Án oan 10 năm: Hủy bản án, điều tra lại từ đầu
Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án.
Ông Nguyễn Thanh Chấn
Liên quan đến vụ án trên, chiều ngày 6/11, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã mở phiên tòa theo trình tự tái thẩm xem xét kháng nghị ngày 4/11 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về bản án đối với ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tù chung thân về tội danh giết người.
Theo đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã quyết định chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; tuyên hủy bản án hình sự phúc thẩm và sơ thẩm để điều tra lại vụ án lại từ đầu.
Hội đồng tái thẩm nhận định, sự việc ngày 25/10/2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung (cùng trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan vào tối 15/8/2003 để cướp tài sản là tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng tái thẩm sẽ gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
Video đang HOT
Trong thời hạn 15 ngày, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển cho Viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
Trước đó, ngày 4/11/2013, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có quyết định tạm đình chỉ thi hành án và trả tự do cho phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng cho biết, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can Lý Nguyễn Chung (24 tuổi, người thôn Me, đang sống tại Đắk Lắk) về tội giết người cướp tài sản.
Như VnMedia đã đưa tin, 10 năm trước (năm 2003), tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra một vụ án mạng. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan bị sát hại bằng hung khí với nhiều vết thương ở đầu mặt và bụng. Không lâu sau, Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bắc Giang) đã bắt và khởi tố ông Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người. Ông Chấn bị kết án chung thân. Tuy nhiên, sau nhiều lần ông Chấn kêu oan, cơ quan chức năng vào cuộc. Mới đây, sau 10 năm giấu mặt, đối tượng Lý Nguyễn Chung (người cùng thôn) đã ra đầu thú, nhận tội giết người.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Cách xác định tiền dùng đánh bạc
Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc gồm thu trực tiếp tại sòng, trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ dùng đánh bạc...
Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị bắt?
Theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự (tội Đánh bạc), người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Các trường hợp đánh bạc trái phép dưới mức quy định nói trên thì bị xử phạt hành chính.
Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc "trái phép" còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (thường gọi là casino). Theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng (casino) thì doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này có thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên người chơi thì chỉ có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các đối tượng khác bị cấm tham gia dưới mọi hình thức.
Tất cả các hành vi chơi số đề, cá độ bóng đá, tá lả, tổ tôm, chắn, 3 cây, xóc đĩa... nếu được thua bằng tiền hoặc hiện vật thì đều bị coi là đánh bạc. Nếu được thua bằng tiền từ 2 triệu đồng trở lên thì phạm tội đánh bạc. Ví dụ, một người chơi một số đề với số tiền 70.000 đồng nhưng trúng thưởng và được nhận 2.100.000 đồng thì đã phạm tội Đánh bạc và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, một người chơi một số đề với số tiền dưới 2.000.000 đồng (có thể tới 1.999.000 đồng) nhưng không trúng thì cũng không phạm tội Đánh bạc, tuy nhiên có thể bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc trái phép.
Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc. Nói cách khác, khi xử lý các vụ việc đánh bạc thì những người cùng tham gia đánh bạc với nhau bị xử lý với vai trò đồng phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền thu được trên chiếu bạc. Việc người này, người kia chơi nhiều, chơi ít không liên quan đến việc định tội mà chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt khi lượng hình. Ví dụ khi công an bắt một vụ đánh bạc thu được trên chiếu bạc là 10 triệu đồng thì dù trong chiếu bạc có người chỉ đặt cược một lần duy nhất trị giá 100.000 đồng (không phân hiệt lần đặt cược này thua hay thắng bao nhiêu) thì anh ta vẫn bị truy tố về tội đánh bạc với mức của đồng phạm là 10 triệu đồng.
Việc xác định tiền mang theo người của người chơi bạc dù chưa sử dụng có là tang vật hay không, pháp luật quy định như sau:
Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010 thì "Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc" bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Với hướng dẫn này thì tiền mang theo của người chơi bạc kể cả chưa sử dụng nhưng các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định sẽ được dùng để đánh bạc thì vẫn được coi là tang vật vụ án và bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. Để xác định tiền mang theo người sẽ được dùng để đánh bạc hay không các cơ quan tố tụng thường căn cứ lời khai của các nhân chứng, của các đồng phạm và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ. Lời khai của chủ tài sản chỉ là một trong các tình tiết để cơ quan tố tụng xem xét, đánh giá.
Theo VNE
Theo dấu kẻ giết người có "sở thích" hiếp, giết gái mại dâm (Kỳ 9) Trong khi một số nạn nhân tha thứ cho Gary Ridgway thì trước vành móng ngựa, tên sát nhân hàng loạt lại tỏ khuôn mặt tỉnh bơ, bình tĩnh lạ thường. Không phải tất các cô gái bước lên ô tô hung thủ đều bị giết (Ảnh minh họa) Tuy nhiên, khi đứng trước Hội đồng Thẩm phán để nói về bản thân,...