Án oan ám cả kiếp người
Với những người mang án oan, việc bị khép tội vô cớ, biệt giam, dùng nhục hình, ép cung… luôn là những ký ức đen tối mà thời gian, lời xin lỗi, bồi thường về vật chất khó có thể xóa nhòa.
Ngồi trong ngôi nhà được xây dựng từ tiền bồi thường oan sai tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Lắc (SN 1974) xoa đầu đứa con trai 9 tuổi, tâm sự: “Suýt nữa đã không có mặt nó trên đời này và tôi cũng không thể ngồi đây trò chuyện với các anh. Vì thế, tôi đã đặt tên cho cháu là Kim Minh Oan”.
Trở về sau án tử hình
Vụ án hiếp dâm tập thể rồi dìm xác nạn nhân đến chết xảy ra ở tỉnh Sóc Trăng vào mùa thu năm 1998. Dù khi đó, manh mối của 3 hung thủ gây án đã có thể dễ dàng xác định dựa vào các chứng cứ thu thập tại hiện trường nhưng cơ quan điều tra đã bỏ qua. Rồi không biết dựa vào cơ sở nào mà sau đó công an đã lần lượt bắt giữ anh Kim Lắc, Thạch Ngọc Tấn và Trần Lắc Lil.
Ông Bùi Minh Hải, người mang án oan nổi tiếng tại tỉnh Đồng Nai, cùng chiếc đồng hồ – “đầu mối oan nghiệt” của vụ án
Nhắc lại những ký ức đau buồn, anh Kim Lắc ấm ức: “Hai điều tra viên đấm đá chúng tôi túi bụi. Họ nói nếu tôi nhận tội sẽ được cho về. Do không biết chữ nên chúng tôi đã lăn tay vào bản ép cung. Không ngờ họ dựa vào đó để buộc tội…”. Xử sơ thẩm, TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên tử hình Lắc, tù chung thân đối với Lil, còn Tấn bị 20 năm tù với cùng tội danh “giết người” và “hiếp dâm”. “Sau khi bị tuyên án tử hình, tôi bị biệt giam, phải ăn, ngủ, tiểu tiện tại chỗ và không được gặp người thân” – anh Kim Lắc nhớ lại.
Ông Trần Văn Chiến được trả tự do sau 16 năm thụ án oan
Sau đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã xử hủy toàn bộ án sơ thẩm vì chứng cứ buộc tội chưa thuyết phục, giao về cho Công an tỉnh Sóc Trăng điều tra lại từ đầu. Qua ít nhất 5 lần điều tra lại và điều tra bổ sung, ngày 19/4/2005, các cơ quan tố tụng ở tỉnh Sóc Trăng mới trả tự do, xin lỗi, bồi thường cho Lắc, Lil, Tấn. Trong đó, anh Kim Lắc được bồi thường 160 triệu đồng. “Nếu ai bảo tôi một lần nữa phải ở tù 4 năm để đổi lấy 1,6 tỉ đồng tôi cũng không đồng ý chứ nói chi 160 triệu đồng” – anh Kim Lắc chua chát.
Video đang HOT
Anh Lắc buồn bã kể thêm: “Khi tôi bị bắt, vợ tôi mang thai và sinh bé gái. Hôm tôi bị tuyên án tử hình, vợ bồng con đến cho tôi nhìn mặt một lần. Do không được chăm sóc tốt, cháu đã mất vì bệnh khi mới được vài tháng tuổi”. Tiếp lời, ông Kim Hol, anh ruột của Kim Lắc, cho biết gia đình đã phải bán 1.000 m2 đất thổ cư và 5 công ruộng để có tiền đi kêu oan cho em trai. “Do bán hết ruộng đất rồi nên vợ chồng nó bây giờ phải đi làm thuê, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau” – ông Hol nói.
Sự may mắn trớ trêu
Tiếp chúng tôi trong căn nhà đơn sơ vào một chiều mưa bão, nhắc lại chuyện 15 năm trước, ông Bùi Minh Hải (57 tuổi), người mang án oan nổi tiếng ở tỉnh Đồng Nai, cứ bần thần: “Tính ra tôi vẫn còn gặp may!”. Nhưng trước cái may đó là một cái rủi mà mỗi lần nhắc lại, ông Hải lại không giấu được nỗi uất nghẹn.
Cuối tháng 1/1998, trên đường về nhà sau khi có uống chút rượu, ông Hải bị ngã và đánh rơi đồng hồ. Không may, vị trí rơi gần nơi xảy ra vụ án chị Trần Thị Thanh M. (SN 1967) bị giết chết trong tình trạng quần áo xộc xệch. Dù ông Hải đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm nhưng Công an tỉnh Đồng Nai vẫn quy kết ông tội “giết người”, “cướp tài sản” và “hiếp dâm”. “Họ còng tôi vào ghế, đánh ngã gãy cả ghế, đá vào quai hàm tôi văng cả giày. Họ bảo tôi nhận tội thì vợ con mới được sống” – ông Hải căm giận. Hồ sơ vụ việc cho thấy trong thời gian phục vụ điều tra, ông Hải bị đánh vỡ một bên quai hàm, sụt hơn 8 kg.
Ngày 23/11/1998, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt ông Hải án chung thân. Bốn tháng sau, Nguyễn Văn Tèo, hung thủ thật sự của vụ án, lộ diện. “May là tòa có xét đến tình tiết tôi đã từng có những đóng góp cho xã hội, nếu không thì tôi đã bị tuyên tử hình. Rồi cũng thật may là chưa đến phiên tòa phúc thẩm thì hung thủ thật đã nhận tội, nếu không có lẽ bây giờ tôi vẫn còn mang án, vợ con sống đời tủi nhục…” – ông Hải thổn thức.
Không nhận tội thì chỉ có nước chết
Cũng may mắn chưa bị tử hình, sau 16 năm thụ án oan, ông Trần Văn Chiến, ngụ xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang mới có cơ hội trở về đòi lại công lý.
Năm 1979, ông Chiến mới 19 tuổi, bị khép vào tội giết ông Rên Sên, Trưởng Công an xã Tân Điền. Ông Chiến bị bắt sau khi đi trình báo với công an thủ phạm giết người là Trần Văn U. Kể đến đây, ông Chiến trào nước mắt: “Đi báo án nhưng tự dưng tôi lại bị bắt. Cả tháng trời tôi bị còng chân trong phòng biệt giam rồi bị đánh liên tục. Bị đánh nhiều quá mà không nhận tội chỉ có nước chết nên nhận đại cho khỏe thân”. Ra tòa, ông Chiến bị tuyên án chung thân. Do cải tạo tốt nên ông được thả tự do vào ngày 21/8/1995.
Vừa được tự do, ông Chiến cùng gia đình ròng rã tìm bắt U để minh oan cho mình. Và ngày đó cũng đến khi vào cuối năm 1997, U bị bắt trong một vụ án khác và khai nhận chính y là hung thủ giết chết ông Rên Sên. Sau khi được giải oan, ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi và bồi thường 252 triệu đồng.
Xin lỗi mà như ma đuổi Theo ông Kim Hol, sau khi chứng minh được anh Kim Lắc bị oan, gia đình ông đã yêu cầu được xin lỗi công khai nhưng lãnh đạo TAND tỉnh Sóc Trăng cứ né tránh. “Chúng tôi phải gây sức ép dữ lắm mấy ổng mới miễn cưỡng tổ chức xin lỗi tại sân vận động xã. Tuy nhiên, khi người dân chưa kịp tới đông đủ thì mấy ổng đã đọc nhanh vài câu xin lỗi qua loa rồi lên xe đi như bị ma đuổi. Tôi buồn, nghĩ tại sao các ông ấy dám tuyên oan người ta tội chết mà lại sợ nói một lời xin lỗi” – ông Hol bức xúc.
Theo Khampha
Lý Nguyễn Chung có phải chịu mức hình phạt cao nhất là tử hình?
"Nếu tại phiên tòa tái thẩm tới đấy, đối tượng Lý Nguyễn Chung bị tuyên phạm tội Giết người, cướp tài sản (như lời y đã khai) thì mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, tại thời điểm gây án, Lý Nguyễn Chung nằm trong khoảng 14-16 tuổi. Nếu áp dụng quy định tại khoản 2, Điều 74 thì đối tượng này chỉ phải chịu mức án phạt cao nhất là 12 năm tù giam". Luật sư Hà Thị Thanh nhận định.
Sau hơn 10 năm ngồi tù bởi án chúng thân, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, Bắc Giang) đang được minh oan vì hung thủ giết người đã ra đầu thú. Lẩn trốn một thời gian dài sau khi gây án để cho người khác chịu tội thay, Lý Nguyễn Chung sẽ phải chịu khung hình phạt như thế nào nếu hành vi giết người được làm rõ? Về việc này, PV Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc phỏng vấn Luật sư Hà Thị Thanh - GĐ C.ty Luật TNHH Song Thanh, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Hưng Yên; Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc.
PV: Thưa luật sư, Nếu đúng Lý Nguyễn Chung thực sự là kẻ giết người, đối tượng này có phải bồi thường gì cho ông Chấn hay không?
Luật sư Hà Thị Thanh:Theo quy định của pháp luật hình sự thì việc chứng minh hành vi phạm tội, xác định tội phạm thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng đã không hoàn thành trách nhiệm của mình, không xác định đúng người phạm tội, làm oan sai cho ông Chấn thì cơ quan tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm bồi thường oan sai cho ông Chấn.
Đối tượng Lý Nguyễn Chung
PV: Lý Nguyễn Chung sinh năm 1988, tức khi gây án váo năm 2003, Chung chỉ khoảng 14-15 tuổi. Ở lứa tuổi này thì Chung có thể bị khung hình phạt như thế nào?
Luật sư Hà Thị Thanh: Nếu tại phiên tòa tái thẩm tới đấy, đối tượng Lý Nguyễn Chung bị tuyên phạm tội Giết người, cướp tài sản (như lời y đã khai) thì mức hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, tại thời điểm gây án, Lý Nguyễn Chung nằm trong khoảng 14-16 tuổi. Nếu áp dụng quy định tại khoản 2, Điều 74 thì đối tượng này chỉ phải chịu mức án phạt cao nhất là 12 năm tù giam.
PV: Luật sư đánh giá thế nào về việc Lý Nguyễn Chung che dấu hành vi phạm tội, để ông Nguyễn Thanh Chấn phải chịu án oan trong 10 năm qua? Đây có phải là một tình tiết định khung tăng nặng theo luật pháp hay không?
Luật sư Hà Thị Thanh: Tâm lý chung của tội phạm thường là che giấu hành vi của mình và Lý Nguyễn Chung cũng không ngoại lệ. Như tôi đã nói, việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định tại điểm o, khoản 1, Điều 48, BLHS: có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
PV: Liên quan đến vụ án này, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã có Lệnh bắt khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với Lý Văn Chúc (SN 1950, bố của Lý Nguyễn Chung) về hành vi dọa giết bà Nguyễn Thị Lành (nhân chứng của vụ án). Vậy với hành vi đe dọa giết người, ông Lý Văn Chúc có thể phải nhận án phạt như thế nào?
Luật sư Hà Thị Thanh:Theo quy định tại Điều 103, tội đe dọa giết người có khung hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam. Đối với trường hợp của ông Lý Chúc, hành vi đe dọa giết người nhằm che giấu tội giết người của con trai nên có thể sẽ bị khởi tố theo quy định tại khoản 2, với mức hình phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.
Luật sư Hà Thị Thanh
PV: Luật sư đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc? Xin luật sư cho thêm ý kiến, nhận định khác qua vụ án oan "động trời" này?
Luật sư Hà Thị Thanh: Trong các vụ án hình sự, việc khởi tố, truy tố và xét xử oan sai đối công dân sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, không chỉ đối với cá nhân, gia đình người bị oan mà còn làm mất niềm tin trong dư luận xã hội. Đối với vụ án này thì những tổn thất của gia đình ông Chấn là rất lớn: cá nhân ông Chấn bị tù oan 10 năm, vợ ông Chấn phải vào viện tâm thần do kêu oan cho chồng, các con phải bỏ học, đánh mất nhiều cơ hội trong cuộc sống...
Những thiệt hại không thể bù đắp bằng vật chất được. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng đây là sẽ "hồi chuông cảnh báo" cho các cơ quan tiến hành tố tụng sau này, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải thật khách quan, nếu chưa đủ căn cứ thì "thà bỏ lọt tội phạm còn hơn làm oan sai".
PV: Xin cảm ơn luật sư!
Theo Giáo Dục Việt Nam
Vụ tử tù Hàn Đức Long "có vấn đề" Theo ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang - chắc chắn VKSND Tối cao, TAND Tối cao sẽ xem xét vụ án mà ông Hàn Đức Long bị tuyên tử hình một cách thấu đáo. Về vụ án "Giết người", "Hiếp dâm trẻ em" nghi oan sai của tử tù Hàn Đức...