Án oan 10 năm: Những ai bị bắt do “chắp bút” sửa hồ sơ?
Liên quan vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, ở tỉnh Bắc Giang, một phó CA huyện Việt Yên và một kiểm sát viên (chức vụ trưởng phòng) Viện KSND Bắc Giang đã bị khởi tố, bắt giam.
Ngày 9-5, CQĐT Viện KSNDTC đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Đặng Thế Vinh, Trưởng phòng 10, VKSND tỉnh Bắc Giang và ông Trần Nhật Luật, Thượng tá, Phó trưởng CA huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Cả hai bị can bị khởi tố, bắt giam để điều tra về hành vi “Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo Điều 300 BLHS, gây oan sai khiến ông Chấn phải chịu giam oan 10 năm tù.
Cùng ngày, Đại tá Nguyễn Văn Chức, Chánh văn phòng CA tỉnh Bắc Giang cho biết, khi CQĐT VKSND Tối cao thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Nhật Luật, CQCA chưa có quyết định xử lý về chức vụ và Đảng đối với ông này.
Ông Nguyễn Thanh Chấn ngày được trở về nhà. Ảnh: TL
Đối với bị can Đặng Thế Vinh, theo một lãnh đạo tại VKSND tỉnh Bắc Giang, các quyết định xử lý về chức vụ và Đảng đối với bị can này đã được làm theo đúng quy trình.
Trước đó, năm 2003, ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt giam, truy tố và bị tuyên án tù chung thân về hành vi giết người. Nạn nhân của vụ án là bà Nguyễn Thị Hoan, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Sau 10 năm ngồi tù, ông Chấn được minh oan, tuyên vô tội và hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung, ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã ra đầu thú, khai nhận toàn bộ hành vi giết bà Hoan để cướp tài sản.
Trong đơn kêu oan gửi các cơ quan chức năng, ông Chấn cho biết bị ép cung để nhận tội, mặc dù tại thời điểm xảy ra vụ án vào tối 15-8-2003, ông Chấn có bằng chứng ngoại phạm. Trong lá đơn này, ông Chấn cũng trình bày việc bị đe dọa đánh đập, bị ép buộc không cho ngủ đêm từ ngày 20 đến 28-9-2003. Ông Chấn trình bày: “Do sợ hãi hoảng loạn bị tra tấn đánh đập nên tôi đã phải nhận và làm những gì mà cán bộ CA bắt tôi phải làm theo nhưng thực tế không phải như vậy”…
Tại lá đơn gửi Văn phòng Chính phủ ngày 15-12-2005, ông Chấn cũng trình bày rõ ràng việc bị ép cung và bị những điều tra viên nào ép cung. Ông Chấn viết: “… các cán bộ Nguyễn Văn D, Ngô Đình D, Đào Văn B, Nguyễn Trung T, Trần Nhật L, thay nhau túc trực tôi suốt đêm này sang đêm khác không cho tôi về và không cho ngủ, dọa nạt ép buộc tôi thế này thế nọ… như cán bộ Ngô Đình D bắt tôi bảo để chuôi dao ở đâu…”.
Trong đơn ông Chấn còn trình bày rõ việc bị mớm cung: “Cán bộ Ngô Đình D đọc và bắt ép tôi viết đơn tự thú ngày 28-9-2003, thế là đến chiều chuyển tôi về trại kế ở Bắc Giang”…
Sau khi xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, CQĐT VKSNDTC đã khởi tố hai cán bộ trực tiếp thụ lý hồ sơ vụ án Nguyễn Thanh Chấn vào thời điểm 2003 là ông Trần Nhật Luật và Đặng Thế Vinh.
Điều 300 BLHS, quy định: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ 1-5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3-10 năm: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 7-15 năm.
(TheoPháp luật Xã hội
Bắt điều tra viên và kiểm sát thụ lý vụ Nguyễn Thanh Chấn
Sáng 9/5, Cơ quan điều tra Viện Kiểm nhân dân Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Trần Nhật Luật - Phó trưởng Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang) và ông Đặng Thế Vinh - Trưởng phòng 10, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về tội "Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án".
Theo đó, ông Luật nguyên là điều tra viên thụ lý chính vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Vào năm 2003, ông Luật cùng với 6 điều tra viên khác gồm: Ông Thái Xuân Dũng (nguyên Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra tỉnh Bắc Giang, hiện đang giữ chức Chánh Thanh tra Công an tỉnh Bắc Giang); Ông Lê Văn Dũng (nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra tỉnh Bắc Giang, hiện là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tỉnh Bắc Giang); ông Nguyễn Đình Dung (hiện là Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang); ông Nguyễn Trung Thành (hiện là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng, Công an tỉnh Bắc Giang) và một điều tra viên tên là Tân (đã mất) trực tiếp tham gia điều tra và chỉ huy điều tra vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn.
Ông Chấn trong ngày được trả tự do
Thời điểm đó, ông Đặng Thế Vinh chính là kiểm sát viên thụ lý chính vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn. Sau khi bị cơ quan điều tra kết luận phạm tội giết người và cơ quan tố tụng tuyên phạt án "Chung thân" về tội "Giết người", đến tháng 11/2013, ông Chấn mới được trả tự do sau khi đã chấp hành án phạt tù được 10 năm.
2 bị can bị khởi tố về tội "Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án" theo điều 300 Bộ Luật hình sự.
Trước đó, ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị án oan 10 năm tù về tội giết ngườiở Bắc Giang, đã có đơn tố cáo gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan tố tụng trung ương, đề nghị xử lý những cá nhân đã làm oan ông trong vụ án giết người năm 2003.
Trong đơn, ông Chấn tố cáo đích danh những cán bộ điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã dọa dẫm, ép ông nhận tội, ép ông diễn lại cảnh giết người cho thuần thục để dựng hiện trường. Ông Chấn cũng tố cáo một kiểm sát viên VKSND tỉnh Bắc Giang dọa dẫm, bắt ông ký vào các biên bản lời khai; tố cáo tòa án địa phương chỉ căn cứ vào hồ sơ, không để ý lời kêu oan của ông, dẫn đến tuyên bản án oan sai.
"Nay tôi đã được minh oan nhưng không hiểu vì sao các cán bộ công an trên vẫn công tác bình thường, vẫn chỉ huy cấp dưới đi bắt phạm nhân", đơn ông Chấn viết.
Ông Chấn trình bày: "Tôi làm đơn đề nghị, trước mắt đình chỉ công tác các công an, viện kiểm sát, tòa án thụ lý vụ án Nguyễn Thanh Chấn; điều tra, khởi tố các ông công an tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; điều tra, khởi tố về tội dùng nhục hình, tội ép cung và xử lý hình sự cả các ông ở Viện kiểm sát và tòa án".
Về vấn đề dân sự, ông Chấn cho biết 10 năm qua gia đình ông không làm ăn được gì, vợ ông suy nghĩ ốm đau, đi viện nhiều lần. Hiện ông cũng ốm đau, tinh thần chưa ổn định. Tiền gia đình tiếp tế cho ông toàn phải đi vay lãi, con cái không được học hành, tiếng xấu cả gia đình phải chịu...
"Một lần nữa đề nghị các cơ quan chức năng khẩn cấp làm sáng tỏ vụ án, bồi thường kinh tế kịp thời để gia đình tôi yên tâm lao động sản xuất, để người dân Bắc Giang và nhân dân cả nước yên tâm vào đường lối pháp luật của Nhà nước", đơn ông Chấn chốt lại.
Theo Giao thông vận tải/Người đưa tin
Gần 20 cán bộ làm oan ông Chấn chưa chắc sẽ "hạ cánh an toàn" Thực tiễn pháp lý trong thời gian qua có một nghịch lý là lấy lý do năng lực chuyên môn yếu kém hoặc lỗi vô ý thì những người tiến hành tố tụng làm oan người vô tội đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và khỏi phải hoàn trả tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị oan....