Án oan 10 năm: Giải mã tâm lý “nhận tội bừa” và “ép cung, dùng nhục hình”
“Tâm lý nhận tội bừa” của ông Nguyễn Thanh Chấn, việc ép cung, dùng nhục hình trong vụ án oan 10 năm được giải mã dưới góc độ tâm lý.
Ông Chấn nhất mực kêu oan và nói rằng, thời điểm ký tên nhận tội là do bị ép cung? Còn các điều tra viên trực tiếp tham gia điều tra vụ án thì một mực phủ nhận rằng họ không ép cung? PV có cuộc trao đổi với các chuyên gia tâm lý, xã hội học để cùng mổ xẻ những diễn biến tâm lý phức tạp của các “bên liên quan” trong vụ kỳ án này.
Sau khi chịu án oan 10 năm, ông Chấn được minh oan
Giải mã “tâm lý nhận tội bừa” của ông Nguyễn Thanh Chấn
Đó là ý kiến nhận định của chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn xung quanh tâm lý của một người không phạm tội, cũng ký nhận vào bản khai nhận. Ông Chấn đã kể trên nhiều tờ báo là bị ép, mớm cung, thậm chí còn được “dạy” để thể hiện hành vi, chi tiết thể hiện trong việc thực nghiệm hiện trường. Đối với một người bình thường, chưa từng va chạm với pháp luật, việc này sẽ dẫn đến hậu quả suốt ngày đêm không ngủ được. Tất cả những điều đó khiến ông Chấn mệt nhọc, không còn lối thoát nào cả, sự ức chế tâm lý lên đến đỉnh điểm. Trong tình trạng không còn lối thoát nào khác, bắt buộc ông Chấn phải ký vào bản nhận tội.
Vấn đề đặt ra là ông Chấn có bị ép cung thật hay không? Các điều tra viên viết tường trình nói họ không ép cung. Sự thật đến đâu? Diễn biến tâm lý thông thường của một con người, nếu không có tội, hiếm khi tự ký nhận là mình có tội cả. Khi buộc phải ký rồi, suốt 10 năm qua, ông Chấn viết thư về gia đình vẫn viết những lá đơn để gia đình gửi đi khắp nơi kêu oan. Nếu loại trừ trường hợp bị ép cung, mớm cung thì có lẽ ông Chấn có một tâm lý duy nhất nghĩ rằng: “Nếu nhận, khai bừa, khai theo ý của người hỏi cung thì khả năng mình sẽ được giải thoát”. Tâm lý này xuất hiện khi con người ta không hiểu biết pháp luật, có sự nhầm lẫn. Chính bản thân ông Chấn trong chia sẻ với dư luận cũng nghĩ rằng “nếu khai ra thì chỉ bị khoảng 12 năm tù”. Có thể đó là một trong nguyên nhân khiến ông Chấn ký nhận tội.
Mặt khác nó còn là tâm lý chung của nhiều người khi bị tạm giam rằng “thôi cứ khai bừa đi thì có khi lại được nhẹ tội” nhưng họ không hiểu đã khai là nhận tội. Mà nhận tội là xử lý theo pháp luật. Khi đó, họ cứ nghĩ khai thành khẩn thì được giảm tội, chỉ đến khi bị xử án và lấy cái đó ra làm tội thì họ bắt đầu sợ và thấy rằng lúc đó họ nghĩ sai, nhưng nghĩ sai mà giấy trắng mực đen rồi… “Bút sa gà chết rồi”. Ông Chấn thì bảo bị ép cung, còn các điều tra viên nói không có chuyện ép cung. Bên bảo có, bên bảo không trong khi đó sự việc đã diễn ra 10 năm không chứng cứ, bây giờ, chắc chắn diễn biến tâm lý của họ rất khác nhau? Chuyên gia Nguyễn An Chất phân tích: “Tâm lý của người không phạm tội mà nhận tội, thì chỉ là hy vọng rằng nhận thì sẽ không bị tù nhiều và nhanh chóng trở về với gia đình. Một suy nghĩ dễ nảy sinh tại thời điểm đó là “ký cũng chết mà không ký cũng chết” nên cứ ký bừa đi.
Ông Chấn thắp hương trước bàn thờ tổ tiên sau khi ông đã được trả tự sau 10 năm chịu án oan
Điều đó lý giải vì sao, ông Chấn cũng đã mấy lần tự tử. Hơn nữa, tâm lý đang bị tạm giam, bị tách rời khỏi cộng đồng, người ta cần chia sẻ, muốn nói lên sự thật nhưng lại không có chỗ nào để nói cả. Ở thời điểm đó, họ thấy có lẽ nhận tội là xong chuyện và may ra thoát tội, may ra án nhẹ. Cái đó là cầu khẩn, mong muốn của người ta. Còn với các điều tra viên, nếu họ có ép cung thật mà họ không nhận là vì vị trí, vì quyền lợi của bản thân cùng với nó là thừa nhận sự yếu kém về chuyên môn của mình. Nếu giấu giếm được việc ép cung, họ sẽ hoàn thành việc phá án nhanh, được khen thưởng, được thăng tiến…”.
Nhiều “đạo diễn” cho một “kịch bản” án nghi oan
Chuyên gia xã hội học, TS. Trịnh Hoà Bình cho rằng: Nếu xét dưới góc độ suy diễn tâm lý, phân tích những ứng xử của con người với con người, có thể đặt câu hỏi vì sao ông Chấn có thể vẽ được, diễn được, kể lại được quá trình phạm tội của mình, vì sao những lời khai của ông lại trùng khớp với lại diễn biến vụ án, mặc dù trước đây ông Chấn không biết gì cả? Chắc chắn phải có nhiều “đạo diễn”, cùng nhau xây dựng kịch bản ấy. Có thế, hồ sơ của ông Chấn mới “hoàn hảo” tại cơ quan điều tra như vậy.
Video đang HOT
Cụ thể, tâm lý của cán bộ điều tra là làm “khép” hồ sơ ở giai đoạn điều tra, có ký nhận của ông Chấn là… xong. Tức ông Chấn không thể chối cãi được và không có chứng cứ thì không thể tìm ra chuyện ép cung. Chắc chắn, ông Chấn bị một áp lực tâm lý rất khủng khiếp, hoặc có thể bị rơi vào hoảng loạn. Điều này, cũng dễ hiểu bởi chỉ nghĩ đến việc chuyển trại giam, không ăn, không ngủ, rồi bị “đầu gấu” trong trại đánh thôi cũng đủ để sợ hãi rồi.
Chưa kể việc bị đe dọa, hoặc thỉnh thoảng họ “dụ dỗ” rằng nếu khai thành khẩn, hoặc ký vào bản nhận tội thì sẽ được giảm tội, nhanh về nhà. Theo đó, trong trạng thái đang hoảng loạn thì cho dù không có tội nhưng họ sẽ vẫn ký vào biên bản lấy cung”.
Việc 6 điều tra viên đồng loạt phủ nhận việc họ đã ép cung, mớm cung, dùng nhục hình để ép ông Chấn nhận tội giết người được diễn tả như thế nào? TS.Bình thẳng thắn: “Người ta vì quyền lợi của mình trước nên mới vậy. Tâm lý của các điều tra viên là phá án nhanh, để đồng đội không thể khinh thường, để thăng tiến. Trong vụ án này, người có trách nhiệm cao nhất là ông Văn Minh- khi đó là Phó giám đốc công an Bắc Giang, bây giờ là Giám đốc. Ông ta không trực tiếp hỏi cung. Ông ta là người giỏi về tâm lý tội phạm, nhưng chưa thực sự giỏi về tâm lý người bình thường nên mới dễ dàng ký vào biên bản điều tra để gửi sang các cơ quan công tố. Đương nhiên, người ký này là người phải chịu trách nhiệm cao nhất khi phải điều tra xem có đúng lời khai của ông Chấn là đúng không và kíp điều tra đó có ép cung ông Chấn không?”.
Tâm lý “khoán việc” dẫn đến ép cung, nhục hình
Tiến sĩ xã hội học Lưu Hồng Minh, Học viện Báo chí tuyên truyền nhìn nhận: “Dưới góc độ xã hội, khi các công việc được giao khoán cộng thêm sức ép về thời gian, thì không chỉ có ở Việt Nam mà ngay cả nhiều nước trên thế giới, việc người khác can thiệp vào để làm sai lệch kết quả vụ án là điều có thể xảy ra. Xét ở vụ án này, có hay không việc ép cung, mớm cung thì cần phải điều tra rõ ràng, nhưng ở dưới góc độ xã hội học thì mọi điều đều có thể xảy ra.
Đối với các điều tra viên, khi đang trong quá trình điều tra, họ bị sức ép về thời gian hoàn thành vụ án, khi chưa tìm được hung thủ thực sự mà lại có chứng cứ (dấu chân) “tố ông Chấn” thì theo logic, họ sẽ nghĩ ông Chấn chắc chắn là hung thủ. Đồng thời, họ coi ông Chấn chối tội cũng hết sức bình thường, vì hầu hết các tội phạm đều chối tội của mình, khi chưa có chứng cứ rõ ràng.
Theo đó, có thể vì thế những điều tra viên này sẽ phải đi theo hướng ép cung, hoặc dùng nhục hình để buộc tội ông Chấn. Quan trọng nhất bây giờ là với những người cầm cân nảy mực, phải có sự tỉnh táo, phải có sự xem xét, phân tích từ nhiều khía cạnh để làm sáng tỏ vấn đề.
Điều bình thường và bất bình thường
Thực sự, muốn điều tra kíp điều tra viên có ép cung hay không cần phải có một bộ phận làm độc lập. Bởi, họ đã có tâm lý che giấu, ép cung ngay từ đầu, bây giờ không có chứng cứ, chỉ lời khai của ông Chấn, điều tra viên phủ nhận ép cung là tâm lý thường thấy. Họ không nhận là tâm lý bình thường, còn họ nhận mới là tâm lý bất bình thường.
Theo Đơi sông & Phap luât
Vụ 10 năm oan sai: Pháp luật không phải là mớ rau
Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết tội oan trong vụ án giết người đã rõ. Hung thủ Lý Nguyễn Chung - kẻ giết người - đã ra đầu thú. Dư luận những tưởng mọi chuyện đã hai năm rõ mười, nhưng việc phân minh "hậu" hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên lại rơi vào câu hỏi vì sao lại tái thẩm mà không giám đốc thẩm?
Dư luận đang quan tâm đến vấn đề: Ông Nguyễn Thanh Chấn có bị điều tra viên (ĐTV) Công an Bắc Giang ép cung, dựng kịch bản và dùng nhục hình? Ông Chấn nói có, các ĐTV nói không. Vậy, câu hỏi được đặt ra: Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn lại nhận tội?
Báo đã nhận được nhiều hiến kế của bạn đọc cho câu hỏi đã được đặt ra. Người là luật sư, người đang công tác trong cơ quan tố tụng, kể cả những người - cũng tự nhận rằng - không am hiểu lắm về luật, nhưng vì thấy quá vô lý khi ông Chấn bỗng dưng nhận tội giết người, nếu ông không phải là con duy nhất của liệt sĩ thì án tử hình đã "giáng" xuống đầu ông từ chục năm trước.
Dư luận bức xúc án oan sai là điều dễ hiểu. Bài thơ "Nhật ký trong tù" đã nói thay lòng người đang đau với nỗi đau của ông Chấn - người đã chịu án tù oan 3.600 ngày có lẻ: "Một ngày tù nghìn thu ở ngoài/ Lời nói người xưa đâu có sai/ Sống khác loài người vừa bốn tháng/ Tiều tụy còn hơn mười năm trời".
Việc các ĐTV phủ nhận việc ép cung, dùng nhục hình để buộc ông Chấn phải nhận tội, cũng là điều dễ hiểu. Họ sợ ảnh hưởng đến "cái ghế của mình đang ngồi... làm sao họ đủ lý trí, dũng cảm để nhận rằng mình đã sai. Rồi sẽ rơi vào "điệp khúc, nào lại là yếu tố khách quan, là trình độ có hạn, rồi lại sẽ là rút kinh nghiệm và....đủ thứ "rồi lại".
Trong lịch sử ngành tư pháp nước ta, hãy làm phép tính cộng, công khai trước dư luận để biết rằng đã có bao nhiêu ĐTV, kiểm sát viên và thẩm phán trong những vụ án oan sai đã bị mất chức, bị khởi tố trước pháp luật?
Trước khi có Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (1.1.2010), Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 17.3.2003, đã ban hành Nghị quyết 388, quy định bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Điều 18: Áp dụng nghị quyết để giải quyết bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan.
Theo nghị quyết này, những người bị kết án oan mà bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật từ ngày 1.7.1996 thì được áp dụng bồi thường theo nghị quyết này.
Với những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trước ngày 1 tháng 7 năm 1996 nếu có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đã được cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, tiếp nhận trước ngày nghị quyết này có hiệu lực nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết, thì áp dụng nghị quyết này để giải quyết.
Phải nói rằng, những người bị án oan hơn chục năm về trước, khi Nghị quyết 388 chưa được ban hành, họ chỉ biết âm thầm cầm tờ quyết định "trả tự do". Việc minh oan công khai, khôi phục danh dự cho người bị hàm oan tại nơi cư trú hay nơi làm việc cũng chỉ là điều... trong mơ.
Người tù oan trong bộ phim "Nếu anh thề bảo vệ công lý" của Hungary cay đắng nói: Khi tôi bị bắt thì đầy đủ các cơ quan, ban bệ, khi tôi ra tù chỉ với tờ quyết định trả tự do. Trong con mắt mọi người, tôi vẫn là kẻ đi tù.
Ngay cả những quy định về "khôi phục danh dự"- điều 4 của Nghị quyết 388 như: "Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp, trừ trường hợp người bị oan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu không đăng báo", cũng là sự hiếm hoi đã được các cơ quan tố tụng thực hiện.
Ông Chấn sẽ còn phải đối mặt với con đường dài đi tìm công lý
Để nhận được số tiền bồi thường cũng gian nan không kém... hành trình "ngồi tù oan", nào thương lượng, nào "mặc cả"... rồi sự thiệt thòi vẫn thuộc về con người cụ thể - tập thể gây oan sai vẫn là số đông. Và trong trường hợp bồi thường oan sai thì số đông bao giờ cũng thắng.
Ngày 6.11, Hội đồng tái thẩm TANDTC đã tuyên hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên án tù chung thân về tội giết người đối với ông Nguyễn Thanh Chấn.
Trước câu hỏi của dư luận: Vì sao không kháng nghị giám đốc thẩm mà lại tái thẩm, ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện KSNDTC chia sẻ "Tôi cũng rất tiếc có một số người có ý kiến về việc tái thẩm hay giám đốc thẩm. Nhưng việc tái thẩm và giám đốc thẩm khác nhau như thế nào? Tôi nói rõ, tái thẩm là khi có những tình tiết mới mà tòa không biết, tình tiết đó làm thay đổi bản chất vụ án. Trong vụ này, có sự xuất hiện của đối tượng Lý Nguyễn Chung. Tuy tòa chưa tuyên, nhưng khả năng phạm tội của đối tượng Chung là khá rõ ràng...".
Nhưng ông Vũ Đức Khiển - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - lại bày tỏ quan điểm với đề xuất: Kháng nghị giám đốc thẩm vụ án, bởi:
-Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, kể cả thời gian ở trong nhà tù, ông Chấn đều đã tố cáo bị đánh, nhục hình, truy bức mớm cung, thậm chí còn được "huấn luyện" để diễn lại quá trình phạm tội-dựng lại hiện trường do cơ quan điều tra tiến hành.
-Luật sư đã trưng nhiều bằng chứng, chứng minh ông Chấn không phạm tội giết người.
- Hung thủ Lý Nguyễn Chung đã ra đầu thú.
Ông Vũ Đức Khiển nhấn mạnh: "Đến đây thì tôi cho rằng, đã có đủ căn cứ quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2004 để kháng nghị giám đốc thẩm đối với hai bản án trên. Cụ thể là: Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Vợ ông Chấn đã có đơn tố cáo hung thủ là Lý Nguyễn Chung từ lâu, nhưng rất tiếc cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét, nay hung thủ đầu thú thì không thể coi là tình tiết mới xuất hiện, để kháng nghị tái thẩm theo Điều 291 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2004.
Vậy "kịch bản" nào trong trường hợp án oan này: Tái thẩm hay kháng nghị giám đốc thẩm? Để phù hợp với những điều khoản của Bộ luật Tố tụng hình sự?
"Nếu kháng nghị giám đốc thẩm vụ án thì việc minh oan, bồi thường cho ông Chấn sẽ sớm khép lại, còn nếu tái thẩm thì việc minh oan cho ông Chấn sẽ kéo dài, kể cả việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Và quyết định tái thẩm sẽ "giúp" TANDTC "thoát" khỏi trách nhiệm bồi thường cho ông Chấn. "Kịch bản" nào cũng có "cái được", "cái mất".
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sẽ giám sát "hậu" vụ án này. Ngày 4.11.2013, Văn phòng Chủ tịch Nước có công văn số 1443 gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, thông báo ý kiến của Chủ tịch Nước.
Chúng ta hãy chờ đợi một sự phán quyết, với hy vọng: Đúng luật, hợp lòng dân.
Theo Lao động
Án oan 10 năm: Lấy lại lời khai tìm chứng cứ ép cung Dù đã ra tù nhưng ôngNguyên Thanh Chấn mới chỉ là được tạm tha, chứ chưa phải vô tội. Trải qua một phiên tòa nữa để xử nghi phạm Lý Nguyễn Chung sau đó mới chứng minh được ông Chấn vô tội. Để gỡ tội cho ông Chấn, theo các cán bộ điều tra và luật sư, cần lấy lại lời khai của...