tỏ ý nhờ giúp đỡ làm ăn. Hồng quen Phạm Văn Ngọ từ trước và có lần Ngọ bảo Hồng tìm được phụ nữ thì đưa sang Trung Quốc bán. Sáng 14/9/1994, Hồng bảo Ngọ có một cô (là Liễu) bị chồng đánh muốn đi Trung Quốc, giá bán 800.000 đồng. Ngọ đồng ý và báo cho Đỗ Thị Hằng.
Cũng theo bản án, ngày 15/9/1994, Ngọ đưa Liễu đến gặp Đỗ Thị Hằng và cùng nhau qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Cả ba vào nhà một phụ nữ cũng tên là Hằng (lấy chồng Trung Quốc) để bán Liễu cho một người đàn ông Trung Quốc lấy tiền chia nhau. Khi vụ việc bị phát hiện, Đỗ Thị Hằng bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã, Ngọ và Hồng bị xét xử trước đó.
Không những thế, bà Đỗ Thị Hằng còn bị kết tội đã lừa anh Phan Văn Phương (ngụ cạnh nhà) 20 kg gạo và 400.000 đồng; vay của chị Khổng Thị Mỹ 300.000 đồng rồi chi tiêu hết, cố tình lẫn tránh không trả. Với hai tội danh trên, tổng hình phạt mà TAND tỉnh Bắc Giang đã tuyên với bà Đỗ Thị Hằng là 5 năm 6 tháng tù giam.
Tại CQĐT và trong phiên tòa sơ thẩm, bà Hằng một mực kêu oan. Theo bản án số 72, tại phiên tòa, đại diện người bị hại là Nguyễn Tuấn (chồng chị Liễu), Mỹ và Phương đều vắng mặt. Chỉ có mỗi bà Đỗ Thị Hằng đứng trước vành móng ngựa và không biết lấy gì làm chứng cho sự oan ức của mình ngoài những lời than khóc. Bà Hằng ngồi tù đến ngày 16/3/2002 thì được tha về.
Như "đá ném ao bèo"
Chiều 18/11, ngồi kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đời mình, bà Hằng bảo việc đầu tiên khi ra tù là tìm gặp Mỹ và Phương để hỏi cho ra nhẽ. Cả hai đều khẳng định không hề tố cáo bà bởi bà đã trả hết nợ cho họ từ trước khi xảy ra sự việc. Chị Mỹ đã đến UBND phường để làm cam kết xác nhận không hề tố cáo bà Hằng nhưng không hiểu sao CQĐT lại cho rằng chị tố cáo bà Hằng lừa đảo. 10 năm liền gửi thư phản ánh việc bị truy tố sai về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân", bà Hằng nói những đơn thư ấy đều như "đá ném ao bèo".
Bà Hằng cũng tìm tới nhà chị Liễu nhiều lần để dò hỏi tin tức nhưng vô vọng. Đầu năm 2012, khi theo những người bạn đi lễ chùa, được nhiều người kể về chuyện Liễu đã về, bà Hằng lập tức tới nhà tìm gặp nhưng chị đã lên TP Hà Nội làm thuê, vài tháng mới về một lần. Bà Hằng để lại số điện thoại và 2 tháng sau tất tả tới tìm gặp Liễu ngay khi hay chị về nhà (nhà bà Hằng cách nhà Liễu khoảng 30 km). Đó là lần đầu tiên bà Hằng và Liễu gặp nhau.
Biết sự việc, cả nhà chị Liễu bức xúc và cùng nhau ra UBND xã làm một bản xác nhận năm 1994 bị Ngọ và Hồng đưa đi Trung Quốc bán, đồng thời khẳng định không hề biết bà Đỗ Thị Hằng là ai.
Mong sớm giải oan
"Tôi bị Ngọ lừa bán vào khoảng năm 1991-1992, trước Liễu một thời gian. Đến năm 1997, tôi may mắn thoát nạn trở về thì lập tức bị bắt giam. Trong suốt quá trình điều tra, tôi không hề được đọc bất cứ bản cung nào. Các bản cung đều do điều tra viên lấy lời khai đọc cho nghe, sau đó bảo ký. CQĐT và tòa án cấp sơ thẩm không làm rõ được vai trò của đối tượng tên Hằng trùng tên tôi nhưng lấy chồng ở Trung Quốc. Tôi cho rằng lợi dụng việc trùng tên này mà Ngọ cố ý đổ tội cho tôi để bao che cho Hằng ở Trung Quốc" - bà Hằng nói.
Suốt năm 2012, bà Hằng mang tất cả giấy tờ xác nhận của Mỹ và Liễu ký gửi CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang. Sau đó, Ngọ bị bắt giam để làm rõ nhưng đã chết trong trại tạm giam.
"Mới đây, ngày 5/11, có 2 cán bộ của Bộ Công an và Công an tỉnh Bắc Giang tới gặp tôi để lấy toàn bộ thông tin về sự việc mà tôi đã kêu oan. Họ cũng gặp Liễu và Mỹ để xác minh. Dù ông Ngọ đã chết nhưng tôi rất mong các cơ quan chức năng sớm giải oan cho tôi" - bà Hằng mong mỏi.
Tan nát cả gia đình Trước ngày tòa án xét xử (24/3/1998), ông Ngô Văn Mỹ, chồng của bà Đỗ Thị Hằng, đến TAND tỉnh Bắc Giang gặp một người quen nhờ hỏi giúp tình hình. Sau bao nhiêu đơn thư kêu cứu cho vợ không có hồi âm, nghe người quen ở tòa án nói bà Hằng chắc chắn bị kết án tù, ông Mỹ uất ức quá nên để lại một bức thư tuyệt mệnh rồi nhảy xuống ao trước nhà tự tử. Hôm tòa án xét xử, 5 người con của bà Hằng và ông Mỹ trắng vòng khăn tang, khóc hết nước mắt. Từ một gia đình gia giáo, con cái thảo hiền, hiếu học, phút chốc tan nát. Mẹ đi tù được mấy ngày thì cô con gái lớn của bà Hằng bị lừa bán sang Trung Quốc, đến nay vẫn chưa về. Một người con khác thì tụ tập theo bạn bè nghiện ngập, rồi vào tù; 2 đứa con trai khác vào trại tạm giam vì đánh nhau... Trao đổi với phóng viên vào tối 18/11, Dương Thị Liễu cho biết 2 cán bộ của Bộ Công an đã tìm gặp chị để tìm hiểu thông tin về vụ án của bà Đỗ Thị Hằng. Chị đã khẳng định với họ rằng bà Đỗ Thị Hằng không phải người đưa và bán mình sang Trung Quốc. Chị sẵn sàng làm chứng để minh oan cho bà Hằng.
Theo Xahoi
Kỳ án oan trong lịch sử tố tụng - Kỳ 1: Còn một "ông Chấn" ở Bình Thuận? Sáng 21/11, hai người đàn ông từ phương nam đã có mặt ở Hà Nội để kêu oan cho tù nhân Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) bị kết án chung thân về tội giết người. Người cha già 89 tuổi vượt hơn 2.000km để kêu oan cho con Người tù không nhận được lời xin lỗi 6 năm trước - ngày 20/1/2006, Cơ...