Án oan 10 năm và những tranh cãi về nhân chứng mới
Nhiều người thắc mắc, nếu có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng, thì những thông tin mà nhân chứng cung cấp đã được cơ quan công an xác minh, điều tra chưa?
Phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung (27 tuổi, trú tại Lộc Bình, Lạng Sơn), kẻ sát hại chị Nguyễn Thị H. (trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) khiến ông Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan chục năm đã khép lại. Kẻ gây ra cái chết cho chị H. đã nhận sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, trong phiên tòa này có một thông tin khiến những người dự tòa cũng như người dân quan tâm đó là bà Nguyễn Thị Thu Hà (trú tại xã Song Mai, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) được triệu tập đến tòa với tư cách nhân chứng. Nhiều người thắc mắc, nếu có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng, thì những thông tin mà nhân chứng cung cấp trước tòa đã được cơ quan công an xác minh, điều tra chưa?
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng Lý Nguyễn Chung vô tội.
Những lời “tố” không bằng chứng
Trong ba ngày diễn ra phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung bất ngờ “ nóng”, khi nhân chứng mới là bà Nguyễn Thị Thu Hà trình bày thêm nhiều chi tiết mới liên quan đến vụ án. Theo đó, bà Hà cho rằng mình có căn cứ chứng minh Lý Nguyễn Chung không phải là hung thủ mà ông Nguyễn Thanh Chấn chính là hung thủ giết người thực sự. Cũng tại phiên tòa, bà Hà còn lý giải “suông” về tài sản của chị H. không phải là do Lý Nguyễn Chung cướp mà chính bà Hà là người “cầm cố” cho chị H. trước lúc bị giết. Cuối phiên xét xử, bà Hà còn đưa ra 14 căn cứ cho rằng ông Nguyễn Thanh Chấn là hung thủ giết người.
Bà Hà cũng đưa ra nhiều thông tin khẳng định, bà Thân Thị Hải (người đi kêu oan cho ông Chấn) có liên quan đến việc “chạy án” cho ông Chấn. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi bà Hà có ghi cuộc nói chuyện với bà Hải về những thông tin trên hay không thì bà Hà không đưa ra được bằng chứng xác thực mà chỉ nói suông.
Từ những lời nói không có chứng cứ của bà Hà trước tòa, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa cho rằng, những lời nói của bà Hà đưa ra tại tòa chỉ có tính chất suy diễn, chủ quan, không có căn cứ, không thể chấp nhận.
Cần xem xét động cơ của nhân chứng mới
Liên quan đến vấn đề trên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc HĐXX mời bà Hà đến dựa vào những lá đơn thiếu căn cứ là việc làm cẩn trọng quá mức. Luật sư Trương Anh Tú (đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, việc bà Hà có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng thì vẫn chưa có cơ sở nào để xác định bà ta là nhân chứng của vụ án. “Theo quy định của BLTTHS, người làm chứng là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình. Nhưng, bà Hà cũng cho biết, chưa về thôn Me bao giờ, không biết ông Chấn hay Lý Nguyễn Chung là ai, không đưa được bằng chứng chứng minh những điều mình nói là chính xác, không ở hiện trường ngày xảy ra vụ án. Tất cả chỉ là những suy đoán, xâu chuỗi vô căn cứ, do đó những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không có nhiều giá trị chứng minh, chứng cứ…”, luật sư Trương Anh Tú phân tích.
Video đang HOT
Cũng theo luật sư Tú: “Nếu bà Hà biết rõ ông Chấn không có tội, mà vẫn làm đơn bịa đặt ông Chấn phạm tội giết người và Lý Nguyễn Chung được bà Thân Thị Hải thuê để “chịu tội” thay cho ông Chấn, thì có dấu hiệu phạm tội vu khống. Việc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án…) là dạng hành vi đặc biệt của hành vi phạm tội vu khống”, luật sư Trương Anh Tú nói.
Luật sư Giang Hồng Thanh (đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, bà Hà nói trước tòa, đó là sau khi chị Nguyễn Thị H. bị sát hại, có người nói với bà Hà rằng Chung vẫn còn ở nhà đến… một năm sau mới vắng mặt tại địa phương. “Thông tin này khiến những người theo dõi phiên tòa vô cùng bất ngờ. Vì trong cáo trạng của VKS cho thấy, sau khi sát hại chị H., sáng hôm sau Chung đã kể lại sự việc cho bố mẹ và được khuyên đi trốn. Tôi không biết người cung cấp thông tin cho bà Hà có biết đích xác và khẳng định thông tin này hay không, nhưng sau khi tuyên án, HĐXX còn đưa ra kiến nghị đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ một số thông tin còn trái chiều. Và có lẽ thông tin này cũng được quan tâm xem xét…”, luật sư Thanh cho biết thêm.
Ông Chấn, bà Hải có thể khởi kiện dân sự bà Hà Xoay quanh thông tin diễn biến tại phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung, nhân chứng Nguyễn Thị Thu Hà đưa ra một số thông tin liên quan đến ông Chấn và bà Thân Thị Hải. Luật sư Giang Hồng Thanh cho biết, việc bà Hà đưa ra thông tin nếu sai cũng khó có thể xử lý về hình sự vì bà Hà có mặt với tư cách là người làm chứng và được pháp luật bảo hộ. Còn về trách nhiệm dân sự, nếu những lời “tố” này của bà Hà sai thì ông Chấn, bà Hải có thể xem xét khởi kiện dân sự.
X.Lĩnh- Q.Sơn
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ai đã đưa bản thú tội của ông Chấn cho bà Hà?
Nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà lấy đâu ra bản thú tội của ông Chấn để trình lên HĐXX phiên tòa xử Lý Nguyễn Chung?
Nhân chứng mới Nguyễn Thị Thu Hà lấy đâu ra "bản thú tội của ông Chấn" để trình lên HĐXX phiên tòa xử Lý Nguyễn Chung?
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (53 tuổi, trú tại xã Song Mai, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) - "nhân chứng" mới - chính là tâm điểm của phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung trong vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Sự xuất hiện của người phụ nữ này gây sự chú ý của dư luận vì trước khi phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung diễn ra, bà Hà đã có đơn đến các cơ quan tiến hành tố tụng, báo chí về kiến nghị làm rõ việc Lý Nguyễn Chung có phải là hung thủ giết chị Nguyễn Thị Hoan hay không.
Bà Hà còn đề nghị tạm hoãn việc chi trả 7,2 tỉ đồng bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn.
Để rộng đường dư luận cũng như xem xét khách quan, toàn diện vụ án, TAND tỉnh Bắc Giang đã có trả lời việc xem xét đơn kiến nghị của bà Hà tại phiên tòa xét xử Lý Nguyễn Chung.
Tại phiên tòa diễn ra từ ngày 21-23/7, trong phần trả lời thẩm vấn HĐXX, bà Hà cho rằng, Chung không phải là hung thủ giết chết chị Hoan mà chính là ông Nguyễn Thanh Chấn. Bà Hà cho rằng, Chung nhận tội thay và ông Chấn đã được "chạy án".
Theo bà Hà, phiên tòa ngày 6/3 vừa qua xét xử Lý Nguyễn Chung, bà Hà có ra nghe Chung khai về 2 chiếc nhẫn. Bà này cho rằng, chi tiết này vô lý vì 2 chiếc nhẫn đó đã được chị Hoan "cắm" cho bà này lấy 2 triệu đồng, trả nợ cho ông Chấn.
Bà Hà cho biết, giữa bà và chị Hoan có mối quan hệ làm ăn. Chị Hoan có kể với bà Hà về mối quan hệ với ông Chấn.
Buổi chiều cầm đồ chị Hoan có nói về việc mâu thuẫn và vay tiền để trả cho ông Chấn thì ngay tối hôm đó bị giết.
Hơn nữa khi ngồi nói chuyện với bà Thân Thị Hải (người giúp ông Chấn minh oan), bà Hải có nói rằng lúc vào trại giam, chị có dặn ông Chấn nhất định không được nhận tội giết người.
Khá bất ngờ khi trong tài liệu trình lên HĐXX phiên tòa Lý Nguyễn Chung, "nhân chứng" mới đã đưa ra "bản thú tội của ông Nguyễn Thanh Chấn".
Để bảo vệ quan điểm của mình, tại tòa, bà Hà đã đưa ra 14 căn cứ, đồng thời, để tăng tính thuyết phục, bà Hà còn nộp lên HĐXX "bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn" viết vào khoảng 1 tháng sau khi xảy ra vụ án mạng tại thôn Me năm 2003.
Liên quan đển " bản thú tội của ông Chấn", tại phiên tòa, chủ tọa đặt vấn đề: Tài liệu này, từ đâu bà Hà có? Bà Hà cho biết, bản tự thú này bà lấy từ một người trong gia đình bị hại.
Tuy nhiên tại tòa, những thành viên của gia đình bị hại đều bác bỏ và cho biết không cung cấp tài liệu này cho bà Hà.
Việc bà Hà đưa "bản tự thú của ông Chấn" vào trong các tài liệu của mình và nộp cho HĐXX vụ án Lý Nguyễn Chung nhằm làm tăng tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm rằng: Ông Chấn mới là hung thủ thực sự.
Theo quy định của pháp luật, đối với tài liệu, hồ sơ của vụ án, những người có quyền tiếp cận và có loại tài liệu này là các cơ quan tiến hành tố tụng, các luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các đương sự, bị cáo trong vụ án.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà không liên quan đến vụ án giết người ở thôn Me cách đây 10 năm, nhưng tại sao lại có "bản tự thú của ông Chấn"?
Tại tòa, gia đình bị hại đã phủ nhận việc cung cấp tài liệu này cho bà Hà. Chính điều này đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Ai là người cung cấp cho "nhân chứng" mới "bản tự thú của ông Nguyễn Thanh Chấn". Việc cung cấp tài liệu này cho "nhân chứng" mới với mục đích gì?
Liên quan đến lời khai của bà Hà tại tòa, tại phần tuyên án, chủ tọa cho rằng lời trình bày của bà Hà mâu thuẫn với một số nhân chứng và lời khai của Chung về chiếc nhẫn.
HĐXX kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra xác minh lời khai của bà Hà.
Chưa đủ căn cứ xử lý hình sự "nhân chứng" mới
Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng Luật sư Giang Thanh cho biết: Những lời khai của bà Hà đối với những sự việc trên là không có cơ sở pháp lý, nhưng vẫn chưa thể quy kết bà Hà đã có hành vi vu khống đối với ông Nguyễn Thanh Chấn và bà Thân Thị Hải.
Điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội Vu khống như sau: "Người nào bịa đặt, lan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm."
Đối với cấu thành của tội danh này, hành vi của người phạm tội phải là "biết rõ" điều mà họ nói ra là sai sự thật nhưng họ vẫn nói, nghĩa là mặc dù biết sự thật là A nhưng vẫn nói là B, thì họ mới có thể bị xử lý về tội danh này.
Theo VOV
Vụ án oan 10 năm: HĐXX kiến nghị xác minh lời khai "nhân chứng" mới Sáng nay (23/7), tại phiên tòa tuyên án đối với bị cáo Lý Nguyễn Chung, HĐXX TAND tỉnh Bắc Giang đã kiến nghị cơ quan điều tra, xác minh lời khai của bà Nguyễn Thị Thu Hà - người làm đơn gửi cơ quan chức năng "tố" ông Chấn có tội. Tại phiên tòa, HĐXX cho rằng, trong quá trình điều tra bổ...